Xây dựng chiến lược marketing là hoạt động không thể thiếu trong hoạt động Quản lý chiến lược và Quy trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy Chiến lược Marketing là gì, có ý nghĩa như thế nào và bao gồm những giai đoạn nào? Để nắm được cách thức xây dựng chiến lược marketing hiệu quả, xin mời bạn đọc tìm hiểu bài viết dưới đây.
Chiến lược marketing là gì?
Theo Philip Kotler đã định nghĩa thì “Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống marketing mix và mức chi phí cho marketing”.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng, chiến lược thực hiện marketing là kế hoạch dài hạn, dựa trên số liệu của kinh tế vĩ mô, hành vi người dùng nhằm tìm kiếm ra thị trường mục tiêu, phương án tiếp cận các đối tượng tiềm năng sao cho phù hợp với ngân sách đã đề ra. Nhằm hướng tới mục đích chính là thu hút được nhiều khách hàng tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ nhiều nhất có thể.
Một chiến lược Marketing tốt giúp chặng đường đạt được mục tiêu kinh doanh gần hơn đáng kể.
Những vấn đề mà chiến lược marketing cần giải quyết
Về cơ bản, một chiến lược marketing hiệu quả sẽ giải quyết những vấn đề sau:
-
Xác định thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến.
-
Xác định nhóm khách hàng mục tiêu của công ty là ai.
-
Định vị sản phẩm/dịch vụ của công ty, định hướng chiến lược cạnh tranh.
-
Những vấn đề liên quan đến sản phẩm, giá, kênh, truyền thông… như thay đổi, nâng cấp, cải tiến.
Vì sao cần phải xây dựng chiến lược marketing?
Việc xây dựng chiến lược marketing hiệu quả sẽ như một “kim chỉ nam” giúp doanh nghiệp của bạn đi đúng hướng và tiến đến mục tiêu nhanh và vững chắc hơn. Trước hết, Marketing Strategy sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu. Từ đó lựa chọn được phương án marketing phù hợp, góp phần giúp doanh nghiệp đi đúng đường trong khâu phát triển, đưa sản phẩm ra thị trường và hạn chế tối đa được những tổn hại về ngân sách.
Các chiến lược marketing cơ bản
Chiến lược marketing thường được xây dựng, phân tích theo 3 loại hình cơ bản:
Chiến lược Marketing đại trà
Đúng như với tên gọi, loại hình chiến lược marketing đại trà sẽ hướng đến phạm vi thị trường rất rộng, nghĩa là nếu theo phương thức này, doanh nghiệp sẽ chấp nhận bỏ đi điểm khác biệt trong từng phân khúc thị trường. Lúc này, doanh nghiệp sẽ hướng đến mục tiêu giúp sản phẩm/dịch vụ bao phủ toàn bộ thị trường, chứ không chỉ trong một vài phân khúc lẻ tẻ.
Bởi thị trường bao phủ rộng nên marketing đại trà sẽ phù hợp với các sản phẩm sản phẩm hướng đến số đông, giá thành rẻ, đánh vào nhận thức của nhiều người. Khi áp dụng chiến lược marketing đại trà, doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích như:
-
Bao phủ số lượng lớn khách hàng
-
Ít rủi ro
-
Chi phí cho khâu nghiên cứu thị trường, PR quảng bá, sản xuất thấp
-
Doanh số bán hàng sẽ rất lớn bởi thị trường rộng lớn
Tuy nhiên, chiến lược này chỉ thật sự thành công khi khách hàng ít nhận thấy rõ sự khác biệt trong sản phẩm của từng thương hiệu nên rất phù hợp cho những sản phẩm có tính phổ thông như gạo, thuốc lá, cà phê, ngũ cốc…
Chiến lược Marketing phân biệt
Marketing phân biệt trong tiếng Anh là differentiated marketing strategy, thường tập trung vào quá trình nghiên cứu thị trường bởi khi sử dụng chiến lược marketing này, doanh nghiệp cần tham gia vào phần lớn các giai đoạn thị trường để có thể đưa ra các chương trình marketing cụ thể riêng biệt, phù hợp với từng giai đoạn.
Loại hình marketing phân biệt này phù hợp với các doanh nghiệp cung cấp nhiều loại hình sản phẩm cùng một thời điểm. Và tuỳ theo sản phẩm sẽ có các chính sách giá bán, khuyến mại theo từng chương trình riêng để tiếp cận dễ dàng đến một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể.
Các doanh nghiệp có định hướng phát triển theo hướng chuyên môn hóa sản phẩm, thị trường và mong muốn tạo sự bao phủ ở hầu khắp các phân khúc thường sẽ lựa chọn hình thức marketing phân biệt.
Khi áp dụng chiến lược marketing phân biệt, doanh nghiệp sẽ đạt được những lợi ích như:
-
Thỏa mãn tốt nhu cầu của từng nhóm đối tượng mục tiêu
-
Đa dạng hoá sản phẩm và tạo độ phủ sóng rộng khắp.
Tuy nhiên, nguồn ngân sách để nghiên cứu thị trường, sản xuất lại tương đối lớn.
>>Tìm hiểu thêm: Thương hiệu là gì? Các bước xây dựng thương hiệu hiệu quả.
Chiến lược Marketing tập trung
Chiến lược marketing tập trung – Centralized marketing strategy là loại hình trái ngược hoàn toàn với hai chiến lược marketing ở trên. Bởi marketing tập trung có nghĩa là doanh nghiệp sẽ dồn lực chinh phục một mảng thị trường duy nhất, nhằm giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được chỗ đứng và tạo ưu thế độc quyền, tạo sức ảnh hưởng riêng tại mảng thị trường đó.
Tuy nhiên, so với hai loại hình marketing còn lại thì marketing theo cách tập trung sẽ phải đối mặt với những rủi ro mang tính tiềm tàng như:
-
Liệu mảng thị trường họ theo đuổi có tồn tại lâu dài hay không
-
Rủi ro có thể đến từ sự sụt giảm trong nhu cầu sử dụng tại mảng phân khúc đó
-
Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới vào một mảng thị trường.
Loại hình chiến lược marketing tập trung thường phù hợp với các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
Các Chiến lược marketing chi tiết
Bên cạnh các chiến lược tiếp thị cơ bản phía trên, ta có các chiến lược thực thi chi tiết hơn (cũng có thể gọi là phương pháp thực hiện chiến lược marketing), cụ thể như sau:
Chiến lược Outbound Marketing
Outbound Marketing là sự phối hợp của nhiều chiến lược cả online và offline để nhắm đến một số lượng lớn đối tượng. Outbound Marketing hay còn gọi là chiến lược đẩy (push marketing), tức đề cao việc truyền tải đúng thông điệp và khơi gợi nhu cầu bên trong khách hàng khi họ vẫn chưa ý thức được nhu cầu của mình.
Trong Outbound Marketing, để tiếp cận được một khối lượng lớn đối tượng như vậy, các Marketers phải kết hợp các công cụ Marketing truyền thống và cả các công cụ Digital như: gửi email marketing, display ads, trade shows (hội chợ thương mại),…
Chiến lược Inbound Marketing
Inbound Marketing chú trọng vào việc “điều hướng” khách hàng, tập trung vào nhu cầu, mong muốn bên trong và hành trình mua hàng (Buying Journey) của người mua.
Cụ thể là Inbound Marketing sẽ xác định “nỗi đau” của khách hàng (pain point) thông qua các câu hỏi (từ khóa) họ tìm kiếm, trả lời nó bằng các content marketing và từ đó gợi ý các giải pháp (điều hướng đến sản phẩm/dịch vụ phù hợp) cho khách hàng, thu hút khách hàng mua sản phẩm.
Trong Inbound Marketing, điều quan trọng nhất có lẽ là làm cho nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp tiếp cận được các nội dung không phải bán hàng này (thông qua SEO, quảng cáo…), vì nếu họ không biết thì các bước phía sau sẽ không xảy ra.
Chiến lược SEM
SEM (Search Engine Marketing) là chiến lược tiếp thị trên Internet kết hợp 2 phương pháp Marketing là SEO và CPC để đưa website hiển tối đa khi khách hàng tiềm năng của bạn tìm kiếm trên Internet.
Là tăng khả năng hiển thị của các công cụ tìm kiếm bằng cách đạt được thứ hạng cao hơn trong xếp hạng hàng đầu của SERPS (Trang kết quả của công cụ tìm kiếm) hoặc vị trí đặt quảng cáo. Vị trí và xếp hạng quảng cáo cao hơn có nghĩa là nhiều lưu lượng truy cập website hơn, điều này có nhiều lợi thế trong quảng cáo và giúp nâng cao lượng tiêu thụ sản phẩm.
Chiến lược CPC
CPC đơn giản là bạn trả tiền cho mỗi cú nhấp chuột (Cost per Click), chi phí thanh toán sẽ được tính dựa trên số click/bấm vào quảng cáo. Điều này sẽ góp phần mang lại hiệu quả lợi nhuận cho các doanh nghiệp.
Khi người dùng nhìn thấy quảng cáo Google (Tùy theo loại hình chạy) của bạn thì bạn sẽ không mất phí, chỉ khi họ click/bấm vào quảng cáo của bạn thì bạn sẽ mất một khoản tiền cho mỗi click. Vì vậy, chỉ khi nào người dùng nhấp vào quảng cáo thì bạn mới bị mất phí, điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể có được hàng ngàn “lượt hiển thị miễn phí”, công chúng vẫn có thể nhìn thấy quảng cáo của bạn mà bạn không phải mất quá nhiều chi phí để tiếp cận đến khách hàng mục tiêu.
Đối với các CEO, việc xác định chiến lược marketing nào phù hợp với doanh nghiệp của mình thường khá khó khăn.
Các mô hình Marketing hiệu quả
Để triển khai thành công các chiến lược tiếp thị phía trên, bạn có thể tham khảo và áp dụng 1 trong các mô hình Marketing dưới đây.
Mô hình Marketing Mix
Marketing mix hay còn được gọi là Marketing hỗn hợp, tập hợp nhiều công cụ tiếp thị khác nhau để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường. Đây là hình thức marketing được áp dụng nhiều cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi tính linh hoạt của nó.
Mô hình marketing mix được chia làm 2 dạng chính như sau:
Mô hình Marketing 4P
Thường được sử dụng, thông qua 4 yếu tố về sản phẩm, kênh, truyền thông và giá.
Cụ thể mô hình marketing 4P gồm: product, place, price, promotion:
-
Product (sản phẩm): Các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế mẫu mã, bao bì, định vị, các yếu tố hủy bỏ, sửa chữa, bổ sung…
-
Place (hệ thống phân phối): Chính sách chung về kênh phân phối và cấp dịch vụ khách hàng.
-
Price (giá cả): Bao gồm các quy định về giá cho từng sản phẩm tùy theo từng phân khúc thị trường khác nhau.
-
Promotion (hay còn được gọi là communication): Hoạt động về truyền thông, về tiếp xúc với khách hàng như là: quảng cáo, chương trình khuyến mãi, hội chợ, triển lãm, quan hệ công chúng, thư tín, trung tâm dịch vụ khách hàng, internet…
Mô hình marketing 7P
Được phát triển từ hình thức marketing 4P và thêm 3 yếu tố khác là people, process, physical evidence:
-
People (con người): Bao gồm thị trường mục tiêu , cụ thể hơn là khách hàng mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp như lãnh đạo, nhân viên.
-
Process (Quy trình): Là hệ thống và quy trình tổ chức có tác động, ảnh hưởng đến việc triển khai sản phẩm/dịch vụ.
-
Physical evidence: Cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing hay các vấn đề liên quan đến xây dựng thương hiệu và các sản phẩm của họ được cảm nhận trên thị trường qua người dùng.
Mô hình marketing 7P được coi là ưu việt hơn so với mô hình tiếp thị 4P, tuy nhiên thực hiện cũng khó khăn hơn do áp dụng trên toàn bộ doanh nghiệp.
Các bước xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả
Nếu bạn đang phân vân không biết cách xây dựng chiến lược marketing sao cho hiệu quả, bạn hãy thử áp dụng quy trình mà chúng tôi giới thiệu sau đây:
Phân tích tình thế chiến thuật marketing
Trước tiên, việc bạn cần làm là phân tích tình thế chiến thuật marketing. Công việc này sẽ bao gồm các yếu tố phân tích khách hàng, đối thủ cạnh tranh và tình hình thị trường thời điểm đó.
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể áp dụng mô hình 5W1H, tức là bạn sẽ đặt ra 6 câu hỏi cơ bản và tự tìm câu trả lời:
-
Đối tượng khách hàng chủ lực của doanh nghiệp là ai, họ có đặc điểm nhân khẩu học như thế nào?
-
Điều gì khiến sản phẩm trở nên đặc biệt?
-
Vì sao khách hàng nên chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn thay vì các sản phẩm của doanh nghiệp khác?
-
Khi nào khách hàng cần sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp?
-
Nơi nào mà khách hàng có thể tham khảo thông tin trước khi lựa chọn sản phẩm?
-
Làm sao để khách hàng tiếp cận được với sản phẩm?
Sau khi đã trả lời hết các câu hỏi trên, bạn sẽ tiến hành phân tích chiến lược của đối thủ cạnh tranh trực tiếp để biết được họ đã truyền thông, phân phối sản phẩm ra sao để ra những đánh giá hoặc có thể tham khảo và rút ra kinh nghiệm cho chiến lược mà doanh nghiệp của bạn sẽ triển khai sau này.
Xác định mục tiêu chiến lược
Xác định mục tiêu là bước không thể thiếu trong việc xây dựng chiến lược marketing. Mục tiêu đề ra phải tính cụ thể cao, bám sát thực tế, dễ dàng theo dõi và đo lường kết quả. Mô hình SMART là gợi ý hữu ích để xác lập mục tiêu:
– Specific: Cụ thể
– Measurable: Có thể đo lường được
– Achievable: Có thể đạt được
– Realistic: Thực tế
– Time – focused: Tập trung vào yếu tố thời gian
Khách hàng mục tiêu chính là nhóm người có đặc điểm phù hợp với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Chiến lược tiếp thị doanh nghiệp của bạn chỉ nên hướng đến một nhóm đối tượng nhất định thay vì cố gắng ôm đồm tất cả. Việc xác định được chính xác đối tượng mục tiêu chính sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được đúng đối tượng, tiết kiệm chi phí và từ đó, đưa ra những kế hoạch, thông điệp phù hợp để thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm.
Thông điệp của sản phẩm là những gì bạn muốn mọi người biết đến về sản phẩm, về doanh nghiệp. Thông điệp có thể dựa trên những giá trị đặc biệt của sản phẩm, giá trị riêng mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Thông điệp hay và ý nghĩa sẽ giúp thương hiệu của bạn được ghi nhớ lâu trong tâm trí của khách hàng, vì vậy chiến lược marketing bán hàng cần vạch rõ điều này trước khi thực hiện.
Cần chọn kênh truyền thông nào mà công chúng mục tiêu thường sử dụng nhất. Tùy vào ngân sách, mục tiêu và tính chất của chiến dịch, bạn có thể tích hợp lựa chọn nhiều kênh truyền thông.
Hoạch định chiến lược marketing
Sau khi đã xác định được mục tiêu của chiến lược marketing, bạn cần lên kế hoạch cụ thể những công việc cần làm một cách chi tiết và rõ ràng nhất để có thể tiện theo dõi, giám sát.
-
Những đội ngũ nào sẽ tham gia chiến dịch? Họ sẽ có quyền hạn và nhiệm vụ như thế nào?
-
Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp và đề xuất khả năng huy động thêm (nếu cần).
-
Lựa chọn, xây dựng kênh phân phối sản phẩm tối ưu và tiếp cận nhanh nhất đến khách hàng.
-
Lựa chọn phương tiện truyền thông giới thiệu sản phẩm phù hợp để gia tăng độ bao phủ của thương hiệu.
-
Thời gian triển khai kế hoạch diễn ra trong bao lâu?
-
Tính toán chi phí dự kiến cho khâu sản xuất, truyền thông, phân phối sản xuất và đề xuất khoản chi phí dự phòng.
-
Các chương trình kích cầu khuyến mãi, chương trình hậu mãi chăm sóc khách hàng để thu hút lượng người lựa chọn sản phẩm.
Trong phần lập chiến lược truyền thông sản phẩm / dịch vụ, bạn cần lưu ý đến 4 khía cạnh bao gồm:
-
Mục tiêu truyền thông cần đạt được.
-
Lựa chọn phương tiện và hình thức quảng bá.
-
Thời gian truyền thông.
-
Ngân sách dự kiến cho kế hoạch truyền thông.
Quyết định chiến lược marketing tối ưu nhất
Bạn cần chọn lựa chọn ra chiến dịch marketing phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn đảm bảo sao cho phù hợp với khả năng ngân sách của doanh nghiệp, và có thể đạt được những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
Bên cạnh đó, sau mỗi chiến lược marketing đã hoàn thành. Doanh nghiệp cần phải tiến hành đo lường và đánh giá. Đánh giá hiệu quả marketing là một trong những bước không kém phần quan trọng. Kết thúc các chiến dịch marketing, dựa trên những số liệu thu thập được từ khách hàng và chi phí thực hiện với những mục tiêu, ngân sách dự kiến ban đầu để đánh giá. Từ đó, bạn sẽ nhận thấy được doanh nghiệp có bị lãng phí ngân sách hay không, hiệu quả đạt được ra sao và đúc kết ra các kinh nghiệm cho các chiến lược sắp tới.
Lời kết
Thông qua bài viết chúng tôi đã cung cấp đến độc giả những kiến thức về chiến lược marketing và ý nghĩa của việc xây dựng chiến lược marketing, nếu bạn vẫn gặp khó khăn khi lập 1 chiến lược marketing tổng thể, hãy tham khảo dịch vụ marketing của CAS Media ngay nhé.