Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, hiện nay E-commerce đã dần trở thành xu hướng mới của thời đại. Chúng vừa mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng và cũng dần mở ra một không gian trực tuyến giúp doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển trên thị trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh. Vậy e commerce là gì, có những mô hình E-commerce nào đang phổ biến? Những yếu tố nào có thể giúp doanh nghiệp thành công trên E-commerce? Hãy cùng CAS Solution tìm hiểu chi tiết về e commerce (thương mại điện tử) thông qua bài chia sẻ bên dưới đây.
E-commerce là gì?
E-commerce (thương mại điện tử) là một không gian trực tuyến – nơi diễn ra các hoạt động mua bán, giao dịch các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngay trên Internet. Thông qua các sàn E-commerce, người mua và người bán sẽ được kết nối với nhau.
Người mua sẽ tìm kiếm sản phẩm theo nhu cầu, người bán sẽ là đơn vị cung cấp sản phẩm. Khi giao dịch được thực hiện thì người bán sẽ gửi hàng đến cho người mua theo địa chỉ đã được cung cấp và sau đó người mua sẽ thanh toán tiền.
- Đối với người tiêu dùng: Nhờ có E-commerce mà hoạt động mua sắm giờ đây đã trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần ngồi ngay tại nhà và sử dụng thiết bị có kết nối Internet để truy cập vào những trang thương mại điện tử, tìm kiếm mặt hàng mình muốn mua, so sánh giá giữa nhiều nơi bán và nhận hàng ngay tại nhà thông qua các shipper mà không cần phải tốn thời gian đi mua sắm kiểu truyền thống nữa.
- Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ: Nhờ E-commerce mà doanh nghiệp có thể tiếp cận số lượng lớn khách hàng mà không còn giới hạn về khoảng cách địa lý, trị trí cửa hàng. Đặc biệt có thể giảm thiểu được tối đa mức chi phí vận hành cho doanh nghiệp so với kinh doanh kiểu truyền thống (quản lý kho bãi, vận chuyển, mặt bằng,…)
Các sàn E-commerce phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến như: Shopee, Lazada, Tiki,…
Những lợi ích E-commerce mang lại
Một số ưu điểm nổi bật của e commerce không thể bỏ qua như:
- Hoạt động 24/7: Các trang thương mại điện tử E-commerce luôn hoạt động bất kể thời gian nào. Người dùng nhờ đó mà dễ dàng truy cập, tìm kiếm và lựa chọn mua bất kỳ lúc nào có nhu cầu.
- Mua sắm dễ dàng: Với E-commerce, người dùng chỉ cần thực hiện các thao tác trên thiết bị di động có kết nối Internet là đã dễ dàng cho một sản phẩm vào giỏ hàng, đặt mua chúng chỉ trong vài giây.
- Đa dạng mặt hàng: Khác với những cửa hàng truyền thống chỉ có thể lưu trữ một lượng hàng hóa nhất định thì trên các trang thương mại điện tử, người dùng có thể thỏa sức tìm kiếm và chọn mua bất cứ thứ gì từ sách, đồ gia dụng, thực phẩm, thiết bị điện tử,…
- Xóa bỏ ranh giới về khoảng cách địa lý: Giờ đây thông qua E-commerce, người dùng có thể lựa chọn đặt mua được hàng hóa từ nhiều doanh nghiệp cách xa mình hàng nghìn cây số, hoặc cũng có thể đến từ một quốc gia khác. Các doanh nghiệp cũng nhờ đó mà dễ dàng mở rộng tiềm năng phát triển kinh doanh vươn tầm quốc tế.
- Có tính cá nhân hóa: Các trang E-commerce sẽ theo dõi lịch sử tìm kiếm sản phẩm, mua hàng của người dùng để đưa ra những đề xuất phù hợp với sở thích, nhu cầu của từng cá nhân
- Chi phí vận hành thấp hơn: So với phương pháp kinh doanh truyền thống thì mua bán trên E-commerce giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí mang đến mức lợi nhuận tốn hơn, giảm bớt gánh nặng về hàng tồn kho, mặt bằng, nhân viên, thu ngân, kho bãi hay vận chuyển,…
Những thách thức khi kinh doanh trên sàn TMĐT
Tuy nhiên bên cạnh đó E-commerce vẫn còn một số điểm hạn chế như:
- Dịch vụ khách hàng: Các doanh nghiệp vẫn có thể trao đổi, tư vấn cho khách hàng thông qua trực tuyến tuy nhiên sẽ khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn giống như khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng.
- Trải nghiệm sản phẩm: Khi mua hàng thông qua các trang thương mại điện tử thì doanh nghiệp vẫn có thể cung cấp hình ảnh, video, thông tin về sản phẩm đến cho khách hàng. Tuy nhiên người dùng sẽ không có được trải nghiệm thực tế như khi mua sắm tại cửa hàng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người khá băn khoăn khi phải lựa chọn mua sắm trực tuyến vì có không ít trường hợp khách hàng đã trả lại sản phẩm cho doanh nghiệp do không ưng ý.
- Thời gian mua hàng: Khi mua sắm thông qua E-commerce, người dùng sẽ cần chờ đợi sản phẩm được vận chuyển từ người bán đến cho họ. Bạn thường sẽ đợi từ 1 ngày hay thậm chí vài ngày mới có thể nhận được đơn hàng đã đặt.
- Chính sách của kênh E-commerce còn nhiều bất cập: Các doanh nghiệp, người bán hàng thường bị ảnh hưởng nhiều mỗi khi có sự thay đổi chính sách, mức phí % hoa hồng do sàn E-commerce đưa ra khiến cho lợi nhuận bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó các chính sách hỗ trợ người bán còn sơ sài, còn rất nhiều bất lợi khi xảy ra tranh chấp giữa người bán và người mua.
- Thông tin chưa được bảo mật nghiêm ngặt: Trên nhiều sàn E-commerce vẫn chưa có chính sách bảo mật thông tin tốt, khi gặp vấn đề kỹ thuật có thể bị rò rỉ thông tin làm ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp bán hàng và lợi ích của người mua.
Các mô hình kinh doanh E-commerce phổ biến nhất hiện nay
Sau đây là một số mô hình kinh doanh e commerce cực kỳ phổ biến hiện nay mà bạn có thể quan tâm:
- B2B – Business to Business: Mô hình kinh doanh, giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp với nhau hay với đại lý, nhà bán lẻ
- B2C – Business to Customer: Mô hình kinh doanh, mua bán giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng
- C2C – Consumer to Consumer: Mô hình giao dịch thương mại giữa người tiêu dùng với nhau thông qua bên thứ 3 (thông thường trung gian là kênh trực tuyến bán hàng, đấu giá)
- C2B – Consumer to Business: Mô hình người tiêu dùng tạo ra giá trị và bán chúng cho doanh nghiệp
- B2E – Business to Employee: Mô hình mà doanh nghiệp sử dụng mạng lưới nội bộ để cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ cho nhân viên của mình
- B2G – Business to Government: Mô hình doanh nghiệp bán sản phẩm cho các tổ chức trực thuộc chính phủ
- G2B – Government to Business: Mô hình tương tác trực tuyến không mang tính thương mại giữa chính phủ và doanh nghiệp
- G2C – Government to Citizen: Mô hình chính phủ cung cấp dịch vụ cho người dân
Hiện nay mô hình kinh doanh e commerce phổ biến tại nước ta gồm 3 loại chính là C2C, B2C và B2B.
Các yếu tố tạo nên thành công khi kinh doanh trên E-commerce
Trong bài viết hôm nay, CAS Solution cũng sẽ chia sẻ đến bạn những yếu tố quan trọng có thể giúp bạn, doanh nghiệp của bạn có thể đạt được thành công khi kinh doanh trên e commerce. Cụ thể như sau:
Quan tâm chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm
Cốt lõi của doanh nghiệp, thương hiệu khi kinh doanh đó là mang đến những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Hãy đảm bảo sản phẩm của bạn có thể đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng với mức giá hấp dẫn.
Ngoài ra, hình ảnh sản phẩm bắt mắt, có tính thẩm mỹ cao cũng là một yếu tố góp phần rất lớn để giúp doanh nghiệp gây ấn tượng đến cho khách hàng chỉ trong vài giây quan sát, từ đó dừng lại xem xét và lựa chọn mua hàng.
Nếu trên thị trường hiện nay các đơn vị kinh doanh trên e commerce khác chỉ sử dụng những tấm ảnh giống nhau để mô tả về sản phẩm thì bạn nên quan tâm đến việc đầu tư vào hình ảnh, cung cấp đến khách hàng thêm những thông tin hữu ích để từ đó mang đến lợi thế cạnh tranh cho mình.
Xác định rõ đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến
Để sản phẩm của doanh nghiệp có thể thu hút được khách hàng thì xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu từ đó có những chiến lược tiếp thị cho phù hợp là điều rất đáng cân nhắc đến.
Thay vì phải chạy theo những nhóm đối tượng người tiêu dùng không quá quan tâm đến thứ bạn đang bán thì tập trung nhắm đến đúng nhóm đối tượng người dùng có nhu cầu sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp của bạn có thể cải thiện doanh số tốt hơn.
Xây dựng câu chuyện thương hiệu để bán hàng
Với bất kỳ hình thức kinh doanh nào thì xây dựng được cho doanh nghiệp một câu chuyện thương hiệu nổi bật, hấp dẫn cũng là yếu tố mà bạn nên quan tâm đến.
Thông qua câu chuyện thương hiệu, khách hàng có thể hiểu được mục đích, tầm nhìn, thông điệp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm. Từ đó xây dựng được độ uy tín, lòng tin của thương hiệu đối với khách hàng.
Nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng trên E-commerce
Trên các trang e commerce, bạn nên chú ý đến việc sắp xếp các sản phẩm sao cho hợp lý, thu hút. Nên đặt những sản phẩm bán chạy, được yêu thích hay sản phẩm khuyến mãi ở đầu.
Đồng thời hãy chú ý đến việc tối ưu quy trình mua sắm cho khách hàng từ khâu lựa chọn sản phẩm bỏ vào giỏ hàng, tư vấn, thanh toán, theo dõi tình trạng đơn… Hãy đảm bảo khách hàng có được cái nhìn trực quan nhất, thao tác sử dụng thuận tiện nhất để trải nghiệm mua sắm không bị gián đoạn làm giảm khả năng chốt đơn.
Triển khai đơn hàng nhanh chóng, kịp thời
Các khách hàng luôn mong muốn nhận được sản phẩm nguyên vẹn, chất lượng, đủ số lượng trong thời gian chờ đợi ngắn nhất có thể khi mua sắm thông qua các trang thương mại điện tử.
Do đó khi doanh nghiệp quan tâm đến yếu tố cải thiện quy trình lên đơn hàng, đóng gói cẩn thận, lựa chọn đơn vị giao hàng chất lượng kèm theo đó luôn duy trì liên lạc, cập nhật tình hình triển khai đơn hàng sẽ là một điểm cộng lớn, giúp nâng cao mức độ uy tín của thương hiệu trong mắt người tiêu dùng.
Đặc biệt hãy đảm bảo quy trình này luôn hoạt động tốt kể cả trong những mùa bận rộn với số lượng đơn hàng lớn.
Có chiến dịch marketing thu hút khách hàng
Khi doanh nghiệp kinh doanh trên các sàn E-commerce thì việc chủ động lên kế hoạch triển khai các chiến dịch marketing như quảng cáo trên các trang mạng xã hội (Tiktok, Facebook, Instagram, Youtube,…) hay xây dựng chiến dịch affiliate marketing, tạo các chương trình khuyến mãi, trợ giá, tặng voucher, freeship,… sẽ là lựa chọn tuyệt vời giúp doanh nghiệp tiếp cận đến khách hàng một cách tốt nhất, gia tăng hoạt động mua hàng, chốt đơn của người tiêu dùng.
Bạn có thể thực hiện những chiến dịch marketing này vào những ngày hội mua sắm diễn ra hàng tháng có trên các sàn E-commerce để có được hiệu quả tốt nhất.
Quản lý tốt dòng tiền và tài chính của doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp, nhà bán hàng biết cách quản lý tốt tài chính, dòng tiền của mình khi kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử cũng là một yếu tố giúp bạn có được lợi nhuận.
Vì hiện nay có rất nhiều nhà bán hàng kinh doanh trên các sàn TMĐT với số lượng đơn lớn nhưng lại không biết cách tính toán cẩn thận khiến cho doanh nghiệp vẫn bị lỗ, mức doanh thu âm.
Biết cách sử dụng công cụ đo lường dữ liệu, hiệu quả kinh doanh
Doanh nghiệp muốn biết được việc kinh doanh trên sàn e commerce của mình có hiệu quả không thì sử dụng các công cụ đo lường dữ liệu là điều cực kỳ hữu ích. Với những con số đo lường được sẽ giúp bạn biết được chính xác thu – chi, tối ưu chi phí, target vào đúng mục tiêu từ đó mang lại doanh thu tốt, lợi nhuận lớn cho mình.
Trên đây là tất cả những thông tin chia sẻ về E-commerce là gì và những yếu tố giúp doanh nghiệp có thể đạt được thành công khi kinh doanh trên e commerce mà CAS Solulion muốn chia sẻ đến bạn.
Hiện CAS Solution là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp phòng marketing thuê ngoài, đưa ra các giải pháp marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tiếp cận khách hàng tiềm năng và có được chuyển đổi tích cực được nhiều khách hàng, doanh nghiệp quan tâm, tin tưởng lựa chọn. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, là đối tác đồng hành với hơn 300 khách hàng, doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau trên phạm vi toàn quốc.
Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu cần tìm kiếm cho mình một đơn vị uy tín để cùng đồng hành trên chặn đường phát triển, được hỗ trợ tư vấn và thực hiện các chiến dịch marketing mang lại hiệu quả tốt với mức ngân sách tối ưu nhất thì CAS Solution luôn là lựa chọn tuyệt vời mà bạn không nên bỏ qua. Vui lòng liên hệ ngay đến cho CAS Solution để được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất!