Trong lĩnh vực marketing, quảng cáo google hay quảng cáo Facebook chắc hẳn các bạn đã từng nghe đến cụm từ conversion rate. Đây là một yếu tố quan trọng và cần thiết trong quá trình xây dựng website. Để tìm hiểu tầm quan trọng của việc triển khai conversion rate và cách tối ưu conversion rate cho trang web, các bạn hãy cùng tham khảo những thông tin trong bài viết bên dưới.

Conversion rate là gì?

Conversion rate (hay còn gọi là tỉ lệ chuyển đổi) là một khái niệm để chỉ ra các website tiếp cận và chuyển đổi hành vi của khách hàng sau khi truy cập có hiệu quả hay không. Nói một cách cụ thể, conversion rate được hiểu là tỉ lệ khách hàng đăng ký tư vấn trên tổng số khách hàng truy cập trang web.

Ví dụ một trang web trong một tháng nhận vệ 5000 lượt click truy cập, trong đó có 500 khách hàng tiếp tục click đăng ký hoặc tư vấn, conversion rate được tính là 500/5000 (10%).

Công thức tính Conversion rate sẽ là:

CR = (Tổng số mục tiêu đạt được/Tổng số lượt truy cập trang web) x 100%

Tại sao conversion rate lại quan trọng? Tỉ lệ chuyển đổi bao nhiêu thì tốt?

Lý do conversion rate được doanh nghiệp quan tâm

Trên thực tế, thống kê tỷ lệ chuyển đổi sau khi khách hàng truy cập sẽ giúp doanh nghiệp đo được hiệu suất của trang web, biết được có bao nhiêu lượng khách hàng đang tiếp cận được đến thông tin và các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Khi nhìn vào tỷ lệ conversion rate, chúng ta có thể đánh giá mức độ hiệu quả tiếp thị cũng như lượng khách hàng phản hồi lại chúng. Đồng thời cũng có thể nhìn vào conversion rate để đánh giá được tiềm năng phát triển, thành công của trang web đó để đưa ra giải pháp phù hợp.

Tỉ lệ chuyển đổi conversion rate như thế nào thì gọi là tốt?

Tỷ lệ conversion rate được ví như cái phễu marketing, trong đó conversion rate giúp doanh nghiệp xác định rõ nút thắt phễu để đưa ra những chiến lược phù hợp. Theo một số thống kê, tỷ lệ chuyển đổi phổ biến của các trang web doanh nghiệp nằm trong khoảng từ 2% đến 5% trên tất cả các ngành.

Hầu hết tỷ lệ này có sự biến thiên theo từng ngành cụ thể, chính vì thế các doanh nghiệp luôn tập trung tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi để mang lại hiệu quả trong quá trình tiếp thị, quảng cáo.

Conversion rate là gì

Một số nguyên nhân khiến tỷ lệ conversion rate thấp

Có rất nhiều nguyên nhân khiến conversion rate thấp, tuy nhiên những lý do chủ yếu thường gặp bao gồm:

  • Nội dung trang web mơ hồ, trùng lặp, trình bày thiếu trung thực, khách quan
  • Website không ấn tượng, rườm rà, khó sử dụng, truy cập
  • Tốc độ load trang chậm
  • Thương hiệu chưa tạo dựng niềm tin cho khách hàng truy cập và tư vấn, lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ
  • Thời điểm chưa phù hợp để KH đưa ra quyết định hành động

Tất cả những lý do kể trên đều khiến khách hàng không đủ kiên nhẫn và tin tưởng để lưu lại trang web mà sẽ thoát ra ngay lập tức, khiến conversion rate thấp mà bạn cần phải lưu ý.

Làm thế nào để tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate optimization)?

Conversion rate optimization giúp các doanh nghiệp đạt được mục đích của mình, thống kê và tăng nguồn khách hàng tiềm năng. Trước khi tối ưu chỉ số này, điều đầu tiên chúng ta cần thực hiện là đặt ra mục tiêu, chiến lược phù hợp cho những phần website chưa thực sự tối ưu. Để khách hàng có thể tiếp cận, đăng ký hoặc tư vấn về sản phẩm của mình, các bạn có thể làm các chương trình quảng cáo, marketing để kích thích khách mua hàng:

  • Để lại thông tin và yêu cầu tư vấn
  • Đăng ký dịch vụ
  • Download ứng dụng, đăng nhập và mua hàng,…

Sau khi bạn đã xác định được mục tiêu, hãy tiến hành 7 cách tối ưu conversion rate ngay sau đây:

Conversion rate optimization với phương pháp A/B testing

Phương pháp A/B testing được thực hiện để so sánh 2 phiên bản website nào đó khi chạy cùng một title, sau quá trình thử nghiệm sẽ cho ra kết quả phiên bản nào tiếp cận tốt và hiệu quả hơn.

Cụ thể, khi bạn có hai title, không biết nên lựa chọn title nào sẽ thu hút nhiều khách hàng truy cập, đăng ký nhiều hơn để tăng tỉ lệ conversion rate, hãy sử dụng phương pháp A/B testing. Đầu tiên, hãy tạo hai phiên bản thay thế của trang web, ở mỗi trang web bạn đặt một title khác nhau. Khi thực hiện phương pháp A/B testing, lượng traffic sẽ chia đều 50% cho cả hai phiên bản, việc của bạn chỉ là chờ đợi để xem kết quả liệu title nào của phiên bản website nào thu hút nhiều lượt thực hiện trên trang hơn.

Thông qua phương pháp này, bạn có thể dễ dàng nhận biết title tiềm năng, hiệu quả trong quá trình thực hiện. Qua đây có thể dễ dàng nhận thấy rằng, cách duy nhất và đơn giản để kiểm chứng hiệu quả là thử nghiệm. Thử nghiệm liên tục và Digital Marketing chính là chìa khóa giúp bạn đi đúng hướng và tối ưu conversion rate.

A/B testing

Tăng niềm tin khách hàng

Để tăng conversion rate, ngoài việc chúng ta cần tối ưu và xác định đúng mục tiêu thì cũng cần tạo cho khách hàng niềm tin về sản phẩm, dịch vụ của mình. Có rất nhiều trường hợp mặc dù giá cả dịch vụ, chất lượng sản phẩm tốt nhưng vẫn không thể thu hút được khách hàng truy cập, đăng ký và yêu cầu tư vấn. Chính vì vậy, cần phải xây dựng uy tín của khách hàng bằng cách thêm phần nhận xét, đánh giá của bên thứ ba kèm dịch vụ hậu đãi.

  • PR doanh nghiệp hoặc trang web của bạn đến từ đầu báo uy tín, có tầm ảnh hưởng
  • Khích lệ khách hàng để lại đánh giá, review về dịch vụ hoặc sản phẩm đã sử dụng trước đó
  • Tối ưu trang web, thêm các tính năng bình luận, tư vấn qua các kênh thông tin internet đại chúng
  • Lời khuyên từ các chuyên gia, KOL (người có tầm ảnh hưởng)
  • Làm việc uy tín, chuyên nghiệp, lấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ làm mục tiêu để tiếp cận và hài lòng khách hàng
  • Để lại các kênh thông tin tư vấn trên website như hotline, email,… để khách hàng dễ tìm kiếm và nhận sự giúp đỡ, tư vấn từ phía doanh nghiệp

Tăng tốc độ load trang web và tối ưu hóa giao diện

Đây có thể là một trong những yếu tố quan trọng để conversion rate optimisation bằng cách tối ưu hiệu năng và trải nghiệm của người dùng. Hầu hết, nếu khách hàng truy cập trang mà phải chờ đợi thời gian load quá lâu sẽ làm giảm lượt click và tham quan trang web. Đó chính là một trở ngại, khó khăn trong quá trình tiếp cận khách hàng tiềm năng, khó có thể tăng conversion rate.

Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp có thể áp dụng một số cách sau đây để tối ưu tỷ lệ conversion rate:

  • Thường xuyên tối ưu hóa trang web
  • Thay đổi giao diện, sắp xếp bố cục sao cho phù hợp, dễ dàng truy cập
  • Đặt font chữ, màu sắc dễ nhìn, thuận mắt
  • Lựa chọn, sử dụng các hình ảnh có kích thước phù hợp, độ phân giải tốt. Thông thường kích thước ảnh trên các bài đăng chuẩn là 800×500 pixel, 1360×540 pixel và 300×188 pixel tùy theo vị trí đặt ảnh
  • Sử dụng CDN nhằm tăng tốc độ load: Sử dụng CDN sẽ cải thiện hiệu suất của website, giảm băng thông sử dụng thông qua việc hạn chế request đến máy chủ
  • Hạn chế sử dụng chuyển hướng: Khi một trang web bắt người dùng chuyển hướng, hay nói cách khác là mở một tab khác sau khi click sẽ làm giảm tỷ lệ conversion rate bởi người dùng không đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Cách tốt nhất đó chính là rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, hạn chế sử dụng chuyển hướng.

Yếu tố thẩm mỹ cần được đặt ra hàng đầu bởi khi thiết kế website, thẩm mỹ về hình ảnh, màu sắc sẽ cho thấy được sự chuyên nghiệp cũng như thu hút khách hàng tìm hiểu. Ngoài ra, điều cần thiết và tiên quyết đó chính là tăng tốc độ tải trang, tránh lỡ mất khách hàng vì họ không thể nhìn thấy nội dung bên trong trang web.

Nội dung rõ ràng, mạch lạc, thu hút

Conversion rate phụ thuộc vô cùng nhiều vào nội dung bên trong trang web mà doanh nghiệp đang tiếp cận. Đây chính là phần lõi, phần then chốt quyết định khách hàng có đi đến những bước chuyển đổi tiếp theo như mua hàng, đăng ký, tư vấn hay không.

Thị hiếu khách hàng đó chính là nguồn thông tin nhanh, chuẩn, dễ hiểu, hấp dẫn. Nếu đặt vị thế là khách hàng, các bạn cần xây dựng content xoay quanh những yêu cầu đó, đừng để họ đọc những dòng thông tin quá dài hoặc không có thông tin vì sẽ gây chán và rời trang web.

Để thực hiện tốt những điều đã nói ở trên, các bạn cần chú ý những điểm cơ bản sau:

  • Headline: Tiêu đề ngắn gọn, súc tích, tóm tắt và bao quát nội dung khách hàng tìm kiếm. Đây là phần khách hàng sẽ đọc đầu tiên và đi đến quyết định có ở lại trang web hay không.
  • Subtitle: Nói một cách dễ hiểu, đây chính là phần khung sườn cho headline kể trên, cho phép khách hàng biết được bài viết đào sâu vào vấn đề gì, cung cấp thông tin gì để quá trình nhận biết của khách hàng diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
  • Bullet point và social proof: Có rất nhiều khách hàng truy cập website đơn giản chỉ là tìm các thông tin, thông số mà họ đang quan tâm. Trình bày bullet point đơn giản, rõ ràng giúp tối ưu conversion rate hiệu quả.
  • Testimonial: Như đã đề cập đến ở trên, đây là phần đánh giá của khách hàng về dịch vụ, sản phẩm trước đó. Thông qua testimonial, những khách hàng sau sau khi truy cập website có thể tìm thấy thông tin từ bên thứ 3, cho review khách quan và tăng conversion rate.

Ứng dụng Call to Action (CTA) để tối ưu conversion rate

Ứng dụng CTA giúp thu hút khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, thúc đẩy khách hàng click vào. Call to Action phải là phần text từ 2 đến 3 chữ, ngắn gọn, nội dung súc tích, đánh trúng vào định hướng của khách hàng. Khi xây dựng Call to Action để tăng conversion rate, cần lưu ý:

  • Màu nền nút CTA có độ tương phản mạnh với màu nền trang web, thường sử dụng các màu sắc đối lập nhau hoặc màu sáng, màu highlight.
  • Chữ trên nút CTA cần nổi bật với màu nền nút, có thể cùng màu với màu trang web hoặc cùng tông màu với màu nền website
  • Không cho quá nhiều nút CTA trên trang web vì sẽ khiến khách hàng nhầm lẫn, không dám click khi đưa cho khách hàng quá nhiều lựa chọn

Tối ưu hóa conversion rate

Tạo tính cấp thiết của sản phẩm, dịch vụ

Khi chuyển đổi landing page, có nhiều doanh nghiệp lợi dụng nỗi lo bỏ lỡ của khách hàng để đánh trúng mục tiêu nhằm tăng conversion rate. Tạo ra tính cấp thiết của sản phẩm, dịch vụ sẽ thôi thúc khách hàng mau đưa ra lựa chọn để chọn mua sản phẩm. Hầu hết để tạo ra tính cấp thiết, conversion rate optimization, các doanh nghiệp thường áp dụng một trong hai cách dưới đây hoặc thậm chí cả hai:

  • Đánh trọng tâm sự khan hiếm về số lượng
  • Đánh trọng tâm về mặt thời gian

Tuy nhiên chúng ta không được phép lạm dụng vì sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu, họ có thể giảm mức độ tin cậy cũng như giảm hiệu quả truy cập mua hàng.

Sử dụng chatbox và live chat để giải đáp khúc mắc khách hàng gặp phải

Ngày nay, với sự phát triển của thời đại internet, các doanh nghiệp có thể tăng tỉ lệ chuyển đổi cho trang web bằng cách sử dụng chatbox, live chat để hỗ trợ những thắc mắc của khách hàng. Tư vấn và hỗ trợ trực tuyến bằng chatbox có thể làm giảm thời gian khách hàng phân vân chọn lựa, đồng thời có thể giải quyết vấn đề không đủ nhân viên tư vấn cho khách truy cập.

Đơn giản hóa tính năng thanh toán

Đơn giản hóa tính năng thanh toán giúp conversion rate optimization một cách hiệu quả. Sau khi truy cập trang web, tìm hiểu thông tin và tư vấn, bước tiếp theo mà khách hàng thực hiện đó là thanh toán, đặt hàng. Nếu như trang web không được tối ưu sẽ khiến cho khách hàng có cảm giác phiền phức, khó thanh toán và rất có thể sẽ khiến doanh nghiệp mất đi nguồn khách hàng tiềm năng đã truy cập trang web.

Cách tốt nhất để hạn chế điều đó xảy ra đó là hãy đơn giản hóa tính năng thanh toán, liên kết mục thanh toán liền với giỏ hàng, hiển thị các sản phẩm có liên quan. Ngoài ra cũng cần thêm nhiều phương thức thanh toán cho khách hàng lựa chọn, những phương thức này không nên quá rườm rà, mất thời gian để giữ chân khách hàng lâu hơn.

Qua những thông tin về conversion rate được đề cập đến trong bài viết, CAS Media hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này. Đồng thời các bạn cũng có thể áp dụng những chiến lược tối ưu conversion rate mà CAS media chia sẻ cho trang web, doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả nhất.