F&B là một ngành có ý nghĩa trong cuộc sống và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn phát triển, mở rộng mô hình. Tuy nhiên không phải chiến lược marketing nào cũng phù hợp với F&B. Bởi vậy, qua bài viết này, chúng tôi muốn làm rõ hơn về vai trò và sự khác biệt giữa F&B với các ngành dịch vụ khác. Mời các bạn cùng tìm hiểu!
F&B là gì?
F&B là từ viết tắt của Food and Beverage Service và dịch nôm na sang tiếng việt có nghĩa dịch vụ đồ ăn, thức uống. Đây thuộc kiểu hình thức kinh doanh thường được thấy ở ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu du lịch và quầy ăn uống.
Ngành F&B chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cung cấp đầy đủ đồ ăn uống cho nhân viên và các dịch vụ đi kèm cho khách hàng lựa chọn như: tổ chức tiệc, sinh nhật, liên hoan, hội thảo, buffet…Tuy nhiên mỗi đơn vị thì cách thức và chất lượng phục vụ sẽ khác nhau. Bởi vậy nên đa phần các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn..cung cấp dịch vụ ăn uống có sự khác biệt về giá cả.
Vai trò ngành F&B
Trở thành một ngành hot và được nhiều nhà đầu tư kinh doanh quan tâm, ngành F&B có những vai trò đặc biệt như:
- Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng: ngoài nhu cầu làm đẹp, con người cũng mong muốn tìm được đồ ăn ngon, thức uống tốt phù hợp cho mình. Minh chứng là khi họ ăn những món ăn ngon thì tâm trạng sẽ vô cùng vui vẻ, phấn khởi và dễ tính. Ngược lại, nếu quá tệ, khách hàng ngay lập tức tỏ thái độ bất mãn, không hài lòng luôn. Vậy nên, nếu nhà hàng, khách sạn nào cung cấp nhiều món ăn nổi bật, hấp dẫn thì dễ nhận các đánh giá tích cực từ những người thưởng thức và tăng thứ hạng nhanh trên thị trường ngành hàng F&B.
- Thúc đẩy doanh số: Hiện nay không còn nhiều khách sạn tập trung cho việc tối ưu chất lượng phòng mà lựa chọn cách bổ sung các dịch vụ đi kèm như kết hợp nhà hàng, quầy bar… Hiểu đơn giản chính là cách thức khiến khách hàng sử dụng các dịch vụ ăn uống nhiều hơn và khai thác chính nhu cầu này để tăng doanh thu.
- Marketing: F&B là một cách làm PR cho doanh nghiệp cực kỳ hiệu quả. Nếu đơn vị có món ăn được yêu thích, đánh giá cao về sự độc đáo, mới lạ và hương vị thơm ngon, đặc biệt thì sẽ trở thành vũ khí marketing thúc đẩy doanh số nhanh chóng. Thay vì vất vả, cầu kỳ soạn thảo kịch bản dài hàng trang giấy, chỉ cần mở điện thoại và quay video clip hoặc làm các chủ đề review thực tế thì bạn có thể tiết kiệm hàng trăm triệu tiền quảng cáo mỗi năm.
- Tạo phễu bán hàng: Khi doanh nghiệp F&B cung cấp dịch vụ hoàn hảo thì có thể “lôi kéo” hay “quyến rũ” khách hàng sử dụng các sản phẩm khác mà mình có. Nếu khách đã đặt và tới nhận phòng, bạn hoàn toàn có thể gợi ý một vài “món ăn”khác để khai thác túi tiền chi tiêu của họ. Ví dụ: khuyến khích mua sắm tại trung tâm thương mại ngay tại sảnh của khách sạn hay thử món bít tết hay mỳ ý nổi tiếng ở quầy ăn…
- Gia tăng giá trị chăm sóc khách hàng: đây có thể là một trong những sự khác biệt mà doanh nghiệp F&B nên tham khảo. Thay vì để khách hàng tự loay hoay tìm nơi nào đó bên ngoài khách sạn, hãy giúp họ thử ngay những món ăn do chính tay đầu bếp nổi tiếng làm tại phòng. Không chỉ tạo ấn tượng tốt cho lần ghé thăm sau mà cách này còn giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số cũng như thương hiệu trên thị trường ngành F&B.
Có thể nói, ngoài nâng cao chất lượng đời sống, tinh thần của con người, F&B là ngành hàng cần thiết cho các tổ chức, doanh nghiệp, mang ý nghĩa thúc đẩy kinh tế và giới thiệu văn hóa ẩm thực thành phố, quốc gia lên một vị trí mới.
>>> Tham khảo: Cách marketing nhà hàng hiệu quả.
F&B khác gì so với các ngành dịch vụ?
Nhiều người làm trong ngành F&B vẫn hay nhầm lẫn các ngành dịch vụ với nhau. Tuy nhiên nếu đã nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thì các bạn có thể nhận ra sự khác biệt rõ ràng.
Cụ thể, dịch vụ được hiểu là tất cả các lĩnh vực liên quan đến sản xuất nhằm đưa hàng hóa ra thị trường đáp ứng nhu cầu của ai đó. Bởi vậy, dịch vụ có khả năng thỏa mãn nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Có thể là cá nhân, tổ chức hay một cộng đồng nào đó.
Hiện nay, cơ cấu ngành dịch vụ ở từng quốc gia diễn ra rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, ngành dịch vụ nói chung thường được xếp thành 3 nhóm như sau:
- Dịch vụ kinh doanh: cung cấp các dịch vụ xoay quanh các lĩnh vực tài chính, bất động sản, môi giới, vận tải…
- Dịch vụ tiêu dùng: bao gồm các hoạt động buôn bán, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, du lịch, giải trí, v.v…
- Dịch vụ công: các hoạt động xử lý trong nhà nước như dịch vụ hành chính, giải quyết công văn, giấy tờ…
Như vậy có thể nhận định rằng F&B chỉ là một phần rất nhỏ trong ngành dịch vụ bao la, rộng lớn. Do đó, những ai làm trong ngành F&B thì cũng có nghĩa đang kinh doanh và hoạt động loại dịch vụ cung cấp đồ ăn uống trên thị trường.
Tuy nhiên, không theo một cách chính thống mà có thể đó là phương pháp kết hợp trong chiến lược kinh doanh của mỗi đơn vị.
Các chiến lược Marketing dành cho ngành F&B
Dù kinh doanh hoạt động trên lĩnh vực nào đi chăng nữa, việc xây dựng chiến lược marketing là cần thiết và thực sự rất quan trọng, ảnh hưởng đến doanh số cũng như khả năng phát triển trên thị trường. Ngành F and B cũng vậy. Nhận thấy tầm quan trọng của điều này nên chúng tôi đã tổng hợp các chiến lược marketing phù hợp cho ngành F&B, mời các bạn cùng tham khảo!
Xây dựng định vị thương hiệu
Trên thị trường hiện nay không ít các thương hiệu, nhãn hàng hay đơn vị kinh doanh F&B. Với tình trạng cạnh tranh khốc liệt như thế, điều gì khiến khách hàng nhớ tới bạn?
Dĩ nhiên, để làm được điều đó, doanh nghiệp phải xây dựng một vị trí nhất định trong trái tim của người tiêu dùng. Ví dụ như khi tới nhà hàng của bạn, khách sẽ nhớ đến món bít tết thơm ngon, nóng hổi hay đơn giản chỉ là một cách phục vụ tận tình, nhanh chóng của cô nhân viên.
Vậy nên, trước khi bắt tay kinh doanh hoạt động, hãy xác định rõ định vị thương hiệu của mình là gì, đối tượng khách hàng mục tiêu nhắm tới những ai và làm cách nào để thực hiện được điều đó. Có như vậy, thành công sẽ nhanh chóng đến với doanh nghiệp của bạn.
Thiết kế bao bì sản phẩm
Có gì đó trong tâm lý người tiêu dùng khi mua và lựa chọn một sản phẩm chính là dựa vào thiết kế bao bì của nó. Bởi vậy, không ít doanh nghiệp F&B đầu tư vào việc xây dựng các hình ảnh, thông tin cho mặt hàng mà mình cung cấp. Cụ thể các chi tiết nhỏ như phông chữ, logo, màu sắc, kiểu dáng… tất cả đều phải thử nghiệm và đảm bảo gây ấn tượng với người tiêu dùng. Có như thế, khách hàng mới nhớ tới và lựa chọn sản phẩm của bạn.
Làm nổi bật USP
USP là cụm từ viết tắt của Unique Selling Point, có nghĩa điểm bán hàng độc nhất. Hiểu đơn giản hơn, đây chính là cách khiến khách hàng nhờ tới và phân biệt doanh nghiệp của bạn với vô vàn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Tiêu biểu trong ngành F&B thì giá trị khác biệt ở các món ăn, đồ uống nằm ở hương vị, cách chế biến, nguyên liệu, tính thẩm mĩ, độ an toàn, chất lượng, dinh dưỡng…
Bởi vậy, dù là yếu tố nào đi chăng nữa, hãy lựa chọn và xây dựng cho mình USP thật độc đáo, ấn tượng và gây chú ý cho khách hàng. Chỉ như thế, doanh nghiệp mới có thể bức phá, đứng vững trên thị trường ngành F&B.
Xây dựng website hoặc blog riêng cho doanh nghiệp
Dù là nhà hàng, khách sạn, quán cà phê nhỏ hay lớn, việc xây dựng một website chính thống giúp đơn vị đánh dấu sự xuất hiện của mình trên thị trường. Thông qua đó, khách hàng sẽ dễ dàng tìm đến bạn qua các nền tảng công nghệ. Tương tự như viết blog, việc tạo ra các nội dung cần thiết, hữu ích và thu hút một lượng độc giả lớn khiến cho khách hàng tin tưởng và đánh giá cao sự nỗ lực của bạn.
Nếu mới bắt đầu bước chân vào kinh doanh F&B, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn làm việc này đầu tiên. Đây cũng là cách mà doanh nghiệp có thể truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới nhiều đối tượng khác. Tuy nhiên hiện nay để google ưu tiên hiển thị, bạn cần biết thêm các thủ thuật SEO website. Nếu bạn muốn chúng tôi chia sẻ thêm về vấn đề này, hãy để lại bình luận ngay bên dưới bài viết nhé!
Email Marketing
Đây là một trong những chiếc lược hiệu quả khi bạn đã có thông tin và danh sách khách hàng tiềm năng cụ thể. Thay vì miệt mài gửi thư mời hay phát tờ rơi tới tận nhà tốn kém, bạn có thể sử dụng chiến lược email marketing. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản trên internet, bạn có thể gửi tới hàng ngàn khách hàng trong mỗi tuần để mời tham dự sự kiện nào đó hay chỉ thông báo cho họ về chương trình giảm giá hoặc mẫu sản phẩm mới để trải nghiệm thử.
Social media marketing
Xu hướng công nghệ ngày càng phát triển, các phương tiện Social media càng có sức ảnh hưởng tới các ngành nghề bao gồm cả F&B.
Với thói quen lướt quen, truy cập mạng xã hội hằng ngày, doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu nhanh chóng.
Đơn giản như tối ưu hình ảnh món ăn đẹp mắt, hấp dẫn hay đăng một video review lôi cuốn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể gây ấn tượng với khách hàng tiềm năng. Nhờ đó mà tăng doanh số lên gấp bội.
Tổ chức sự kiện
Mỗi chương trình sự kiện, khách hàng tới tham dự sẽ được thưởng thức các món ăn nổi bật và biết thêm nhiều chính sách khuyến mãi…thông qua các banner, tờ rơi quảng cáo hay những thông tin trực tuyến trên fanpage, website.
Bằng cách tổ chức sự kiện tại nhà hàng, doanh nghiệp của bạn cũng có thể gây ấn tượng với một ai đó chỉ vô tình lướt qua hay đọc được các thông tin mà chương trình cung cấp. Biết đâu, sau một thời gian, họ chính là người quay trở lại và lựa chọn nhà hàng của bạn.
Liên kết với các thương hiệu, nhãn hàng khác
Mỗi một thương hiệu hay nhãn hàng đều có thế mạnh riêng. Việc hợp tác hay liên kết giúp cho sản phẩm các bên được quảng bá rộng rãi hơn với khách hàng. Không chỉ gia tăng giá trị cho người tiêu dùng, liên kết các thương hiệu, nhãn hàng khác giúp doanh nghiệp thúc đẩy thêm nguồn doanh thu mới và tạo nên lợi thế cạnh tranh trên thị trường F&B so với các đối thủ khác.
Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cũng như phân biệt, làm rõ F&B với các ngành dịch vụ khác. Đồng thời tổng hợp các chiến lược marketing mà doanh nghiệp có thể áp dụng được cho lĩnh vực ngành F&B. Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì, vui lòng liên hệ tới chúng tôi để được giúp đỡ, hỗ trợ.
Chúc bạn thành công trên con đường kinh doanh F&B. Xin cảm ơn!