Những năm gần đây, mô hình marketplace đã trở nên quá quen thuộc đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là những đơn vị áp dụng hình thức bán hàng trên Facebook. Tuy nhiên, với nhiều cá nhân, đặc biệt những người mới học hay tìm hiểu marketing, mô hình này khá mới. Vậy marketplace là gì? Có ưu, nhược điểm gì và làm thế nào để triển khai Facebook Marketplace? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Marketplace là gì?
Marketplace là mô hình thương mại điện tử giúp người mua và người bán tập trung lại một nơi nhờ sự hỗ trợ từ internet. Đây là môi trường thuận lợi nhất cho khách hàng tìm kiếm đơn vị cung cấp sản phẩm nhanh chóng và dễ dàng.
Khoảng 7 năm về trước, Marketplace mới bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam. Bằng cách ứng dụng mô hình này, các cá nhân, doanh nghiệp bán lẻ đã có thể tiếp cận khách hàng đơn giản hơn rất nhiều mà không tốn thời gian, công sức hay chi phí thuê nhân sự.
Mô hình Marketplace hoạt động trên cơ chế cực kỳ đơn giản. Người bán đăng hình ảnh và thông tin sản phẩm lên nền tảng. Những ai có nhu cầu mua mặt hàng nào đó, hệ thống sẽ gợi ý những sản phẩm phù hợp hoặc liên quan đến từ khóa tìm kiếm.
Khi lựa chọn được đúng mặt hàng cần, người mua có thể đặt trực tuyến ngay trên nền tảng. Mô hình cho phép trao đổi thông tin, giá bán với đơn vị cung cấp. Hai bên sau khi thống nhất sẽ được thực hiện quá trình giao dịch.
>>> Tìm hiểu thêm: Facebook Business là gì? Các tạo tài khoảng Facebook Business đơn giản, nhanh chóng.
Phân loại
Marketplace có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau như:
Theo đối tác kinh doanh
Căn cứ vào mô hình hoạt động của đối tác kinh doanh, Marketplace có thể chia thành 2 loại riêng biệt là:
- C2C Marketplace: đây là hệ thống người bán dường như hạn chế về nguồn lực: ít kênh bán hàng và ngân sách thấp. Thông thường các hộ kinh doanh hoặc cá nhân đơn lẻ mới hay hoạt động trên nền tảng này.
- B2C Marketplace: mô hình Marketplace kết nối những doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất, phân phối chính thức mặt hàng cơ hội tiếp cận người tiêu dùng.
Theo sản phẩm
Dựa trên hình thức phân phối sản phẩm, người ta có thể chia Marketplace thành 3 loại khác nhau là:
- Marketplace dọc: cho phép nhiều nhà cung cấp cùng phân phối hay bán một sản phẩm/mặt hàng giống nhau trên nền tảng
- Marketplace ngang: hình thức cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau cùng nằm trong một ngành.
- Marketplace hỗn hợp: hình thức hoạt động thường gặp ở các mô hình thương mại điện tử hiện nay, cho phép quảng bá, giới thiệu nhiều sản phẩm khác nhau ở tất cả các ngành hàng
Ưu nhược điểm
Tương tự như các mô hình thương mại điện tử khác, Marketplace cũng tồn tại tính 2 mặt của nó thông qua các ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm
Có thể nói, Marketplace là một trong những phương thức bán hàng mang lại hiệu quả với các ưu điểm nổi bật như:
- Quy trình thực hiện giao dịch mua bán đơn giản: mọi công đoạn quảng bá, giới thiệu đến đóng gói, giao hàng tận nơi Marketplace đều đáp ứng dễ dàng
- Tiết kiệm chi phí: các doanh nghiệp thương mại điện tử không cần bỏ chi phí thuê kho bãi mà sản phẩm vẫn nằm ở bên đơn vị cung cấp. Điều này giúp cho các doanh nghiệp quản lý dòng tiền vốn tốt hơn. Khi nào có đơn hàng, doanh nghiệp chỉ cần liên hệ với nhà sản xuất. Đơn vị sẽ tiến hành đóng gói, giao hàng và thu tiền hộ.
- Xử lý đơn hàng nhanh – chuyên nghiệp: Marketplace cho phép người bán đăng hình ảnh, thông tin sản phẩm lên nền tảng. Đồng thời hỗ trợ các khâu vận chuyển, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Vì thế, quy trình bán hàng nhanh chóng, giúp khách hàng hài lòng và tin tưởng hơn.
- Tiếp cận khách hàng tiềm năng: thông qua Marketplace, các doanh nghiệp có thể quảng bá thương hiệu hay giới thiệu sản phẩm đến một lượng lớn người dùng trên nền tảng. Trong đó khả năng tiếp cận cao với tệp khách hàng tiềm năng mà không cần nhiều chi phí như các phương thức khác.
- Đa dạng sự lựa chọn cho khách hàng: Với nền tảng Marketplace, rất nhiều sản phẩm được giới thiệu với đầy đủ thông tin giá cả. Người mua có thể căn cứ vào đó so sánh chất lượng và đưa ra sự lựa chọn hợp lý.
- Mua sắm dễ dàng: các thao tác mua sắm cực kỳ đơn giản, được sắp xếp tuần tự và chỉ cần thực hiện theo. Thanh toán dễ dàng, nhanh chóng bằng một cú nhấp.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên, Marketplace cũng có một vài nhược điểm sau:
- Mất phí hoa hồng: Trên các nền tảng Marketplace, người bán phải trả một khoản phí được gọi là tiền hoa hồng theo quy định. Tùy từng ngành hàng và sản phẩm cung cấp, mỗi nền tảng sẽ đưa ra các mức phí có sự chênh lệch khác nhau. Thông thường, người bán hay cộng dồn vào thành giá. Sau đó trích ra rồi trả cho hệ thống Marketplace.
- Mức độ cạnh tranh cao: Marketplace cho phép đăng bán các mặt hàng giống nhau với mức giá riêng biệt. Điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng so sánh nhưng lại tăng độ cạnh tranh giữa các đơn vị cùng cung cấp mặt hàng đó.
- Khó kiểm soát dữ liệu: Những dữ liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh đều bị giữ lại trên Marketplace. Do đó, doanh nghiệp không thể tận dụng hay khai thác phục vụ các chiến lược marketing ngoài nền tảng. Khi ngừng hoạt động, các dữ liệu đó cũng bị mất đi và không lấy lại được.
Có nên bán hàng online trên Marketplace không?
Với những cá nhân muốn kinh doanh nhưng ngân sách eo hẹp, Marketplace là một kênh bán hàng cực kỳ hiệu quả. Vì nền tảng cho phép tiếp cận khách hàng tiềm năng với chi phí tiết kiệm tối đa. Các cá nhân bán hàng online ít kênh có thể lựa chọn Marketplace trong định hướng tăng doanh thu. Tuy nhiên, với cách này, chắc chắn người bán sẽ có sự lệ thuộc vào bên thứ ba.
Đối với các doanh nghiệp, Marketplace chỉ nên là một kênh bán hàng phụ hoặc công cụ mở rộng thị trường. Còn tốt hơn hẳn là doanh nghiệp nên tự xây dựng cho mình một kênh kinh doanh trực tuyến riêng.
Cách xây dựng Facebook Marketplace hiệu quả
Làm như thế nào để xây dựng và triển khai Marketplace hiệu quả? Thực chất, Marketplace không chỉ ứng dụng dành riêng cho các website hay sàn thương mại điện tử. Marketplace còn rất hữu ích trên mạng xã hội. Facebook là một trong những nền tảng Marketplace có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng không thể bỏ lỡ. Để triển khai, xây dựng Facebook Marketplace cần phải thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
- Click vào biểu tượng cửa hàng ở góc cuối màn hình giao diện Facebook.
- Cập nhật đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn
- Chụp ảnh mặt hàng hoặc thêm từ album ảnh có sẵn
- Sau đó, nhập phần mô tả, tên hàng hóa cùng mức giá bán
- Tiếp theo khoanh vùng đối tượng khách hàng mục tiêu bằng cách xác nhận vị trí và danh mục ngành hàng
- Cuối cùng là đăng bán theo chế độ tùy chọn ẩn với bạn bè hoặc công khai
Mọi thao tác diễn ra rất dễ dàng chỉ trong vài phút. Khi bài đăng được cập nhật, bất cứ ai trong khu vực vị trí khoanh vùng có thể nhìn thấy mặt hàng đó. Nếu quan tâm, người ấy sẽ nhắn tin inbox riêng hoặc bình luận comment ngay dưới bài đăng.
Nhìn chung, Facebook Marketplace là kênh bán hàng cực kỳ hiệu quả vào thời điểm dịch bệnh Covid còn chưa kết thúc như hiện nay. Đây chính là giải pháp tuyệt vời giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo mà vẫn có cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Ngoài việc triển khai Marketplace, doanh nghiệp nên song song xây dựng Fanpage bán hàng ngay trên Facebook. Những bài đăng trên Marketplace chính là lối tắt đưa khách hàng đến với doanh nghiệp thông qua Fanpage. Do đó, đơn vị kinh doanh cần tối ưu hình ảnh, nội dung, video clip trên trang để thu hút cũng như giữ chân khách hàng ở lại. Từ đó tăng chuyển đổi, khai thác triệt để tiềm năng trên Facebook, đồng thời thúc đẩy hoạt động bán hàng.
Các ví dụ áp dụng mô hình marketplace trong kinh doanh
Lazada – Đơn vị áp dụng mô hình marketplace đầu tiên trong kinh doanh
Là đơn vị đầu tiên tiên phong trong việc áp dụng mô hình thương mại điện tử vào kinh doanh, Lazada đã xây dựng một hệ thống bán hàng chuyên nghiệp. Tất cả các dịch vụ chăm sóc khách hàng và thanh toán đều được tối ưu. Kết hợp cùng các chiến lược marketing khuyến mãi và giảm giá, Lazada đã nhận rất nhiều đơn hàng trên hệ thống. Qua đó, đưa Lazada lên một vị trí mới trong thị trường Việt Nam.
>>> Tham khảo: Cách bán hàng trên Lazada đơn giản, hiệu quả cho người mới bắt đầu.
Tiki – Thành công với quyết định chuyển sang mô hình marketplace
Trước đây, Tiki vốn hoạt động kinh doanh theo mô hình truyền thống là mang hàng về kho. Tuy sản phẩm chất lượng nhưng dòng chủng loại bị giới hạn do tốn nhiều chi phí lưu kho. Vì vậy, cách đây 4 năm, Tiki đã quyết định chuyển sang hình thức kinh doanh thương mại điện tử.
Về cách thức đặt hàng, vận chuyển và thanh toán cũng tương tự như Lazada nhưng Tiki đã mở rộng dòng sản phẩm đa dạng hơn. Vì vậy, người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn khi mua sắm. Thậm chí còn mở rộng tệp khách hàng tiềm năng. Nhờ đó, tăng doanh số lên đáng kể so với các năm trước đó.
Shopee – Mô hình marketplace kết hợp C2C với B2B
Những năm gần đây, Shopee là một cái tên khá hot trên thị trường hoạt động với mô hình marketplace. Mới đầu khi tới Việt Nam, Shopee kinh doanh C2C tức là trao đổi bán hàng giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên hiện tại, đơn vị này đã nâng tầm vị thế bằng cách phối hợp với hình thức B2B. Do đó, trên hệ thống thương mại điện tử trở nên đa dạng mặt hàng. Vì vậy, khách hàng có thể tùy ý lựa chọn một sản phẩm bất kỳ với nhiều đơn vị cung cấp hơn. Điều này khiến cho giá cả cạnh tranh giúp các nhãn hàng phát triển và mang đến lợi thế mua hàng chất lượng.
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn cách xây dựng Facebook Marketplace hiệu quả thông qua phân tích những ưu, nhược điểm mà Marketplace mang lại cho hoạt động kinh doanh. Hy vọng rằng có thể mang tới nhiều kiến thức cần thiết cho các marketer thúc đẩy doanh số bán hàng cá nhân cũng như tại doanh nghiệp. Nếu có câu hỏi hay bất cứ thắc mắc về nội dung bài viết trên, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.