Các hoạt động trong một chiến lược Marketing đều chịu tác động bởi nhiều yếu tố liên quan, thậm chí ở mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau đều phải chịu tác động từ những yếu tố môi trường tương ứng. Tùy vào từng lĩnh vực mà môi trường ấy mang đến doanh nghiệp điều kiện thuận lợi hay những thách thức nhất định. Những yếu tố bên trong và bên ngoài tương tác, kết hợp lại với nhau tạo nên môi trường Marketing. Vậy Môi trường Marketing là gì mà có tầm ảnh hưởng lớn đến thế? Hãy cùng CAS Solution tìm hiểu đầy đủ các khía cạnh của Môi trường Marketing thông qua bài viết sau nhé!
Môi trường Marketing là gì?
Đầu tiên, Môi trường Marketing (hay còn gọi là Marketing Environment) được định nghĩa là các yếu tố bên trong và bên ngoài khác nhau của doanh nghiệp, chúng bao quanh các hoạt động của doanh nghiệp và gây ảnh hưởng trực tiếp đến các chiến lược tiếp thị và cả các hoạt động khác của công ty.
Các yếu tố trên có thể được chia thành các nhóm khác nhau như: môi trường nội bộ, môi trường bên ngoài, môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Trong đó, một số yếu tố sẽ nằm trong khả năng kiểm soát của công ty và một số yếu tố vĩ mô như sự phát triển của công nghệ hay các chính sách của chính phủ lại nằm ngoài tầm kiểm soát của đội ngũ lãnh đạo công ty.
Chính vì mức độ ảnh hưởng khó kiểm soát, ban lãnh đạo công ty cần phải lập kế hoạch và chiến lược rõ ràng cho các hoạt động tiếp thị, dựa trên bảng phân tích các yếu tố môi trường Marketing, nắm được các yếu tố nào có tác động tích cực hay tiêu cực đến các hoạt động của công ty.
Ý nghĩa của môi trường Marketing đối với doanh nghiệp
Mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều chịu tác động của các yếu tố Môi trường Marketing. Bất kể sự tồn tại của doanh nghiệp ở hiện tại hay tương lai, thì vị trí, hình ảnh và biên độ lợi nhuận đều phụ thuộc vào môi trường bên trong và bên ngoài của nó. Để doanh nghiệp có thể hoạt động và tồn tại lâu dài trên thị trường, ban lãnh đạo công ty cần phải hiểu và phân tích đầy đủ các yếu tố môi trường Marketing đúng cách.
Việc khai thác các yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp:
Thấu hiểu tâm lý khách hàng
Tất cả các hoạt động tiếp thị và kinh doanh của một doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng của mình.
Vì vậy, doanh nghiệp dù ở quy mô nào đều đề cao và coi trọng việc thấu hiểu tâm lý khách hàng, thấu hiểu cả sự thay đổi sở thích ở họ để triển khai kế hoạch phục vụ tốt hơn nhằm duy trì mối quan hệ gắn bó, lâu dài. Môi trường Marketing sẽ giúp nhà tiếp thị hiểu rõ hơn về các hành vi của khách hàng khách hàng, từ đó có những chiến lược về sản phẩm/dịch vụ đúng đắn.
Nắm được ưu, nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh
Bất kể thị trường ngách nào đều có đa dạng người chơi và cùng nhắm đến một vị trí. Việc hiểu rõ về môi trường Marketing sẽ giúp nhà tiếp thị hiểu sâu hơn về các cuộc cạnh tranh, năm bắt cả những lợi thế, và nhược điểm của đối thủ so với doanh nghiệp của mình.
Khai thác các xu hướng mới
Khi các Marketer ‘nhấn thân’ vào thị trường tiếp thị, việc tận dụng các xu hướng mới đòi hỏi bạn phải nắm nhiều kiến thức về môi trường Marketing để cân nhắc được mức độ phù hợp với lĩnh vực, khách hàng và doanh nghiệp. Các nhà tiếp thị cần nghiên cứu đầy đủ mọi khía cạnh của môi trường tiếp thị, để từ đó có thể tạo ra một kế hoạch Marketing hoàn hảo.
Lập kế hoạch chi tiết cho tương lai
Sự nghiên cứu sâu về môi trường bên trong và môi trường bên ngoài là rất cần thiết để thiết lập các kế hoạch mới cho tương lai. Nếu bạn muốn kế hoạch thành công, thì ngay lúc này, bạn cần phải nhận thức đầy đủ về viễn cảnh hiện tại cũng như dự đoán trước tương lai của môi trường tiếp thị.
Phân tích các yếu tố trong môi trường Marketing
Có hai loại Môi trường Marketing quan trọng:
- Môi trường tiếp thị bên trong
- Môi trường tiếp thị bên ngoài
Bên cạnh đó, bạn có thể chia nhỏ môi trường tiếp thị bên ngoài thành:
- Môi trường tiếp thị vi mô
- Môi trường tiếp thị vĩ mô
Môi trường Marketing được tạo thành từ các yếu tố của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát các yếu tố bên trong, nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình kiểm soát các yếu tố bên ngoài.
Môi trường bên trong
Môi trường bên trong của doanh nghiệp sẽ bao gồm tất cả những lực lượng và các yếu tố ở bên trong. Các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động Marketing trong doanh nghiệp điều hành. Môi trường bên trong bao gồm các thành phần như:
- Con người.
- Tài chính.
- Máy móc.
- Nguyên vật liệu.
- Sản phẩm, hàng hóa.
Môi trường tiếp thị bên trong sẽ dễ dàng được kiểm soát chặt chẽ bởi các Marketer và có thể sẽ có sự thay đổi ngay khi các yếu tố môi trường tiếp thị bên ngoài thay đổi.
Tuy nhiên, tương tự như môi trường bên ngoài, các yếu tố môi trường bên trong cũng có tác động đáng kể đối với các quyết định Marketing và quá trình trình quảng bá đến khách hàng của doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài
Môi trường vi mô
Môi trường tiếp thị vi mô thuộc tập hợp yếu tố môi trường bên ngoài và có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp, có khả năng gây ảnh hưởng trược tiếp đến các chức năng của các hoạt động đó. Các yếu tố vi mô bao gồm:
- Khách hàng: Hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh đều có cùng mong muốn chính là đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng. Do đó, các chiến lược Marketing của hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung hướng đến khách hàng. Họ sẽ phân tích và tìm hiểu nhu cầu khách hàng và cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất.
- Nhà cung cấp: Là các nhà cung cấp nguyên vật liệu để tạo ra một sản phẩm hoàn thiện. Các doanh nghiệp cần xác định được các nhà cung cấp uy tín trên thị trường và lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng nhất cho mình.
- Nhà phân phối: Các kênh phân phối giữ vai trò vô cùng quan trọng để tạo nên sự thành công của các hoạt động tiếp thị. Việc nhà phân phối tiếp xúc trực tiếp với khách hàng sẽ tạo ra các gợi ý về nhu cầu của họ về sản phẩm của doanh nghiệp.
- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là những người bán hoạt động trong cùng lĩnh vực của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, chúng ta có rất ít khả năng hoặc không thể kiểm soát được các hành động của đối thủ cạnh tranh, ngược lại chúng ta chỉ có thể dự đoán hành vi cạnh tranh của họ để đưa ra các chiến lược đối phó với chúng. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp như: lựa chọn thị trường mục tiêu, kênh tiếp thị cũng như liên quan đến danh mục sản phẩm, , nhà cung cấp, danh mục giá, chiến lược khuyến mãi,…
- Công chúng: Doanh nghiệp có một số trách nhiệm nhất định đối với xã hội mà mình đang hoạt động. Vì thế, tất cả các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp đều phải được thiết kế nhằm mục tiêu làm tăng phúc lợi cho toàn xã hội.
- Nhân viên: Trong bất kể doanh nghiệp hay tổ chức nào, nhân viên cũng đóng vai trò như một yếu tố “nòng cốt” góp phần quan trọng tạo nên sự thành công của doanh nghiệp. Chất lượng của đội ngũ nhân viên sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng đào tạo và các chính sách tạo động lực làm việc cho họ. Vì vậy, đào tạo & phát triển có thể xem là một hoạt động rất quan trọng để doanh nghiệp truyền đạt các kỹ năng Marketing cho một cá nhân.
Môi trường vĩ mô
Thành phần vĩ mô được cấu thành các yếu tố bên ngoài, tạo các lực tác động đến toàn bộ ngành nhưng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô có thể được chia thành 6 phần sau:
- Nhân khẩu học: Yếu tố nhân khẩu học sẽ được thiết lập bởi người xây dựng nên thị trường. Đây được xem như một đặc trưng để thực hiện những phân tích và điều tra thực tế, giúp Marketer phân biệt dân số theo mật độ, giới tính, quy mô, tuổi tác, chủng tộc, nghề nghiệp,…
- Kinh tế: Khi các doanh nghiệp hoạt động dưới một nền kinh tế xác định và chịu ảnh hưởng bởi các giai đoạn mà nó đang diễn ra. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các hoạt động Marketing của doanh nghiệp sẽ có những điểm khác biệt hoàn toàn so với những gì mà nó phải tuân theo.
- Khoa học, công nghệ: Song song với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu để bắt kịp và đáp ứng được nhu cầu khách hàng ở một mức độ cao hơn.
- Môi trường vật lý: Yếu tố môi trường vật lý bao gồm cả môi trường tự nhiên nơi mà doanh nghiệp đang hoạt động. Điều này bao gồm các điều kiện như khí hậu, khả năng tiếp cận nguồn nước và nguyên liệu, sự thay đổi môi trường, ô nhiễm, thiên tai,…
- Chính trị, pháp luật: Doanh nghiệp cần phải tuân thủ theo những thay đổi trên thị trường về quy tắc thông lệ, thương mại, quy định thị trường, thuế…để tránh rủi ro bị xử phạt trong hoạt động kinh doanh.
- Môi trường văn hóa xã hội: Các yếu tố văn hóa trong di sản, tôn giáo, phong cách sống,… cũng gây ảnh hưởng đến các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội dần trở thành một phần quan trọng trong các chiến lược tiếp thị và ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong các tài liệu về tiếp thị. Tiếp thị mang tính CSR (trách nhiệm với xã hội) ủng hộ việc các công ty kinh doanh nên loại bỏ các sản phẩm có hại cho xã hội.
Qua bài viết trên, CAS Solution đã cùng bạn giải đáp các thắc mắc về các yếu tố tạo nên Môi trường Marketing. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích về chủ đề đầy thú vị này. Nếu có hứng thú với lĩnh vực Marketing, bạn hãy đón đọc thêm nhiều bài viết phân tích khác đến từ CAS Solution nhé!