B2B và B2C trong kinh doanh có nhiều sự tương đồng đòi hỏi mọi người cần nghiên cứu kỹ mới nắm vững được những sự khác biệt trong lĩnh vực này. Trong khi tiếp thị B2B tập trung vào các quyết định mua hàng theo một quy trình hợp lý và chặt chẽ, còn tiếp thị B2C tập trung vào các quyết định mua hàng theo cảm xúc.

Tuy rằng có sự khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau và có sự liên kết vô cùng khăng khít. Hiểu rõ được những điểm khác biệt này, các doanh nghiệp hay các nhà tiếp thị sẽ tối ưu hóa hiệu quả của các chiến thuật tiếp thị. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu 5 điểm khác biệt đó là gì nhé!

phân biệt b2b và b2c

Mối quan hệ khách hàng

Sự khác biệt đầu tiên của B2B và B2C trong kinh doanh là mối quan hệ khách hàng, B2B tập trung vào xây dựng các mối quan hệ cá nhân, còn B2C sẽ tập trung vào giao dịch hơn.

B2B xây dựng mối quan hệ cá nhân

  • B2B thúc đẩy hoạt động kinh doanh lâu dài bằng cách xây dựng các mối quan hệ với khách hàng, tạo khách hàng tiềm năng.
  • Một điều quan trọng để tạo mối quan hệ với khách hàng, đó là doanh nghiệp cần có sự nhạy bén, tầm nhìn về các khách hàng tiềm năng trên thị trường.
  • Khi có được mối quan hệ cá nhân thân thiết với các khách hàng tiềm năng, bạn luôn có những cơ hội để chứng minh sản phẩm của mình cho khách hàng trước những đối thủ cạnh tranh khác.

B2C xây dựng mối quan hệ giao dịch

  • B2C thúc đẩy người tiêu dùng đến gần với sản phẩm của họ bằng cách để khách hàng có sự trải nghiệm thực sự hoàn hảo trên trang web, từ đó có thể thúc đẩy doanh số bán hàng tăng cao. Điều này cũng chứng tỏ giữa B2B và B2C trong kinh doanh sự khác nhau chính là cách xây dựng mối quan hệ khác nhau.
  • Thay vì tập trung thời gian dành cho việc tìm hiểu khách hàng. Tạo mối quan hệ cá nhân, B2C tập trung vào việc bán sản phẩm, phân phối sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với người tiêu dùng một cách nhanh nhất, đó chính là mối quan hệ giao dịch.

Xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu đối với B2B và B2C trong kinh doanh là một điều quan trọng, nhưng hai bên lại có sự khác biệt. Trong khi tiếp thị B2B tập trung vào định vị thương hiệu thì B2C lại tập trung vào thông điệp nhiều hơn.

B2B tập trung vào định vị thương hiệu

  • Trong việc xây dựng mối quan hệ, thương hiệu là một phần không thể thiếu. Việc xây dựng thương hiệu bắt đầu bằng sự thống nhất chặt chẽ của cách trình bày, phân phối sản phẩm và dịch vụ.
  • Để có thể thúc đẩy thương hiệu, có sự công nhận trên thị trường và tạo khách hàng tiềm năng thì doanh nghiệp cần thể hiện vị trí nhất định trên thị trường, đồng thời thể hiện cá tính, điểm đặc biệt của mình để khách hàng quan tâm.
  • Trong những trường hợp bất ngờ, có thể điều chỉnh thương hiệu theo hướng khác nhưng vẫn phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng hướng tới.
  • Như vậy, yếu tố này cũng thấy rõ sự khác biệt giữa B2B và B2C trong kinh doanh chính là mối quan tâm không giống nhau giữa một bên là định vị thương hiệu một bên là thông điệp khách hàng.

tăng nhận diện thương hiệu

B2C luôn quan tâm đến những thông điệp của khách hàng

  • Doanh nghiệp truyền tải những thông điệp chính xác, hữu ích và phù hợp để tạo sự uy tín, kết nối tình cảm với khách hàng.
  • Khi nhận được những đánh giá, ý kiến của khách hàng, doanh nghiệp rút kinh nghiệm và từ đó cải thiện sản phẩm, giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn thì khách hàng sẽ quay lại với thương hiệu.

Quy trình ra quyết định

Thêm một sự độc đáo giữa B2B và B2C trong kinh doanh đó là quy trình ra quyết định cũng có nhiều khác biệt. Nếu các doanh nghiệp B2B cố gắng duy trì việc giao tiếp cởi mở trong quá trình ra quyết định thì các doanh nghiệp B2C sẽ cố gắng đơn giản hóa quy trình, thực hiện các quy trình ra quyết định một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.

B2B duy trì sự giao tiếp cởi mở

  • Để đưa ra được quyết định cuối cùng thì giữa khách hàng và doanh nghiệp cần có sự trao đổi, thảo luận rõ ràng để đưa ra quyết định phù hợp nhất. Có thể cả B2B và B2C trong kinh doanh đều chú ý điều này nhưng B2B vẫn chú trọng hơn.
  • Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn thể hiện được những điểm mạnh của mình trước khách hàng. Đồng thời, việc hiểu đối tượng hợp tác cũng giúp bạn tìm ra được những điểm chung giữa hai bên, từ đó đi đến sự thống nhất nhanh chóng.

 B2C đơn giản hóa quy trình

  • B2C sử dụng những kiến thức chuyên môn trên kênh chuyển đổi để tối đa hóa ROI. Để cung cấp đầy đủ nhu cầu, thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng, doanh nghiệp B2C phải có khả năng tạo ra các quảng cáo có tầm ảnh hưởng lớn.
  • Khi tìm mua sản phẩm, khách hàng thường tìm kiếm các nơi bán khác nhau để so sánh về dịch vụ, giá cả, chế độ bảo hành. Chính vì vậy, cần thu hút khách hàng bằng những chính sách, chế độ tốt nhất. Điều này cũng giúp mọi người thấy rõ sự khác nhau giữa B2B và B2C trong kinh doanh.
  • Khi khách hàng tìm kiếm sản phẩm họ cần, những từ khóa trọng tâm, hình ảnh sản phẩm nổi bật sẽ khiến khách hàng bị thu hút và tiến gần đến trang web của bạn hơn.

Trong kênh chuyển đổi, quá trình thanh toán của trang web dễ dàng, nhanh chóng cũng sẽ giúp khách hàng ấn tượng và quay lại. Tối ưu hóa kênh chuyển đổi, giảm thiểu sự phức tạp của các quy trình là một sự lựa chọn đúng đắn.

mô hình kinh doanh b2c

Nhắm mục tiêu theo đối tượng

Việc nhắm đến mục tiêu đối tượng của B2B và B2C trong kinh doanh cũng khác nhau. B2B tập trung tìm kiếm thị trường ngách để nhắm mục tiêu theo đối tượng còn B2C tập trung vào kênh hơn.

B2B tìm kiếm thị trường ngách

  • Mỗi doanh nghiệp B2B đều có một thị trường hoạt động thích hợp và luôn phải xác định đúng đối tượng mục tiêu, hiểu rõ đối tượng họ hướng tới.
  • Đưa ra những thông tin, dữ liệu chính xác sẽ thu hút khách hàng hiệu quả. Nhưng dữ liệu của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, có nhiều dạng, có cả định tính và định lương.
  • Nên để thu thập thêm được những dữ liệu hữu ích hơn có thể thông qua Google Analytics và nghiên cứu từ khóa từ phân tích SERP sẽ giúp người dùng thấy rõ sự khác lạ giữa B2B và B2C trong kinh doanh để đưa ra những quyết định phù hợp.
  • Những dữ liệu có thêm và dữ liệu sẵn có kết hợp với nhau, các quảng cáo tích hợp và mục tiêu chính xác sẽ giúp xây dựng thành công chiến lượng tạo ra khách hàng tiềm năng.

B2C theo dõi kênh

  • Các doanh nghiệp B2C sẽ hoạt động trong thị trường quy mô lớn hơn và mục tiêu rộng hơn so với B2B. Doanh nghiệp sẽ chú trọng vào tầm quan trọng của kênh tiếp thị khi có khách hàng.
  • Ở đầu kênh, có thể đẩy từ khóa tìm kiếm và các quảng cáo theo nghĩa rộng hơn. Đồng thời có thể lưu một danh sách khách hàng tiềm năng, luôn quan tâm, tư vấn lại để tạo ra doanh số bán hàng từ họ.

kinh doanh b2c

Bản sao quảng cáo

Điều khác biệt cuối của B2B và B2C trong kinh doanh đó là trong B2B, bản sao quảng cáo hướng về sử dụng các thuật ngữ mà khách hàng quen thuộc, còn trong B2C, bản sao quảng cáo dùng các câu từ vui tươi, giàu cảm xúc.

B2B sử dụng những thuật ngữ quen thuộc

  • Các thuật ngữ B2B dùng là những thuật ngữ đơn giản nhưng có sự logic, chính xác tuyệt đối, giúp khách hàng loại bỏ các cảm xúc cá nhân, suy nghĩ về những tác động tiêu cực và tích cực khi mua hàng.
  • Nên chú ý dùng thuật ngữ chính xác, tạo độ tin cậy với khách hàng, thuật ngữ quá khó hiểu sẽ khiến khách hàng phản cảm.

B2C hướng đến những quảng cáo vui tươi, giàu cảm xúc

  • Để khách hàng cảm thấy thân thiết, B2C sử dụng ngôn ngữ cảm xúc như thường ngày, câu từ vui tươi dí dỏm khiến khách hàng bị thu hút, từ đó có hứng thú mua hàng.

Hình ảnh cụ thể về những quảng cáo vui tươi của B2C

  • Tuy dùng từ ngữ vui tươi, nhưng chỉ nên dùng một cách phù hợp và ở một mức độ nhất định, nếu không sẽ khiến bài viết bị lạc đề, không đúng trọng tâm.

Hi vọng với những thông tin ở bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ, mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về sự khác biệt của B2B và B2C trong kinh doanh. Từ đó có thể chọn lựa chính xác chiến thuật tiếp thị cho doanh nghiệp của mình, tạo ra doanh thu, lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.