CAC là chỉ số quyết quan trọng, có vai trò quyết định cho hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Ấy vậy, với nhiều người vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa và cách thức hoạt động của CAC. Vậy CAC là gì? Làm thế nào để cải thiện CAC cho doanh nghiệp. Hãy cùng CAS Solution đi tìm câu trả lời cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

cac

CAC là gì?

Chi phí sở hữu khách hàng CAC (Customer acquisition cost) được hiểu là các khoản chi phí liên quan đến thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. CAC bao gồm cả các chi phí cho nghiên cứu, tiếp thị hay quảng cáo. Cụ thể:

  • Thiết bị sử dụng cho bán hàng như máy tính, máy in,…
  • Lương trả nhân viên bán hàng, nhân viên tiếp thị.
  • Chi phí cho sở hữu phần mềm quản lý bán hàng.
  • Chi phí tư vấn, sử dụng hiệu quả các kênh quảng cáo.
  • Chi phí cho các hoạt động quảng cáo trực tiếp.
  • Áp dụng mã giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ.

cac là gì

Vai trò CAC trong hoạt động kinh doanh

Doanh thu và lợi nhuận từ khách hàng là hai yếu tố quan trọng, quyết định đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Thông qua các chỉ số CAC, có thể thấy rõ mức độ phát triển, hiệu quả của chương trình quảng cáo, tiếp thị đến khách hàng. Dưới đây là cụ thể vai trò của CAC trong kinh doanh.

  • Tối ưu thời gian hoàn vốn: Thời gian hoàn vốn được hiểu đơn giản chính là thời gian cần thiết cho thu hồi số tiền đã đầu tư để có khách hàng. Mỗi doanh nghiệp buộc phải thu về được số tiền bỏ ra trước đó để bắt đầu chu trình mới cho thu hút khách hàng. Và CAC chính là giải pháp lí tưởng giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu doanh thu từ khách hàng để đảm bảo thu hồi vốn nhanh chóng.
  • Tối ưu việc đưa ra quyết định: Ở một số doanh nghiệp điển hình, CAC cũng được đánh giá dựa trên hiệu quả của các chương trình quảng cáo. Tức, dựa theo chi phí cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo. Hoặc, cũng có thể được hiểu là chi phí thu về khách hàng mà qua đó doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá hiệu quả của chương trình quảng cáo đó. Từ đó, giúp đưa ra giải pháp tối ưu kịp thời cho hoàn thiện chiến dịch quảng cáo và thu về nhiều khách hàng tiềm năng.

CAC chính là thước đo chính xác nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp. Giúp đánh giá hiệu quả trong triển khai chiến lược quảng bá sản phẩm/dịch vụ khác nhau.

chi phí sở hữu khách hàng

Cách tính CAC

Chỉ số sở hữu khách hàng được tính theo công thức:

CAC = Tổng các chi phí bán hàng và tiếp thị / Số lượng khách hàng có được

Lưu ý, các giá trị được tính phải sử dụng trong cùng khoảng thời gian thực hiện báo cáo. Có như vậy, kết quả mới chính xác và phản ánh chân thực hiện trạng của doanh nghiệp. Chẳng hạn, tổng chi phí bán hàng và tiếp thị 1 tháng của doanh nghiệp là 200.000.000VNĐ và doanh nghiệp có 1000 khách hàng, vậy CAC sẽ chính bằng 200.000.000/1000=200.000 VNĐ. Vậy trong trường hợp này, chi phí cho sở hữu một khách hàng là 200.000 VNĐ.

Trên thực tế, tổng chi phí bán hàng và tiếp thị có thể bao gồm:

  • Chi phí Marketing, chạy ads: Với yếu tố này, phản ánh thực chất số tiền doanh nghiệp đang chi cho các chiến dịch quảng cáo như: Facebook Ads, Google Ads…Tận dụng quảng cáo có trả phí giúp thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng đến với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Công nghệ, kỹ thuật: Có thể hiểu đơn giản, yếu tố này chính để chỉ những thiết bị, phần mềm, ứng dụng mà nhóm tiếp thị doanh nghiệp đang sử dụng cho tìm kiếm nguồn khách hàng thân thiết.
  • Chi phí sản xuất: Bao gồm chi phí content, âm thanh, bao bì…để phục vụ cho sản xuất tài liệu quảng cáo.
  • Chi phí tồn kho: Trong tồn kho luôn tồn tại các khoản phí cho rủi ro như hỏng hóc hay bảo trì các trang thiết bị phục vụ cho bán hàng. Thông thường, những khoản phí này sẽ không được liệt kê. Tuy nhiên, đây lại là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

cách tính cac

Cách cải thiện và tối ưu chỉ số CAC

Dưới đây là một số cách cải thiện và tối ưu chỉ số CAC:

Đầu tư vào tối ưu hóa chuyển đổi

Hơn hết, doanh nghiệp cần cố gắng nâng cao trải nghiệm, chất lượng sản phẩm để thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và biến họ thành khách hàng thân thiết của doanh nghiệp. Và cho dù bạn có bán tại cửa hàng hay website, họ vẫn sẵn sàng cho hành động mua hàng chính mình.

Riêng với hoạt động kinh doanh trên website, việc tối ưu giao diện mua hàng, trải nghiệm mua hàng là yếu tố quan trọng quyết định việc khách hàng có gắn bó lâu dài với doanh nghiệp hay không. Nếu trang web của bạn đảm bảo khoa học với đầy đủ tiện ích, việc có nhiều khách hàng click mua hàng là điều dễ hiểu.

Trong khi đó, với hệ thống chốt đơn và thanh toán online cũng cần chú ý lược bỏ những thao tác rườm rà để tạo cảm giác thân thiện nhất cho khách hàng khi thực hiện các lệnh thanh toán. Đồng thời, cũng để giúp hạn chế tình trạng hủy đơn do những thủ tục phiền phức hoặc không còn nhu cầu.

Nâng cao giá trị khách hàng

Giá trị khách hàng nhắc đến ở đây chính đề cập đến việc nâng cao tầm quan trọng của họ thông qua việc quan tâm phản hồi khách hàng. Từ đó, giúp nhìn nhận, đánh giá chính xác những vấn đề khách hàng đã hài lòng hoặc chưa và có hướng giải quyết kịp thời.

Có thể nói, nâng cao giá trị khách hàng chính là cốt lõi cho việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Theo đó, có thể dễ dàng giữ chân họ và làm tăng tỷ lệ họ quay lại với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Quan tâm đến các chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết

Cần quan tâm khách hàng thân thiết hơn bằng các chương trình chăm sóc đặc biệt. Đó là giải pháp Marketing hiệu quả cho tăng thời gian gắn bó của khách hàng tới sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Đồng thời, cũng giúp tăng doanh thu và tối ưu hóa chi phí để chuyển đổi khách hàng. Bởi, chi phí cho chuyển đổi đơn hàng từ khách hàng cũ sẽ thấp hơn nhiều so với khách hàng mới. Để tăng hiệu quả tiếp cận, doanh nghiệp nên phân chia rõ từng nhóm đối tượng khách hàng để áp dụng cho chương trình khuyến mãi phù hợp. Như vậy sẽ cho kết quả tốt hơn.

Không nên phụ thuộc vào quảng cáo trả phí

Quảng cáo có trả phí là giải pháp được lựa chọn nhiều cho tăng tỷ lệ chốt đơn hiện nay. Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà quảng cáo mang lại, song chúng ta cũng không nên phụ thuộc quá vào đó. Bởi, trong nhiều trường hợp cụ thể sẽ có thể khiến bạn bị động cho phát triển các kênh bán hàng khác.

Thay vì quá đè nặng vấn đề quảng cáo trả tiền, doanh nghiệp nên tập trung vào các nguồn lực tự nhiên như tận dụng mạng xã hội hay Seo website…Đây là những kênh bán hàng giúp tiếp cận nhiều khách hàng với mức chi phí không quá cao.

Trên đây là những cách cải thiện tốt nhất cho cải thiện chỉ số CAC được áp dụng nhiều. Với các doanh nghiệp cụ thể, hoàn toàn có thể tìm những giải pháp khác tương thích hơn cho quy trình phát triển mạnh mẽ, hiệu quả.

Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết thắc mắc về CAC và cách cải thiện hiệu quả cho chỉ số sở hữu khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại phản hồi ngay dưới bài viết và chúng tôi sẽ trả lời bạn nhanh chóng, chính xác.