Nhen nhóm những ý tưởng tên doanh nghiệp hay sẽ là tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp đó. Một cái tên hay sẽ theo xuyên suốt công ty – doanh nghiệp từ thời sơ khai đến khi phát triển, do vậy có thể thấy rằng đưa ra ý tưởng tên doanh nghiệp là việc vô cùng quan trọng. Hãy cùng CAS Solution bật mí những ý tưởng đặt tên sáng tạo, hấp dẫn và độc đáo qua chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Các bước đặt tên thương hiệu cho doanh nghiệp
Lên ý tưởng tên doanh nghiệp và đặt tên công ty hay không phải là câu chuyện của riêng ai bởi lẽ để có được một cái tên hay, ý nghĩa và độc đáo yêu cầu phải bỏ ra nhiều thời gian suy nghĩ. Một cái tên sẽ đi liền với độ nhận diện thương hiệu, đi liền với các tiêu chí:
- Độc đáo, hấp dẫn
- Ngắn, dễ đọc dễ nhớ
- Có thể có ý nghĩa liên quan đến công ty hoặc người sáng lập
- Không trùng hoặc không ăn cắp các ý tưởng tên doanh nghiệp khác
- Hạn chế sử dụng các từ ngữ không phù hợp, từ nói lái mang nghĩa xấu
Dưới đây là các bước đặt tên thương hiệu cho doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo:
Suy nghĩ thật kỹ về ý tưởng tên doanh nghiệp
Lên ý tưởng thiết kế tên cho doanh nghiệp là bước đầu mà bạn cần phải quan tâm. Thông thường để lên ý tưởng cho một cái tên phụ thuộc rất nhiều vào chính bản thân người đặt có sáng tạo, nhạy bén hay không. Đồng thời lên ý tưởng tên cho doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào sản phẩm, dịch vụ của công ty đó, giúp truyền tải một nội dung, mục đích nhất định.
Mục tiêu ở bước này đó chính là nghĩ ra càng nhiều ý tưởng càng tốt, checklist danh sách những cái tên mà bạn nghĩ ra sau đó sắp xếp chúng theo nhóm và bắt đầu đến bước tiếp theo.
Xây dựng chiến lược đặt tên cho doanh nghiệp
Xây dựng chiến lược là một trong các bước cần thiết nhưng lại khiến nhiều người bỏ qua. Xây dựng chiến lược sẽ giúp bạn định hướng rõ ràng, quyết định nhanh gọn và loại bỏ những cái tên không thuộc chiến lược đã vạch ra. Xây dựng chiến lược bao gồm:
- Xác định rõ tên thương hiệu mà doanh nghiệp cần để thực hiện
- Xác định rõ ý tưởng đặt tên thương hiệu về hoạt động, sản phẩm, dịch vụ nào
- Xác định hàm ý, nội dung, ý nghĩa của tên sẽ đặt
- Xây dựng các tiêu chí phụ xoay quanh
Liệt kê ý tưởng
Sau khi đã lên ý tưởng và xác định rõ mục tiêu những gì mà cái tên cần phải đảm bảo được, bạn cần phải liệt kê những ý tưởng trong đầu ra ngay. Và để biết những ý tưởng tên nào phù hợp và những cái tên nào cần loại bỏ trong bước này, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Cái tên bạn liệt kê có đơn giản và dễ nhớ hay không?
- Cái tên bạn liệt kê có dễ đọc không?
- Cái tên đó có độc đáo hay không?
- Cái tên đó có truyền đạt ý nghĩa, nội dung gì hay không?
- Cái tên đó có khác biệt với đối thủ cùng ngành hàng, sản phẩm, dịch vụ hay không?
- Cái tên đó có chứa những từ ngữ không phù hợp hay dễ gây hiểu lầm hay không?
Sau khi đã trả lời được các câu hỏi đó, chắc hẳn checklist của bạn đã có cho mình những ý tưởng tên doanh nghiệp nổi bật.
Phân tích tên các thương hiệu đối thủ
So sánh với các thương hiệu doanh nghiệp, công ty cùng ngành hàng, dịch vụ thành công, chúng ta có thể phân tích cái tên của doanh nghiệp họ có gì khác biệt. Không chỉ bạn mà có rất nhiều công ty khác đều mong muốn sở hữu cái tên thật thu hút, độc đáo và nổi bật. Do đó, tìm hiểu những cái tên của các công ty đối thủ sẽ giúp bạn đúc rút cái tên có tác động như thế nào đến hiệu quả làm việc của công ty, doanh nghiệp đó.
Lắng nghe phản hồi
Ở bước thứ 5, sau khi đưa ra một số cái tên bạn cho rằng phù hợp thì lắng nghe những ý kiến phản hồi khách quan từ các khách hàng tiềm năng là điều không thể thiếu. Những người khách này sẽ cho bạn biết cảm nhận đầu tiên khi nghe đến tên thương hiệu làm cho họ có cảm giác, ấn tượng như thế nào.
Cần chú ý đó là không nên lấy ý kiến phản hồi từ những người thân thiết, quan hệ gia đình hoặc những người làm việc chung lĩnh vực trong công ty vì rất có thể sẽ không lấy được ý kiến khách quan.
Đồng thời, ý kiến của khách hàng cũng chỉ mang tính chất tham khảo và lựa chọn cuối cùng vẫn nằm ở chính bạn, nên chọn lựa theo số đông vì số đông đại diện cho phần lớn cảm nhận của người lần đầu nghe hoặc thấy đến cái tên đó.
Kiểm tra, bảo vệ ý tưởng tên doanh nghiệp của mình
Tự mình chọn lựa và đặt một cái tên không có nghĩa nó là độc nhất. Do đó bạn cần kiểm tra lại thật kỹ liệu cái tên đó có trùng với những thương hiệu khác đã được sử dụng hay chưa. Cách đơn giản đó chính là tìm kiếm cái tên bạn nghĩ trên trang web chính thức của Bộ Công Thương.
Sau khi kiểm tra ý tưởng đặt tên doanh nghiệp của mình không trùng với các công ty khác, bạn cần tiến hành bảo vệ tên thương hiệu ngay để hạn chế khả năng công ty khác sở hữu trước cái tên này, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh trong tương lai.
Một số cách đặt tên thông dụng cho doanh nghiệp
Đặt theo tên người sáng lập
Đây là cách đặt tên thương hiệu truyền thống, được nhiều công ty áp dụng cho tới ngày nay. Ưu điểm của cách đặt này đó chính là không tốn nhiều thời gian sáng tạo, dễ dàng đăng ký bản quyền tên thương hiệu nhưng gặp khó khăn trong vấn đề chuyển nhượng.
Đặt tên thương hiệu bằng mô tả
Có rất nhiều công ty chọn cách đặt tên thương hiệu bằng mô tả, diễn tả ngắn gọn súc tích về hoạt động làm việc của công ty, doanh nghiệp đó. Cách đặt tên này sẽ giúp khách hàng nhớ lâu hơn về bản chất công ty, tuy nhiên đôi khi sẽ xảy ra một số khó khăn trong vấn đề tranh chấp tên thương hiệu.
Đặt tên bằng tên viết tắt
Đây cũng là một trong những cách phổ biến để đặt tên cho thương hiệu. Tên viết tắt thay thế cho tên đầy đủ sẽ tránh được sự dài dòng trong giao dịch, tóm tắt chiến lược hoặc mục tiêu công ty đó gắn liền với những chữ cái viết tắt. Mặc dù vậy, cách đặt tên viết tắt vẫn còn tồn đọng một số nhược điểm như dễ nhầm lẫn thương hiệu, khó xin bản quyền thương hiệu, dễ bị làm giả, làm nhái,…
Đặt tên bằng hai từ ghép chung với nhau
Thay vì một cái tên với hai từ dài, tên thương hiệu bằng hai từ ghép các chữ cái đầu hoặc cuối với nhau là một ý tưởng vô cùng mới mẻ được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Cách đặt tên như vậy hầu như không có các nhược điểm so với những cách đặt tên khác, đồng thời dễ nhớ, dễ thuộc, dễ liên tưởng.
Đặt tên cho công ty, doanh nghiệp bằng danh từ riêng
Ngoài những cách đặt tên kể trên, biến một danh từ riêng thành tên cũng khá phổ biến. Cách đặt tên này tương đối gần gũi, dễ nhớ, hấp dẫn và để lại ấn tượng mạnh với người khác. Tuy vậy vẫn còn tồn đọng nhược điểm đó chính là dễ bị trùng tên với những công ty doanh nghiệp khác.
Đặt tên theo lĩnh vực kinh doanh
Cách lên ý tưởng tên doanh nghiệp dựa theo lĩnh vực kinh doanh cũng tương đối phổ biến và không có nhiều nhược điểm. Lấy cảm hứng từ chính lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm, dịch vụ công ty thực hiện để làm tên sẽ giúp khách hàng nhận biết chính xác mục đích, lĩnh vực công ty này hướng tới.
Những chú ý khi lên ý tưởng tên doanh nghiệp
Khi lên ý tưởng tên doanh nghiệp nói riêng và đặt tên cho công ty nói chung, các bạn cần chú ý những điều sau:
- Tên thương hiệu có thể xây dựng được thông điệp truyền thông gửi tới mọi người, có giá trị cốt lõi
- Tên thương hiệu phải đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ, có chứa nhiều nguyên âm mở
- Có cá tính độc đáo, có nét riêng biệt trong tên thương hiệu
- Tên thương hiệu có cách đọc phổ thông, không sử dụng các ngôn ngữ địa phương vùng miền, các từ tối nghĩa,…
- Xác định rõ mục đích khi đặt tên thương hiệu, thị trường hướng tới và đảm bảo tính sang trọng, cao cấp
Trên đây là chia sẻ về các ý tưởng tên doanh nghiệp mà CAS Solution gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn thông suốt và dễ dàng hơn trong vấn đề đặt tên cho công ty, doanh nghiệp.