Marketing Plan là một hoạt động quan trọng, góp phần tạo nên thành công của các chiến lược kinh doanh tại hầu hết các doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải cũng biết rõ về vai trò, các xây dựng Marketing Plan hiệu quả, đúng chuẩn. Trong bài viết dưới đây CAS Media sẽ cung cấp đến các bạn đọc thông tin chi tiết về khái niệm, vai trò của Marketing Plan và cách xây dựng Plan Marketing hiệu quả nhất.
Marketing Plan là gì?
Khái niệm Marketing Plan
Marketing Plan mà một kế hoạch Marketing chi tiết, cụ thể được bộ phận Digital Marketing của mỗi doanh nghiệp tạo ra. Mục đích của các kế hoạch Marketing này là định hướng chính xác cho doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu, kế hoạch kinh doanh được hoạch định từ trước. Marketing Plan sẽ giúp cho các hoạt động trong doanh nghiệp được thực hiện theo đúng khuôn khổ, kế hoạch bài bản để mang lại hiệu quả cao nhất.
Marketing Plan đóng vai trò quyết định xem các kế hoạch của doanh nghiệp có đang đi đúng hướng và có thành công được hay không. Hiểu rõ tầm quan trọng của Marketing Plan thì đã có rất nhiều doanh nghiệp chú trọng đầu tư vào việc xây dựng Plan Marketing hoàn hảo. Từ đó góp phần tạo nên sự thành công của các chiến dịch tiếp thị sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp.
Marketing Plan là tiền đề cho mọi chiến dịch tiếp thị thành công !
Đặc điểm của Marketing Plan
Marketing Plan thường có 2 đặc điểm chính sau đây:
-
Thời gian: Mỗi kế hoạch Marketing đều có thời hạn thực hiện khác nhau, có thể kéo dài từ vài tháng cho đến 1 năm.
-
Nội dung: Các Marketing Plan sẽ bao gồm: phân tích, đánh giá cơ bản về thị trường, chân dung khách hàng, xác định mục tiêu Marketing cụ thể, xác định thị trường mục tiêu, tối ưu ngân sách thực hiện, đưa ra chiến lược, biện pháp Marketing được thực hiện trong từng giai đoạn, thời gian cụ thể.
Lý do doanh nghiệp cần xây dựng Marketing Plan
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều hiểu được vai trò quan trọng của việc xây dựng Marketing Plan. Chính vì vậy việc tập trung xây dựng các kế hoạch Marketing phù hợp và hoàn hảo luôn được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Dưới đây là một số lý do mà doanh nghiệp cần phải xây dựng Plan Marketing cho các hoạt động kinh doanh của mình:
Thống nhất trong quá trình làm việc
Khi có một kế hoạch công việc cụ thể, chi tiết thì tất cả nhân viên sẽ biết những công việc cần phải làm và cách thức thực hiện như thế nào. Từ đó tạo nên sự đồng bộ trong công việc của tất cả nhân viên trong công ty . Việc lập Plan Marketing sẽ giúp toàn thể doanh nghiệp cùng nhau hành động và cố gắng hướng đến mục tiêu đã được xác định ngay từ đầu.
Giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của khách hàng
Thông qua Marketing Plan doanh nghiệp cũng sẽ biết được nhu cầu, sở thích, mong muốn của khách hàng mục tiêu. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp biết được những tính năng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình có đủ để đáp ứng nhu cầu khách hàng hay không. Khi nắm được tất cả những thông tin này thì ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ có những thay đổi phù hợp và đưa ra một số biện pháp phòng chống các rủi ro trong kinh doanh.
Biết rõ về các bước thực hiện chi tiết trong kế hoạch
Vì nội dung của Marketing Plan chính là đề ra các chiến lược Marketing với các bước thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn, thời gian chi tiết. Từ đó giúp mọi người có thể dễ dàng hình dung từng “đường đi nước bước” của một bản kế hoạch công việc chi tiết. Như vậy, nhân viên trong công ty sẽ dễ dàng theo dõi các bước trong công việc để có thể biết được công việc mình cần phải làm và có thể theo kịp tiến độ của kế hoạch.
Giúp doanh nghiệp kiểm soát được tiến độ của kế hoạch
Khi doanh nghiệp có được một Marketing Plan hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng theo dõi, kiểm soát từng công việc trong từng giai đoạn thực hiện kế hoạch. Từ đó có thể biết được tiến độ công việc có đang theo đúng lộ trình và phương hướng đã đề ra từ đầu hay không. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp biết được hiệu quả của kế hoạch, phát hiện những khuyết điểm cần phải khắc phục kịp thời để mang đến kết quả kinh doanh tốt nhất.
Ngoài ra, thông qua các chiến lược Marketing cụ thể trong Plan Marketing còn giúp mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh khác nhau. Có được những chiến dịch tiếp thị phù hợp để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng và mở rộng thị trường kinh doanh.
Xây dựng Marketing Plan tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm 25% thời gian và 40% chi phí làm marketing
Những nội dung cần có một Marketing Plan đúng chuẩn
Dưới đây là những nội dung cần phải có trong một Marketing Plan chuẩn mà doanh nghiệp cần phải biết.
Bản tóm tắt hoạt động marketing
Trước khi thực hiện Plan Marketing thì doanh nghiệp cần lên một bản tóm tắt hoạt động với độ dài khoảng 1-2 trang. Nội dung chính là tóm tắt thực trạng hoạt động và phương hướng mục tiêu của doanh nghiệp trong giai đoạn sắp tới. Khi thực hiện bản tóm tắt, chỉ cần thể hiện ngắn gọn, chính xác những ý tưởng, đề nghị cho kế hoạch để giúp ban quản trị hiểu được những nội dung chính. Đây là bước đầu tiên đóng vai trò cực kỳ quan trọng, bởi chỉ khi bản tóm tắt thành công và được hội đồng thông qua thì mới có thể thực hiện được các công việc sau đó. Chính vì vậy bạn cần phải cố gắng tạo một bản tóm tắt chất lượng nhất ngay từ đầu.
Tình hình Marketing tại doanh nghiệp
Trong nội dung tình hình Marketing tại doanh nghiệp thì người lên kế hoạch marketing cần phải trình bày rõ những vấn đề sau đây:
- Tình hình thị trường: Cần phải thu thập đầy đủ thông tin, số liệu về quy mô, mức tăng trưởng trong thị trường sản phẩm tiêu thụ, nhận thức, tâm lý khách hàng, khuynh hướng, thói quen của người sử dụng sản phẩm.
- Tình hình sản phẩm: Đưa ra thông tin, số liệu về giá cả, mức bán, mức đóng góp vào thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp.
- Tình hình phân phối: Xác định chính xác quy mô thị trường phân phối sản phẩm, các kênh phân phối chính, mức độ phổ biến và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
- Tình hình cạnh tranh: Cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh để lấy được thông tin, số liệu về cách thức, quy mô, mức tiêu thụ, chất lượng sản phẩm, các chiến lược và dự định tương lai của họ. Như vậy doanh nghiệp sẽ tìm ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn để có thể cạnh tranh lâu dài với các đối thủ trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
- Tình hình môi trường vĩ mô: Những thông tin vĩ mô bao gồm kinh tế, dân số, chính trị, văn hóa, xã hội, luật pháp,… là những yếu tố tác động trực tiếp đến mức tiêu thụ sản phẩm của khách hàng.
Phân tích những cơ hội và vấn đề còn tồn đọng
Việc phân tích cơ hội và vấn đề còn tồn đọng là nội dung quan trọng giúp bạn tạo nên Marketing Plan chất lượng và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Bởi khi có những thông tin, số liệu cụ thể thì bạn có thể xác định chính xác phương hướng kinh doanh cũng như biết được kết quả mà kế hoạch có thể đạt được. Chính vì vậy, việc phân tích cần được thực hiện chính xác với các hoạt động cụ thể:
- Phân tích cơ hội, thử thách: phân tích các cơ hội và thử thách có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kế hoạch Marketing của doanh nghiệp.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu: biết rõ điểm mạnh và điểm yếu để có thể phát huy hoặc khắc phục kịp thời, giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh.
- Phân tích vấn đề: dựa vào những đánh giá và phân tích ở trên để biết được các vấn đề cần phải giải quyết trong kế hoạch.
Nên áp dụng SWOT để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xác định mục tiêu của Plan Marketing
Mục tiêu chính là kết quả cuối cùng mà các kế hoạch Marketing muốn hướng tới. Khi xác định chính xác mục tiêu thì doanh nghiệp mới có thể tạo ra những Plan Marketing phù hợp và hiệu quả. Vì vậy trước khi tạo ra kế hoạch Marketing thì doanh nghiệp cần phải xác định được mục tiêu muốn hướng tới.
Ví dụ như lợi nhuận, doanh thu, thương hiệu, chỗ đứng trên thị trường,…
Xác định chiến lược Marketing cụ thể
Dựa vào những số liệu, thông tin đã thu được từ các bước trên thì doanh nghiệp sẽ tiến hành lập ra chiến lược Marketing cụ thể, rõ ràng. Để thực hiện bước này thì đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao, có tư duy logic và đặc biệt là phải nhanh nhạy với thị trường luôn biến đổi không ngừng.
Chiến lược Marketing cụ thể trong kế hoạch Marketing chi tiết cần phải có những nội dung sau:
- Thị trường mục tiêu.
- Định vị dòng sản phẩm, giá bán.
- Đầu mối phân phối.
- Nhân lực bán hàng.
- Dịch vụ quảng cáo.
- Chương trình khuyến mãi.
- Nghiên cứu và phát triển.
Chương trình marketing cụ thể
Dựa vào mục tiêu và các nội dung trong kế hoạch mà người thực hiện cần phải lên một chương trình công việc cụ thể, bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Những công việc cần phải làm?
- Khi nào phải làm?
- Ai sẽ là người làm?
- Chi phí bao nhiêu?
- Thời gian thực hiện là bao lâu?
Đây là bước quan trọng đầu tiên khi đưa các kế hoạch Marketing trên giấy vào hành động thực tế, chương trình này cần phải xây dựng theo hệ thống phễu marketing và phễu bán hàng để đạt được kết quả tốt nhất.
Dự tính ngân sách lỗ và lãi
Dự tính ngân sách lỗ và lãi (ROI) cũng là nội dung quan trọng trong Marketing Plan giúp kế hoạch trọn vẹn và đạt được hiệu quả cao. Việc dự tính này được xem là căn cứ để xác định xem kế hoạch Marketing này có phải là một hành động nguy hiểm không. Và nếu thất bại thì doanh nghiệp của bạn sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì. Ngoài ra, việc dự tính ngân sách lỗ và lãi cũng giúp doanh nghiệp có kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất, tuyển nhân viên và thực hiện chiến lược Marketing.
>>Tham khảo: ROI là gì? Hướng dẫn tối ưu ROI hiệu quả cho marketing.
Kiểm soát hoạt động tiếp thị
Chỉ khi có sự chung tay góp sức của toàn bộ các cấp quản lý và nhân viên trong công ty thì mới có thể thực hiện thành công một Marketing Plan. Nhưng không phải tất cả mọi người sẽ đều cố gắng hết mình trong công việc và biết cách thực hiện công việc đúng cách.
Lúc này những người làm công việc kiểm soát hoạt động sẽ chịu trách nhiệm đốc thúc nhân viên tập trung làm việc để hoàn thành KPI. Việc kiểm soát hoạt động cũng là để kiểm tra, giám sát xem kế hoạch có đang đi đúng hướng hay không và hạn chế được những lỗi sai không đáng có.
Hướng dẫn cách xây dựng Marketing Plan hiệu quả
Mặc dù hiểu rõ được tầm quan trọng của các Digital Marketing Plan đối với hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cung biết cách xây dựng một kế hoạch Marketing đúng chuẩn để mang lại hiệu quả tốt nhất. Để giúp các doanh nghiệp biết được cách xây dựng Plan Marketing hiệu quả thì dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu các bước lên kế hoạch Marketing cụ thể, chi tiết nhất.
Bước 1: Phân tích, nghiên cứu thị trường
Phân tích thị trường chính bước đầu tiên khi xây dựng Marketing Plan. Bởi chỉ khi nắm rõ đặc điểm thị trường thì doanh nghiệp với đưa ra được mục tiêu kinh doanh chính xác, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Việc phân tích, điều tra thị trường cần phải thực hiện trước khi sản xuất sản phẩm và phải nắm vững các vấn đề sau:
- Hiểu rõ điểm mạnh: cần phải hiểu rõ doanh nghiệp của bạn có điểm mạnh ở những lĩnh vực nào để có thể tiếp tục phát triển và làm nên điểm khác biệt so với đối thủ.
- Nhận biết điểm yếu: doanh nghiệp cũng phải thẳng thắn nhìn nhận những điểm yếu kém của mình để có thể tìm ra những phương pháp khắc phục kịp thời. Bởi nếu không thì những điểm yếu này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của kế hoạch Marketing.
- Đánh giá chung về thị trường: doanh nghiệp cần phải nhận biết những cơ hội khi thực hiện kế hoạch? Nhu cầu của thị trường như thế nào? Các yếu tố như văn hóa xã hội, pháp luật có ảnh hưởng đến kế hoạch và sản phẩm hay không…
Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Khi đã nắm rõ được thị trường thì doanh nghiệp cũng cần phải hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh của mình. Doanh nghiệp cần biết rõ những doanh nghiệp nào sẽ là đối thủ của mình trong thị trường sản phẩm sắp tới. Cần phải tìm hiểu về chất lượng sản phẩm, các kế hoạch và chiến lược của họ trong thời gian tới.
Việc hiểu rõ về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp có được hướng đi phù hợp để tạo sức cạnh tranh tốt hơn. Bên cạnh đó đây cũng là cách để doanh nghiệp học hỏi và tránh được những sai lầm trong quá trình lập kế hoạch Marketing.
Bước 3: Xác định chân dung khách hàng tiềm năng
Xác định chân dung khách hàng tiềm năng chính là bước giúp kế hoạch Marketing đi đúng hướng và mang lại hiệu quả cao nhất. Việc xác định chân dung khách hàng tiềm năng sẽ giúp doanh nghiệp có những chiến lược tiếp thị đến đúng những đối tượng có nhu cầu mua sắm cao. Từ đó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu cho doanh nghiệp.
Việc xác định chân dung khách hàng tiềm năng cần dựa vào các yếu tố sau:
- Đối tượng khách hàng cụ thể.
- Xác định các yếu tố định tính bao gồm giới tính, độ tuổi, thói quen, sở thích, tình trạng hôn nhân,… của khách hàng tiềm năng.
- Xác định các yếu tố định lượng bao gồm: mức sống, thu nhập, khả năng có thể chi trả cho sản phẩm, dịch vụ,..
- Nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ ở đối tượng khách hàng này là cao hay thấp.
- Mong muốn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Sau khi tìm hiểu, phân tích được những yếu tố trên thì doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quát về chân dung khách hàng tiềm năng.
Bước 4: Tạo thông điệp muốn truyền tải đến khách hàng
Bước tiếp theo khi xây dựng Marketing Plan chính là sáng tạo thông điệp muốn truyền tải đến khách hàng. Thông điệp truyền tải cần phải ấn tượng và đảm bảo những yếu tố sau:
- Sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp là gì? Tại sao doanh nghiệp lại muốn cung cấp sản phẩm đó?
- Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn có điểm gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
- Những lợi ích, tính năng của sản phẩm, dịch vụ mang đến cho khách hàng là gì.
Đội ngũ Marketing của doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ để có thể đưa ra những thông điệp đáp ứng đầy đủ những yếu tố trên. Thông điệp truyền tải phải ngắn gọn, súc tích và hướng tới mục tiêu khách hàng tiềm năng. Với những thông điệp quá dài dòng, không thể hiện được mục tiêu thì sẽ rất khó gây được ấn tượng tốt với khách hàng. Cũng như tạo được điểm nhấn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.
Bước 5: Lựa chọn hình thức Marketing phù hợp
Lựa chọn hình thức, kênh Marketing phù hợp cũng là bước quan trọng góp phần tạo nên thành công của Marketing Plan. Cần phải dựa vào khách hàng mục tiêu mà kế hoạch đang hướng đến để có thể lựa chọn hình thức Marketing phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất.
Ví dụ đối với nhóm khách hàng tiềm năng là nhân viên văn phòng có mức sống cao và thường xuyên check mail. Thì hình thức tiếp thị hiệu quả nhất là Email Marketing sẽ giúp tăng tính chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp lên rất nhiều.
Hiện nay, có rất nhiều hình thức Marketing hiệu quả, phù hợp với từng mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp. Bao gồm tiếp thị qua website, fanpage, các trang mạng xã hội nhiều người dùng như Facebook, Instagram, Pinterest, Twitter,… Các doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều hình thức Marketing lại với nhau để mang lại kết quả tốt nhất cho các chiến dịch truyền thông của mình.
Bước 6: Lên kế hoạch triển khai marketing cụ thể
Sau khi đã xác định được chính xác kế hoạch Marketing cần phải thực hiện thì doanh nghiệp cần phải lên kế hoạch triển khai cụ thể. Với kế hoạch triển khai cụ thể thì doanh nghiệp cần phải xác định được những vấn đề sau:
- Sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ tung ra thị trường.
- Thông điệp truyền tải của sản phẩm, dịch vụ.
- Lựa chọn kênh tiếp thị để truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ.
- Đối tượng khách hàng nhận thông tin về sản phẩm, dịch vụ.
- Xác định phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Chi phí chuyển đổi mua hàng của khách hàng sau khi kết thúc các hoạt động tiếp thị truyền thông.
- Những nhận xét, điểm chưa hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ để giúp doanh nghiệp điều chỉnh và khắc phục hiệu quả.
Khi đã xác định được những vấn đề trên thì doanh nghiệp dự tính ngân sách chi phí phù hợp cho từng giai đoạn. Một kế hoạch tiếp thị được thực hiện với ngân sách hợp lý, tiết kiệm sẽ dễ được ban quản trị thông qua và mang lại lợi nhuận cao hơn.
Bước 7: Đánh giá kế hoạch và báo cáo kết quả
Đánh giá kế hoạch và báo cáo kết quả là bước cuối cùng khi lập Plan Marketing để doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của kế hoạch. Sau khi sản phẩm, dịch vụ được tung ra thị trường thì doanh nghiệp mới bắt đầu thực hiện đánh giá, báo cáo.
Tùy vào từng kế hoạch mà thời gian đánh giá cũng sẽ thay đổi khác nhau. Ví dụ với những kế hoạch ngắn hạn thì việc đánh giá sẽ diễn ra từ 6 tháng đến 1 năm. Còn với những kế hoạch dài hạn hơn thì thời gian đánh giá có thể kéo dài khoảng 3-5 năm. Tuy nhiên nếu mức tiêu thụ sản phẩm và doanh thu thấp hơn dự kiến thì việc đánh giá sẽ cần phải được thực hiện ngay để khắc phục.
Marketing Plan của Starbuck
Starbuck là một trong thương hiệu cà phê cao cấp, đạt doanh thu mỗi năm cao. Mẫu kế hoạch marketing của họ phải thật sự xuất sắc thì mới có thể mang lại điều đó.
Mẫu plan marketing này bao gồm các nội dung như sau:
- Tóm tắt về doanh nghiệp
- Khách hàng mục tiêu
- Đề xuất bán hàng độc đáo
- Chiến lược định giá & định vị
- Kế hoạch phân phối
- Ưu đãi đưa ra
- Tài liệu tiếp thị
- Chiến lược khuyến mãi
- Chiến lược tiếp thị trực tuyến
- Chiến lược chuyển đổi
- Liên doanh và hợp tác
- Chiến lược giới thiệu
- Chiến lược tăng giá giao dịch
- Chiến lược duy trì
- Dự toán tài chính
Bạn đọc có thể xem chi tiết tại đây: Plan Marketing của Starbuck
8 Mẫu Marketing Plan miễn phí (Bản Powpoint)
Hy vọng các mẫu Marketing Plan sẽ khiến bạn dễ dàng hơn khi lập kế hoạch tiếp thị.
Marketing Plan Template 01
Marketing Plan Template 02
Marketing Plan Template 03
Marketing Plan Template 04
Marketing Plan Template 05
Marketing Plan Template 06
Marketing Plan Template 07
Marketing Plan Template 08
Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu chi tiết về khái niệm, vai trò của Marketing plan cũng như hướng dẫn chi tiết cách xây dựng Marketing Plan hiệu quả. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm về Marketing plan cũng như biết cách xây dựng Digital Marketing Plan phù hợp giúp mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.