IMC được xem là một trong những công cụ thực hiện chức năng truyền thông một cách hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết IMC là gì và nó có vai trò quan trọng như thế nào đối với hoạt động của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây CAS Solution sẽ giới thiệu chi tiết về IMC là gì? Vai trò của IMC và cách thực hiện chiến dịch IMC một cách hiệu quả nhất.
IMC là gì?
IMC có tên tiếng Anh là Integrated Marketing Communications hay còn được gọi với tên tiếng Việt là truyền thông Marketing tích hợp. IMC là hình thức phối hợp các hoạt động truyền thông Marketing mang tính gắn bó cực kỳ chặt chẽ. Với mục đích nhằm chuyển giao những ý nghĩa, thông điệp một cách rõ ràng và thuyết phục về các dịch vụ, sản phẩm của một cá nhân hay tổ chức đến với các khách hàng của mình.
Chiến dịch IMC là một phần quan trọng trong hệ thống chiến lược marketing được thực hiện để hướng đến nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm:
- Khách hàng trung thành của doanh nghiệp: là những khách hàng thường xuyên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn có thể là do sở thích, thói quen, chất lượng của sản phẩm bên bạn,…
- Những khách hàng cũ: là khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn nhưng vì những lý do nào đó mà họ lại chuyển sang sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của bên đối thủ.
- Đối tượng khách hàng tiềm năng: là những khách hàng mới và chưa từng sử dụng hay trải nghiệm các dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp.
Đây là những đối tượng trong chiến dịch IMC mà tất cả doanh nghiệp đều muốn có được và cố gắng duy trì mối quan hệ để có thể tăng số lượng hàng hóa bán ra, giúp tăng doanh thu.
>>> Tham khảo: Cách tạo phễu marketing.
Vai trò của IMC đối với doanh nghiệp
Vai trò của IMC đối với các hoạt động Marketing tại doanh nghiệp:
- Là công cụ truyền thông có thể thỏa mãn được những nhu cầu của khách hàng (consumer): Các chiến dịch IMC đều có thể đáp ứng và thỏa mãn được hết các nhu cầu của khách hàng từ nội dung chất lượng đến hình ảnh thu hút, bắt mắt,… Tất cả đều hiện thực hóa một cách chân thật những đặc điểm của sản phẩm và giải đáp được những thắc mắc của khách hàng.
- Kết hợp chặt chẽ với các công cụ Marketing khác để đạt được hiệu quả tối ưu nhất: Chiến dịch IMC không hoạt động đơn lẻ một mình mà nó còn phải kết hợp và hỗ trợ với các công cụ Marketing khác để có thể hoàn thành được những mục tiêu được đặt ra từ ban đầu.
- Là công cụ mang tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, giúp nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm cũng như uy tín và vị thế của doanh nghiệp. Dựa vào những yếu tố này thì các khách hàng có thể yên tâm hơn khi lựa chọn và sử dụng các sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp.
Mục đích của IMC là bán nhiều hơn cho nhiều người hơn, thường xuyên hơn và với giá cao hơn.
Các công cụ điển hình của IMC
Quảng cáo
Quảng cáo là hoạt động sử dụng một số kênh tuyền thông để truyền tải những thông tin về chất lượng, giá trị của sản phẩm hoặc hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp đến khách hàng.
Tùy thuộc vào mỗi hình thức quảng cáo khác nhau mà kết quả nhận được cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào từng mục đích của chiến dịch IMC mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn những hình thức quảng cáo phù hợp. Đối với những doanh nghiệp lớn thì có thể mời các Celeb hay Kols,… có sức ảnh hưởng lớn để làm đại sứ thương hiệu và quảng bá sản phẩm đến khách hàng.
Marketing trực tiếp
Là hình thức Marketing sử dụng thư điện tử và điện thoại, ví dụ như email marketing,… để truyền đạt các thông tin liên quan tới sản phẩm đến các khách hàng tiềm năng. Với chi phí thực hiện thấp và có thể tiếp cận với nhiều khách hàng cùng lúc công cụ Marketing trực tiếp đang dần phổ biến và được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân được đánh giá là một công cụ cực kỳ đắc lực trong việc hỗ trợ quảng cáo sản phẩm đến khách hàng. Các nhân viên bán hàng sẽ đóng vai trò là người trực tiếp tư vấn, giải đáp những thắc mắc, băn khoăn của khách hàng về sản phẩm mà họ quan tâm. Thông qua hình thức bán hàng này thì khách hàng sẽ nắm rõ những thông tin về sản phẩm mình đang quan tâm và đưa ra quyết định có mua hàng hay không.
>>> Tham khảo: Hướng dẫn xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả.
Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng là một trong những hình thức PR Marketing giúp mang lại rất nhiều giá trị cao cho doanh nghiệp. Thông qua các quan hệ công chúng, doanh nghiệp sẽ nắm được những đánh giá, nhận xét của khách hàng về chất lượng sản phẩm trên một nhóm cộng đồng nào đó.
Hình thức khuyến mãi
Khuyến mãi là hoạt động giúp tăng doanh số bán hàng cực kỳ hiệu quả cho các doanh nghiệp. Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ giảm giá thành sản phẩm và cung cấp cho khách hàng một phần giá trị cộng thêm. Hiện nay, hình thức này được áp dụng rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh trên thị trường và là đòn bẩy giúp tăng số lượng hàng hóa được bán ra.
Những thuận lợi và khó khăn của IMC với doanh nghiệp
Những thuận lợi của IMC với doanh nghiệp
Việc thực hiện chiến dịch IMC sẽ giúp mang lại những thuận lợi sau cho doanh nghiệp:
- Hiệu quả và tiết kiệm được nhiều chi phí: thuận lợi đầu tiên phải kể đến của chiến dịch IMC đó chính là giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí thực hiện. Cũng như mang lại hiệu quả cực kỳ cao từ những ý tưởng quảng cáo có tính thống nhất và sự sáng tạo cao.
- Xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng: mục tiêu của chiến dịch IMC chính là thay đổi suy nghĩ, cách nhìn của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Từ sự thu hút, hấp dẫn của những quảng cáo sẽ khiến khách hàng cảm thấy yêu thích các sản phẩm và kích thích hành vi mua hàng. Đây cũng là điều mà các chiến dịch IMC đạt được và xây dựng được mối quan hệ tốt với khách hàng.
- Xuất hiện ở khắp mọi nơi: các quảng cáo nằm trong chiến dịch IMC được đầu tư cả về mặt nội dung lẫn hình ảnh, khiến chúng thu hút được nhiều người chú ý hơn. Ngoài ra việc xuất hiện ở nhiều kênh quảng cáo với tần suất cao cũng sẽ làm thay đổi suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Khiến khách hàng cảm thấy tò mò về chất lượng và muốn dùng thử sản phẩm. Từ đó giúp tăng doanh số bán hàng và doanh thu cho doanh nghiệp.
Những khó khăn của IMC với doanh nghiệp
Bên cạnh những thuận lợi thì IMC cũng gây ra những khó khăn sau cho doanh nghiệp:
- Gây ra bất đồng giữa các bộ phận trong doanh nghiệp: tất cả bộ phận trong doanh nghiệp đều phải cùng nhau tham gia thực hiện chiến dịch IMC. Vì mỗi bộ phận đều có những suy nghĩ, cách làm việc và hoạt động khác nhau nên việc xảy ra bất đồng, mâu thuẫn là việc không thể tránh khỏi.
- Hạn chế về ý tưởng thực hiện: vì chiến dịch IMC cần phải có một mục tiêu chung nên các bộ phận đều phải nghĩ các ý tưởng để thực hiện duy nhất một mục tiêu chung đó. Việc này dẫn đến tình trạng trùng lặp ý tưởng giữa các bộ phận và không có nhiều ý tưởng mới lạ, mang tính đột phá.
Hướng dẫn quy trình thực hiện chiến dịch IMC hiệu quả
Xác định mục tiêu cụ thể của chiến dịch
Để thực hiện được một chiến dịch IMC hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải xác định mục tiêu cụ thể của chiến dịch ngay từ ban đầu. Thông thường các chiến dịch truyền thông Marketing tích hợp sẽ có 3 mục tiêu sau:
- IMC hướng đến việc thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng.
- Tập trung vào các chỉ số về doanh số bán hàng.
- Thay đổi cái nhìn, suy nghĩ và tâm lý của người tiêu dùng về sản phẩm cũng như hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
Xác định đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến
Sau khi đã xác định chính xác mục tiêu cụ thể của chiến dịch thì ở bước tiếp theo, doanh nghiệp cần xác định khách hàng mục tiêu muốn hướng đến là ai. Việc xác định đối tượng mục tiêu cực kỳ quan trọng, vì nó sẽ quyết định chiến dịch IMC có đang đi đúng hướng không và có đạt được kết quả và mục tiêu đã đề ra hay không. Nếu doanh nghiệp xác định sai đối tượng khách hàng sẽ không chỉ gây ảnh hưởng đến doanh số bán hàng mà còn khiến thiệt hại nhiều chi phí trong quá trình thực hiện chiến dịch IMC.
Bên cạnh việc xác định đối tượng khách hàng thì doanh nghiệp cần phải xác định cả công chúng mục tiêu và tạo ra những ý tưởng big idea ấn tượng, thu hút.
Để có thể xác định đối tượng khách hàng chính xác thì các doanh nghiệp có thể chia nhỏ theo một số tiêu chí như giới tính, độ tuổi, sở thích, nhu cầu sử dụng,… Sau đó phân tích và nghiên cứu xem đối tượng khách hàng nào sẽ phù hợp với sản phẩm và giúp tăng doanh số bán hàng tốt nhất thì đó chính là khách hàng mục tiêu.
Xác định chính xác insight khách hàng
Insight chính là mong muốn, suy nghĩ bên trong của khách hàng. Vì thế xác định insight khách hàng chính là xác định những nhu cầu, mong muốn của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là một việc làm vô cùng khó khăn đối với nhiều doanh nghiệp vì không phải khách hàng nào cũng thể hiện mong muốn mình một cách rõ ràng.
Vì thế trước khi thực hiện chiến dịch IMC, doanh nghiệp cần phân tích và nghiên cứu thật kỹ để chắc chắn rằng bạn đã xác định đúng những mong muốn và nhu cầu của khách hàng.
Xác định ý tưởng cốt lõi của chiến dịch IMC
Sau khi đã xác định được mục tiêu của chiến dịch, đối tượng khách hàng mục tiêu và insight khách hàng thì doanh nghiệp cần phải xác định được ý tưởng cốt lõi của chiến dịch Integrated Marketing Communications.
Những ý tưởng của chiến dịch tích hợp truyền thông và marketing đều phải thỏa mãn được những nhu cầu thực tế của khách hàng. Một ý tưởng IMC tốt phải là ý tưởng quan tâm tới lợi ích của khách hàng cũng như phải thể hiện được thương hiệu và giá trị của doanh nghiệp.
Lên kế hoạch triển khai chiến dịch chi tiết
Khi doanh nghiệp đã chuẩn bị đầy đủ tất cả các bước trên thì sẽ bắt đầu lên kế hoạch triển khai chiến dịch IMC một cách chi tiết. Bước triển khai này chính là lúc để doanh nghiệp đưa ra những lý thuyết ở các bước trên vào hành động thực tế. Tuy nhiên việc triển khai không hề đơn giản và cần phải có rất nhiều phương án dự trù cho tất cả tình huống có thể xảy ra trong suốt quá trình thực hiện IMC.
Sử dụng các phương tiện hỗ trợ marketing online hoặc offline để đưa đưa những ý tưởng của doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu của mình. Cần phải lên kế hoạch chi tiết, cụ thể về thời gian, địa điểm tổ chức, cách thức thực hiện cũng như dự trù kinh phí thực hiện để chiến dịch IMC có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Đánh giá và nhận xét kết quả của chiến dịch IMC
Sau khi đã hoàn thành các bước trong chiến dịch IMC thì doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện đánh giá, nhận xét các kết quả đã đạt được sau chiến dịch truyền thông tích hợp marketing. Cần phải biết được sau những chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện IMC thì doanh nghiệp đã thu lại được gì. Những điều thực hiện chưa tốt trong chiến dịch lần này là gì? Cần phải khắc phục những bước nào để IMC đạt được hiệu quả cao hơn
Việc đánh giá, nhận xét kết quả sau mỗi lần hoàn thành 1 chiến dịch IMC sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều kinh nghiệm để thực hiện các chiến dịch IMC lần sau tốt hơn và hiệu quả hơn.
Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu chi tiết IMC là gì và vai trò cùng với những chiến dịch Integrated Marketing Communications phổ biến được áp dụng nhiều tại các doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về IMC để có thể thực hiện những chiến dịch truyền thông marketing tích hợp hiệu quả nhất.