Branding Marketing (Tiếp thị thương hiệu) là một chiến lược quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách tập trung vào việc xây dựng hình ảnh toàn diện của thương hiệu nói chung. Về cơ bản, đây là cách thương hiệu kể câu chuyện về dịch vụ hoặc sản phẩm thông qua việc tôn vinh và định hình rõ nét những đặc điểm tiêu biểu của thương hiệu. Hãy cùng CAS Solution tìm hiểu sự khác biệt giữa Branding – Marketing và cách xây dựng Brand Marketing thành công!

branding marketing

Branding Marketing là gì?

Brand Marketing được đánh giá là quá trình tạo dựng và quảng các giá trị vô hình như tên gọi và độ uy tín của thương hiệu, giá trị sản phẩm của thương hiệu,…Bên cạnh đó công việc này cũng được xem như một xu hướng trong Marketing hiện đại.

Hiểu theo nghĩa khác, Brand Marketing không chỉ làm cho thương hiệu nổi bật mà còn tạo ra một liên kết cảm xúc chặt chẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Brand chính là những gì người khác nói về thương hiệu của bạn khi mà bạn không ở đó.

Bạn không nên nhầm lẫn khái niệm về Brand Marketing và Branding. Bởi đây là 2 hoạt động hoàn toàn khác nhau. Brand Marketing tập trung vào tái định nghĩa thương hiệu còn Branding chỉ tập trung vào các hoạt động xây dựng thương hiệu.

brand marketing

Điểm khác biệt giữa Brand Marketing và Trade Marketing

Nói về bản chất thì 2 khái niệm này đều mang những đặc tính khác biệt rõ rệt.

Trong khi Brand giúp thương hiệu thâm nhập sâu vào tâm trí khách hàng thì Trade Marketing lại giúp thương hiệu giành được nhiều thiện cảm hơn từ việc tối ưu hóa lợi thế từ các điểm bán hàng.

Trade Marketing tập trung vào truyền tải giá trị của thương hiệu thông qua các hoạt động như nghiên cứu thị trường bán, quy trình bán hàng, chăm sóc khách hàng và cả truyền thông tin tại điểm bán. Ngược lại, làm Brand Marketing là quá trình làm khách hàng nhớ, tin tưởng, gắn bó và yêu quý thương hiệu của mình nhờ việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu và các hoạt động truyền thông khác.

Để phân biệt 2 khái niệm này với nhau, bạn cần hiểu rõ về đối tượng, mục tiêu, vai trò và kênh phân phối của mỗi hoạt động marketing.

Quy trình tạo nên chiến lược Brand Marketing hiệu quả

Để đứng vững trên thương trường và đánh bại đối thủ cạnh tranh, hầu như doanh nghiệp nào cũng có chiến lược marketing brand hiệu quả. Muốn có một chiến thuật marketing thương hiệu đỉnh cao nhất định không bỏ sót bỏ lỡ những công việc cần làm như:

Bước 1 – Thấu hiểu tâm lý người dùng mục tiêu

Yếu tố đầu tiên, mà nhà Marketing hay doanh nghiệp nào cũng phải bắt buộc thực hiện đó chính là thấu hiểu và đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Điều này yêu cầu bạn cần phải nhận diện đúng và thấu hiểu chân dung khách hàng mục tiêu.

  • Xác định phân khúc thị trường: Xác định sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp bạn đang hướng đến phân khúc thị trường nào? Bạn cần đào sâu nghiên cứu nhu cầu và xác định nhóm người mục tiêu có giá trị nhất đối với thương hiệu. Như vậy quá trình xây dựng branding marketing sẽ trở nên thuận lợi hơn. Kết quả khi xác định phân khúc thị trường mục tiêu phải đảm bảo 5 tiêu chí như: nhân khẩu học, thái độ, hành vi, nhu cầu và tâm lý tính cách.
  • Khám phá Insight khách hàng: Insight được hiểu là một tâm tư thầm kín, sâu sắc, nằm ẩn trong tâm trí người tiêu dùng, mà khi chạm vào đó, doanh nghiệp sẽ khiến cho họ dễ mở lòng, thay đổi suy nghĩ và hành động theo cách mà bạn mong muốn. Hiểu đúng insight là yếu tố cực kỳ quan trọng, tiên quyết cho các bước tiếp theo bạn xây dựng thương hiệu.
  • Thấu hiểu toàn diện: Không chỉ thấu hiểu về nhân khẩu học, hành vi và thái độ, mà phải hiểu cả về lối sống, thói quen sử dụng truyền thông internet, thói quen sử dụng ngành hàng, động cơ, tác động, rào cản sự lựa chọn.

Bước 2 – Lên kế hoạch và chiến lược thương hiệu

Sau khi thấu hiểu khách hàng, bước tiếp theo là bạn cần lên kế hoạch định chiến lược thương hiệu. Doanh nghiệp cần hoạch định, thực thi chiến thuật với sự phân tích kỹ lưỡng về cơ hội, thử thách và đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, bạn phải xác định rõ trọng tâm cần giải quyết và đặt mục tiêu hiệu quả. Hai chiến lược phổ biến được chuyên gia đánh giá cao và được triển khai hiệu quả hiện nay như:

  • Hoạch định chiến lược định vị thương hiệu

Luôn luôn định vị thương hiệu một cách sắc nét nhất trong tâm trí khách hàng. Một chiến lược định vị tốt sẽ tạo ra sự khác biệt độc đáo, tách biệt thương hiệu bạn ra khỏi đám đông, dễ dàng thúc đẩy hành vi mua khách hàng hơn.

  • Hoạch định chiến lược danh mục thương hiệu

Các thương hiệu trong cùng một doanh nghiệp sẽ được định vị khác nhau và đóng vai trò chiến lược khác nhau trong danh mục thương hiệu. Sự phân biệt rõ ràng giữa sản phẩm con, thương hiệu phòng thủ, thương hiệu mở rộng giúp quản lý danh mục thương hiệu một cách hiệu quả hơn.

Bước 3 – Thực hiện hoạt động Marketing thương hiệu

Tiếp theo, là thực thi Marketing thương hiệu được triển khai thông qua một loạt các hoạt động: phát triển sản phẩm mới, quảng cáo truyền thông kích hoạt branding marketing.

  • Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Để tăng trưởng và phát triển vững mạnh đòi hỏi công ty hoặc ngành hàng không ngừng tạo ra các sản phẩm mới. Những sản phẩm mới sẽ được đầu tư nghiên cứu để ra đời nhằm kích thích tính tò mò và nhu cầu người dùng. Đồng thời, ta phải luôn cải tiến sản phẩm dù là công thức, bao bì, thông số kỹ thuật hay đột phá lớn cũng có tầm quan trọng về dài hạn và cần được đầu tư thay đổi mỗi năm. Nhiệm vụ quảng cáo truyền thông là đưa thông điệp thông tin sản phẩm đến gần với người tiêu dùng hơn. Doanh nghiệp ứng dụng chiến social media để quảng bá, xây dựng thương hiệu một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm được chi phí nhất. Kết quả truyền thông chính là tạo được độ nhận biết thương hiệu, thấu hiểu thông điệp, kích thích nhu cầu, gia tăng sự yêu thích, thúc đẩy hành vi mua,…
  • Hoạch định chiến lược tiếp thị số: Phương tiện kỹ thuật số hay còn gọi là Digital Marketing có khả năng tiếp cận tương tự như truyền thông. Ngoài ra, tiếp thị số còn có khả năng tạo tương tác và kích hoạt với những trải nghiệm thực tế ảo, tiếp thị di động, khuyến mãi,…Lợi thế của nó là bạn dễ dàng đo lường hiệu chỉnh và điều chỉnh trong một khoảng thời gian thật. Digital là một loại ‘vũ khí’ lợi hại trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, chỉ cần doanh nghiệp nắm được phương thức vận hành chắc chắn sẽ rút ngắn được khoảng cách thành công.
  • Tạo ra trải nghiệm mới mang dấu ấn thương hiệu: Kích hoạt branding marketing được hiểu ở đây tạo ra trải nghiệm, cho người dùng được trực tiếp cảm nhận được” nghe-thấy-chạm-ngửi-nếm” để thật sự cẩm được thông điệp. Doanh nghiệp cần có sự nhuần nhuyễn giữa truyền thông và kích hoạt để tạo ra một chiến dịch thương hiệu toàn diện, tối ưu trải nghiệm, khả năng tiếp cận và ngân sách.

Bước 4 – Kích hoạt các hoạt động hỗ trợ Marketing

Muốn Brand Marketing thành công, bạn cần các hoạt động hỗ trợ từ kênh phân phối. Sản phẩm và thương hiệu cần được bao phủ trên nhiều kênh bán hàng và khu vực địa lý hay còn được biết đến là cuộc chiến phân phối. Quan trọng là làm cách nào để đạt được sự ủng hộ từ nhiều nhà bán lẻ và được trưng bày nổi bật để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Bất kỳ sản phẩm thương hiệu nào dù có tốt đến mấy mà không đến được tay người tiêu dùng thì cũng trở nên vô nghĩa. Không chỉ là việc sở hữu hệ thống phân phối lớn,  mà còn là về việc áp dụng một chiến lược phân phối thông minh, tập trung vào từng khu vực có đối tượng mục tiêu.

Trong bối cảnh thị trường ngày càng phức tạp và cạnh tranh, doanh nghiệp cần tối ưu hóa hệ thống để đảm bảo rằng nó không chỉ phản ánh đúng hướng thương hiệu mà còn phù hợp với đặc điểm của thị trường, đồng thời giúp tối ưu chi phí vận hành.

Bước 5 – Đo lường và điều chỉnh

Đo lường là bước cực kỳ quan trong nhưng lại có rất nhiều doanh nghiệp đã vô tình bỏ qua bước này.

Việc đo lường nằm hiệu quả cuối cùng nằm ở doanh số bán được, thế nhưng bạn cần thêm những chỉ số đo lường khác, để biết được gốc rễ vấn đề xảy ra ở đâu, xảy ra như thế nào và có thể làm gì để khắc phục được.

Thông qua mỗi lần đo lường và tối ưu hiệu quả giúp bạn nhìn nhận ra rất nhiều vấn đề hơn, và từ đó cải thiện cho những chiến dịch về sau hiệu quả hơn. Một vài thông số cho bạn thực hiện đo lường như: Đo lường mức độ phủ sóng trên thị trường, đo lường hành vi người tiêu dùng.

Case Study về các chiến lược Brand Marketing đột phá nhất

Chiến lược tiếp thị thương hiệu từ McDonald’s

McDonald’s là một trong những thương hiệu nổi tiếng được công nhận trên toàn cầu. Chiến lược tiếp thị thương hiệu của họ chủ yếu dựa vào sự nhất quán của thương hiệu. Những mái vòm màu vàng của họ ngay lập tức đánh dấu thương hiệu ở mọi nơi như Mỹ, Ấn Độ đến Úc, và mọi người liên tưởng thương hiệu với cảm giác hạnh phúc.

Logo của họ vẫn giữ nguyên đặc điểm tương tự giống nhau và các khẩu hiệu tiếp thị của họ đã không ngừng tiếp thị cùng một thông điệp: Chúng tôi làm bạn hài lòng.

Bài học: Khi tạo một chiến lược tiếp thị thương hiệu, hãy tập trung vào một tầm nhìn dài hạn. Bạn không cần phải thay đổi màu sắc thiết kế mỗi khi bạn tạo một chiến dịch tiếp thị. Trên thực tế, điều này có thể gây hại nhiều hơn vì sự không nhất quán và những thay đổi đột ngột có thể sẽ khiến khán giả của bạn bối rối.

Chiến lược tiếp thị thương hiệu từ Nike

Chiến lược tiếp thị thương hiệu của Nike không chỉ xoay quanh việc bán một sản phẩm mà còn là bán một câu chuyện. Từ trang web đến mô tả sản phẩm cho đến phương tiện truyền thông xã hội, Nike tận dụng mọi cơ hội để đưa ra một câu chuyện về sản phẩm, sự khởi đầu hoặc ý tưởng của họ.

Bài học: Thêm yếu tố kể chuyện vào thương hiệu hoặc cung cấp cho khách hàng một nền tảng của câu chuyện kinh doanh. Câu chuyện của bạn không cần phải có tính đột phá. Chỉ bạn cần giải thích nơi bạn bắt đầu và cung cấp cho khách hàng điều gì đó liên quan – điều này có tác động lớn hơn so với việc chỉ bán một sản phẩm.