Ứng dụng digital marketing đang dần được các doanh nghiệp khai thác. Không chỉ những tập đoàn lớn mà các công ty có quy mô vừa và nhỏ cũng đã chú trọng đầu tư vào hoạt động này. Một trong những chiến dịch được lặp lại liên tục và thường xuyên nhất chính là remarketing. Vậy remarketing là gì? Gồm những loại nào và hoạt động theo cách thức ra sao? Hãy cùng CAS Solution tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tổng quan thông tin về remarketing
Remarketing là gì?
Remarketing là một thuật ngữ chuyên dụng trong chiến dịch marketing nhắc đến hoạt động tiếp thị lại. Thay vì chờ đợi sự phản hồi chủ động của khách hàng, các công ty sẽ tự gợi nhớ hoặc nhắc nhở bằng một hình thức nào đó. Nhằm mục đích cuối cùng là thúc đẩy đưa ra quyết định mua hàng hoặc thanh toán mà bị bỏ quên. Hiểu đơn giản hơn, đây chính là hình thức chăm sóc khách hàng theo hình thức cá nhân hóa.
Hiện nay, hoạt động remarketing được ứng dụng rộng rãi trong các chiến lược upsell hoặc cross-sell. Tuy cách thể hiện khác nhau nhưng đều hướng tới mục đích cuối cùng là tăng tỷ lệ chốt đơn hay thúc đẩy doanh số bán hàng.
Người chịu trách nhiệm lên quảng cáo có thể cài đặt ở chế độ ẩn danh để theo dõi hành vi tiêu dùng từng đối tượng. Dựa trên cơ sở đó thay đổi hoặc điều chỉnh nội dung, thời gian hay cấu trúc, hình ảnh thiết kế… cho phù hợp. Miễn sao đem lại sự thân thiện, giúp khách hàng tiềm năng có trải nghiệm tốt nhất.
Thực tế, remarketing là một phần trong quảng cáo Google và thường điều hướng người dùng truy cập vào hệ thống website. Đồng thời cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và tăng chất lượng website, hình ảnh thương hiệu theo cách thức tin cậy, hiệu quả lâu dài.
Cho dù mục đích chỉ là thu thập thông tin dữ liệu khách hàng hay thúc đẩy hành vi mua, remarketing là giải pháp giúp khách hàng gợi nhớ hữu hiệu mà bất kể doanh nghiệp, tổ chức nào cũng nên thử nghiệm.
Ngay khi bạn truy cập vào website bằng điện thoại hay laptop, máy tính, tài khoản Cookie sẽ được lưu lại dưới dạng bản ghi nhớ trên hệ thống. Điều này lý giải tại sao người quản trị có thể biết rõ những dòng sản phẩm, dịch vụ bạn từng xem qua và thời gian dừng đọc tìm hiểu trên trang.
Về cơ bản, chúng ta được định danh dưới dạng một mã ID và dùng cho các lần truy cập tiếp theo. Hay nói cách khác, khi ghé thăm vào website kinh doanh giày dép, chủ quản lý không biết chính xác bạn là ai. Nhưng nếu họ lên chiến dịch remarketing cho cửa hàng, có thể tiếp cận tới những đối tượng từng truy cập hệ thống bao gồm cả bạn.
Remarketing hướng tới những đối tượng nào?
Nhắm đúng đối tượng hướng tới giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch remarketing hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất. Nhìn chung, hoạt động tiếp thị lại thường xảy ra khi:
- Khách hàng đã truy cập vào website nhưng chưa có bất cứ hành động đăng ký, đặt hàng nào và dẫn tới tỷ lệ chuyển đổi thấp
- Khách hàng đã truy cập nhiều lần vào website, thậm chí hoàn toàn chủ động mà không phải bị dẫn dắt bởi quảng cáo.
- Khách hàng đã hoàn tất chuyển đổi đăng ký, đặt hàng hay thanh toán…
Remarketing hoạt động theo cách thức nào?
Để lên phương án và chiến dịch remarketing phù hợp, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, bạn nên nắm rõ cách thức tiếp thị lại hoạt động:
- Đầu tiên, chúng ta cần phải nhúng đoạn mã cần thực hiện hoạt động tiếp thị lại vào website. Khi khách hàng truy cập vào hệ thống, các thông tin, dữ liệu cookie của người đó sẽ được lưu lại trên trình quản trị.
- Sau khi thoát khỏi website nhưng vẫn còn theo dõi nội dung hay bài viết nào đó trên một website khác, quảng cáo sẽ được hiển thị dưới dạng tiếp thị liên kết (Display Network). Google có trách nhiệm tự điều chỉnh để phân phối nội dung tương thích cho phù hợp và tối ưu nhất.
- Cuối cùng là người chạy quảng cáo sẽ phải theo dõi các tỷ lệ chuyển đổi để điều chỉnh nội dung và ngân sách cho phù hợp với chiến dịch tiếp thị lại.
Phân biệt remarketing và retargeting
Theo những diễn giải ở trên, những người kinh doanh, quản lý sẽ thường bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm remarketing và retargeting. Tuy đều là những thuật ngữ chuyên ngành trong hoạt động truyền thông dùng để tăng tỷ lệ chuyển đổi, hướng khách hàng quay trở lại website nhưng chúng lại có sự khác biệt rõ rệt.
- Retargeting: hoạt động nhắm chọn lại đối tượng, mục tiêu quảng cáo và để tiếp cận lại khách hàng phải mất phí. Nếu họ đã từng vào website và sử dụng internet thì sẽ luôn nằm trong nhóm bị bám đuổi.
- Remarketing: hoạt động tiếp thị lại mang tính bao quát hơn chứ không chỉ dừng ở việc lựa chọn đối tượng mục tiêu để quảng cáo. Tùy vào mục đích, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức mất phí hay miễn phí. Chiến dịch phổ biến thường được ứng dụng nhất là email marketing.
Các loại remarketing điển hình hiện nay
Trên lý thuyết, tùy vào nhóm đối tượng tiềm năng khác nhau muốn hướng tới, marketer sẽ điều chỉnh và lựa chọn loại remarketing phù hợp. Để tăng tỷ lệ chuyển đổi và kết thúc quá trình mua sắm, trải nghiệm của khách hàng, các doanh nghiệp thường sử dụng các chiến dịch tiếp thị lại phổ biến điển hình sau:
Tiếp thị lại video
Đây là hoạt động tiếp thị lại theo hình thức quảng cáo bằng video trên kênh Youtube hoặc các đối tác của Google. Những người từng truy cập website của bạn đều được tiếp cận với clip để gợi nhớ tới thương hiệu hoặc sản phẩm quan tâm. Thông qua đó kêu gọi hành động kế tiếp là quay trở lại đặt hàng hoặc thanh toán hóa đơn.
Tiếp thị lại tìm kiếm
Người tiêu dùng thường có xu hướng tra cứu qua thanh công cụ tìm kiếm trên Google. Nếu họ đã từng truy cập vào website của bạn thì dữ liệu ID sẽ được ghi lại. Khi lên chiến dịch remarketing, phần quảng cáo sẽ được thể hiện ngay bên dưới phần kết quả tìm kiếm và người đó có thể dễ dàng nhìn thấy.
Tiếp thị lại hiển thị
Khi bạn từng truy cập vào hệ thống website, đơn vị đó sẽ thực hiện chiến dịch remarketing bằng cách quảng cáo trên các nền tảng website khác cho phép hiển thị. Điều đó giải thích tình huống bạn thường nhận được một số ưu đãi, hình ảnh banner… lúc đang đọc thông tin hay theo dõi bài viết.
Tiếp thị lại động
Một trong những cách nâng cấp hoạt động bán hàng là tiếp thị lại động. Người chạy quảng cáo thường theo dõi xem các sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng quan tâm nhiều nhất để lên phương án remarketing. Để thúc đẩy hành vi mua của người tiêu dùng sẽ phải kết hợp thêm các chính sách ưu đãi lớn hoặc tặng kèm phần quà có giá trị.
Tiếp thị lại trên mạng xã hội
Hoạt động remarketing thường dễ gặp nhất chính là tiếp thị lại trên các nền tảng mạng xã hội. Đây là cách truyền thông có hiệu quả được rất nhiều doanh nghiệp triển khai. Với số lượng thành viên lớn và tính ứng dụng rộng rãi, Facebook, Pinterest hay Linkedin giúp nhà quảng cáo tiếp cận đối tượng từng truy cập website. Đồng thời tăng cơ hội mua hàng cao hơn tại thời điểm đó.
Tiếp thị lại danh sách khách hàng
Với cách remarketing này, doanh nghiệp thường phải thu thập và tổng hợp được danh sách thông tin khách hàng. Nó có thể lấy từ tệp dữ liệu khi khách hàng đăng nhập hoặc cung cấp để lại trên website. Các marketers sẽ dựa vào đó để lên chiến dịch remarketing quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trên các phương tiện truyền thông thích hợp.
Lợi ích khi ứng dụng chiến dịch remarketing
Trên đánh giá nghiên cứu khảo sát thực tế, chỉ một phần nhỏ khách hàng sẽ quyết định mua hàng ngay từ lần đầu tiên biết đến sản phẩm được giới thiệu qua mạng xã hội. Đa số phát sinh nhu cầu khi tiếp cận vào các lần kế tiếp.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp chính là làm thế nào để hình ảnh sản phẩm, thương hiệu xuất hiện nhiều nhất mới có thể gợi nhớ trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên đánh giá tổng thể, remarketing được ứng dụng phổ biến trong thời buổi kinh doanh hiện nay bởi những lợi ích sau đây:
Khai thác đúng đối tượng
Các chiến dịch remarketing có thể tiếp cận tốt đến những người đã từng truy cập vào website hoặc quan tâm đến sản phẩm bạn cung cấp. Họ là những đối tượng nằm trong danh sách khách hàng tiềm năng nên được khai thác.
Bạn có thể tự điều chỉnh và xây dựng để người đó tiếp tục chuỗi hành trình trải nghiệm trên website. Với mục đích cuối cùng là tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy doanh số. Đồng thời tối ưu chi phí, hiệu quả truyền thông và quảng cáo trước đó để không lãng phí tệp khách hàng chất lượng.
Ngân sách thấp
So với các chiến dịch chạy quảng cáo truyền thống, remarketing giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí marketing hơn. Bằng cách điều hướng video, hình ảnh giới thiệu hay ưu đãi sản phẩm đến những người thực sự quan tâm và cần đến nó, hiệu quả hoạt động tiếp thị lại có thể gia tăng tỷ lệ chuyển đổi gấp 3 lần. Nói dễ hiểu hơn, chỉ cần bỏ ra một khoản ngân sách thấp, chúng ta sẽ tiếp cận được đối tượng khách hàng chất lượng.
Gia tăng nhận diện thương hiệu
Lên kế hoạch triển khai hoạt động remarketing là một phương án tốt giúp tăng nhận diện thương hiệu trong tiềm thức người tiêu dùng. Việc tiếp thị lặp lại tạo cơ hội để khách hàng tiềm năng nhớ đến sản phẩm, công ty và doanh nghiệp của bạn nhiều hơn. Cho dù chưa chuyển đổi hành vi mua hay sử dụng ngay lập tức nhưng một ngày nào đó, khi phát sinh nhu cầu, những đối tượng đó sẽ tự chủ động liên hệ tới.
Nâng cao khả năng cạnh tranh
Đa số các ngành hàng đang phân phối trên thị trường đều có đối thủ. Nếu cạnh tranh trực diện đôi khi không phải là một phương án tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể suy nghĩ và cân nhắc việc lên chiến dịch remarketing.
Thông qua các chuỗi quảng cáo được liên kết với đối tác google, khi khách hàng mở trình duyệt khả năng hình ảnh, nội dung, thông điệp tiếp cận là rất cao. Cho dù đối tượng đó đang ở trong website của đối thủ cạnh tranh cũng có thể điều hướng sang hệ thống chúng ta xây dựng.
Hướng dẫn remarketing trên facebook hiệu quả
Một trong những ứng dụng thực tế nhất liên quan đến remarketing chính là các chiến dịch được tạo ra trên facebook. Cách hoạt động cũng tương tự như ở Google sẽ xảy ra khi khách hàng ghé thăm website hoặc tìm kiếm những sản phẩm.
Ngay lúc ấy, người đó bị gắn một mật mã có chức năng theo dõi mọi hành động khi truy cập internet. Điều này lý giải lý do bạn thường xuyên nhận được các quảng cáo những thời điểm lướt bảng tin trên facebook. Nội dung đa số nhắc tới sản phẩm hoặc dịch vụ bạn từng tìm kiếm trước đó.
Để những thành viên mới cũng dễ dàng hiểu rõ về khái niệm này, CAS Solution sẽ giới thiệu quy trình thực hiện remarketing trên facebook qua các bước sau đây:
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản quảng cáo để tạo chiến dịch trên facebook
- Bước 2: Cài mã Pixel Facebook vào website nhằm mục đích thu thập thông tin và dữ liệu hành vi khách hàng
- Bước 3: Truy cập vào trình quản lý điều chỉnh nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến cho fanpage dựa trên các tiêu chí như: độ tuổi, vị trí địa lý, giới tính…
- Bước 4: Chọn nhóm đối tượng cần target theo các gợi ý từ Custom Audience
- Bước 5: Cuối cùng là tạo quảng cáo hướng mục tiêu dựa trên danh sách đã được lưu trong tệp
Tuy nhiên để thực hiện được 5 bước nêu trên, trước khi bắt đầu chiến dịch, bạn phải chuẩn bị một số bài viết chạy quảng cáo. Nội dung có thể định dạng dưới hình thức video hoặc hình ảnh tùy vào thông điệp hướng tới. Yêu cầu cơ bản phải dễ đọc, dễ nhìn, ấn tượng và dễ nhớ ngay từ những giây phút đầu tiên.
Bí quyết triển khai remarketing hiệu quả cho doanh nghiệp
Để triển khai và lên chiến dịch remarketing mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, chúng ta cần lưu ý một số bí quyết sau:
- Phân loại danh sách đối tượng cần tiếp cận giúp tối ưu trải nghiệm người dùng và dễ dàng chuẩn bị thông điệp theo hướng cá nhân hóa.
- Nội dung, thông điệp quảng cáo phải gắn liền với chiến lược truyền thông và hình ảnh thương hiệu. Đồng thời có tính hấp dẫn và liên quan đến đối tượng người tiếp cận.
- Tối ưu giao diện website và định dạng, kích thước quảng cáo giúp mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng. Chẳng hạn như điều chỉnh cho phù hợp trên nền tảng điện thoại IOS/Android với máy tính.
- Chọn thời điểm chạy quảng cáo để khách hàng tiềm năng dễ dàng tiếp cận và nhìn thấy nhất
- Chuẩn bị nhiều phương án khác nhau thay thế hoặc dự phòng để chạy quảng cáo test thử trước khi đầu tư ngân sách lớn.
- Lựa chọn đối tượng và tệp khách hàng tiềm năng thông minh vừa dễ tiếp cận lại có thể chuyển đổi cao giúp tối ưu chi phí quảng cáo.
- Người quản lý website nên thường xuyên theo dõi, giám sát các chỉ số trên trang và dành thời gian phân tích, nghiên cứu hành vi nhóm đối tượng tiềm năng để lên kế hoạch remarketing cho phù hợp, hiệu quả.
Trên đây là tất cả những thông tin chia sẻ kiến thức liên quan đến remarketing. Mong rằng có thể giúp bạn nắm vững cách thức hoạt động và lợi ích mà chiến dịch tiếp thị lại mang đến cho doanh nghiệp. Nếu cần hướng dẫn chi tiết, hãy liên hệ với CAS Solution để được hỗ trợ nhanh nhất.