Việc hiểu rõ Engagement là gì cực kỳ quan trọng để thực hiện được một chiến dịch quảng cáo thành công. Chỉ tiêu đánh giá chiến dịch được thể hiện qua chỉ số Engagement. Tuy nhiên, để đạt được chỉ số Engagement cao theo mục tiêu đã đề ra là điều không hề dễ dàng bởi sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều này khiến nhiều người làm marketing dù nỗ lực, lặp lại công việc rất nhiều lần nhưng vẫn không đạt được kết quả. Vì vậy, bài viết sau đây CAS Solution sẽ chia sẻ đến bạn bí quyết để tăng chỉ số Engagement hiệu quả, cùng theo dõi nhé!
Engagement là gì?
Engagement được hiểu là con số thể hiện số lượng người đã tiếp cận, tương tác với những nội dung mà bạn đăng tải trên bất kỳ mạng xã hội nào. Chỉ số Engagement (Engagement rate) hiển thị số lượt người đã react, comment, share hay đơn giản chỉ là nhấp vào xem video, bài viết hoặc hình ảnh đã đăng tải. Engagement quyết định đến sự hiệu quả dịch, mức độ thành công của chiến dịch Digital Marketing.
Engagement Facebook là gì? Engagement trong Marketing là gì?
Engagement Facebook
Engagement Facebook là sự tương tác,phản ứng của người dùng đối với các bài post mà bạn đăng tải trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Số lượng tương tác càng cao chứng tỏ rằng hiệu quả của chiến dịch marketing đang tốt. Điều này, giúp nội dung được đăng tải tiếp cận thêm được nhiều khách hàng hơn.
Để kiểm tra số liệu Engagement Facebook cho mỗi bài viết, bạn xem tại cột bên phải của số liệu Reach. Tại đây, bạn sẽ xem được số lượt người chỉ nhấn vào xem và những người thực hiện các tương tác.
Engagement Marketing
Engagement Marketing được định nghĩa là một hình thức tiếp thị tương tác từ một chiều thành hai chiều. Với hình thức này, doanh nghiệp có thể nhận được những phản hồi từ khách hàng từ đó để củng cố và mở rộng thêm mối quan hệ với khách hàng.
Các loại Engagement Facebook phổ biến hiện nay
Bên cạnh việc hiểu rõ Engagement, Engagement Facebook là gì, bạn cần tìm hiểu chi tiết về các loại chỉ số và cách sử dụng chúng. Đối với Engagement Facebook có hai loại chính là post Engagement và page Engagement, cụ thể sau đây:
Post Engagement là gì?
Post Engagement là mức độ tương tác của người dùng biểu hiện thông qua hành động react, comment, share, follow hoặc chỉ đơn giản click vào bài Post của bạn trên Facebook. Những hành động này của khách hàng được theo dõi, thống kê và hiển thị từ phía doanh nghiệp được xem là kết quả của chạy quảng cáo Facebook trong ngày.
Page Engagement là chỉ số tương tác rộng hơn, tính trên phạm vi toàn trang. Nó bao gồm tất cả những hành động của người dùng với tất cả bài post trên trang và những thành phần của trang. Yêu cầu của những hành động này chính là phải diễn ra trên cửa sổ hiển thị trang mặc định của Facebook.
Những hành động chính của Page Engagement gồm:
- Theo dõi page, các câu hỏi, trạng thái nhấp
- React, comment và share bài viết
- Xem ảnh, video hoặc check in nhắc đến page
- Các yêu cầu về những ưu đãi từ cửa hàng
Một số thuật ngữ liên quan đến Engagement trong Marketing
Engagement trong Marketing giúp doanh nghiệp có thêm nhiều công cụ để thu hút những khách hàng tiềm năng nhờ tính linh hoạt cao. Ngoài hiểu những phân loại Engagement trên, bạn cần hiểu thêm một số Engagement có thể sử dụng để phù hợp với chiến lược của thương hiệu sau đây:
Employee Engagement là gì?
Là chỉ số đo lường để đánh giá mức độ tương tác, kết nối giữa các nhân viên hoặc giữa nhân viên với tổ chức.
Customer Engagement là gì?
Được hiểu là những tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp thông qua hành động react, comment hoặc chia sẻ những nội dung mà doanh nghiệp đăng tải trên các mạng xã hội.
Active Engagement
Là hình thức thu hút người dùng tương tác tích cực đến các kênh của bạn thông qua nhiều phương thức. Ví dụ, đề nghị khách hàng phản hồi cảm nhận sau khi sử dụng sản phẩm hoặc chia sẻ đến bạn bè của họ. Đối với loại hình này, bạn cần giải thích để khách hàng hiểu bạn muốn họ làm gì cho bạn.
Contextual Engagement
Đây là dạng Engagement mà doanh nghiệp có thể theo dõi dựa trên các phân tích về hành vi của người tiêu dùng. Những thông tin được rút ra thường được sử dụng để sáng tạo các nội dung để thu hút những khách hàng này.
Emotional Engagement
Là dạng Engagement đánh vào cảm xúc của khách hàng như tạo ra những ấn tượng đáng nhớ để thúc đẩy mua hàng. Thực tế, cảm xúc là yếu tố quan trọng quyết định rất nhiều đến sự thành công của một chiến dịch marketing. Sự gắn kết về cảm xúc là một hành trình cho việc xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa hai bên là doanh nghiệp và khách hàng.
Convenient Engagement
Là hình thức thúc đẩy chuyển đổi từ hành vi mua sang hành động mua của khách hàng và sự tương tác của họ thông qua việc khiến họ cảm thấy thuận tiện nhất.
Ethical Engagement
Là việc thể hiện những cam kết của bạn đối với khách hàng và cộng đồng. Thực tế, khách hàng rất quan tâm đến đạo đức của thương hiệu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khách hàng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho những thương hiệu hoạt động kinh doanh có đạo đức và bền vững.
Vai trò của Engagement trong Marketing
Engagement là chỉ số quan trọng quyết định sự thành công của chiến lược marketing của bạn thông qua bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào. Nó là chỉ số quan trọng ngay sau reach, không chỉ có thể đo lường số lượt tiếp cận mà còn phản ánh sự quan tâm của người dùng đối với nội dung đăng tải. Một số vai trò của Engagement trong marketing cụ thể như sau:
- Engagement giúp giảm chi phí tiếp cận khách hàng mới và cải thiện kết quả bán hàng.
- Giúp doanh nghiệp tiếp cận các đánh giá và đề xuất của khách hàng nhanh chóng, tăng sự gắn bó của khách hàng với thương hiệu, tạo tiền đề để khách hàng thực hiện những công việc tiềm năng cho doanh nghiệp.
- Là thước đo để đo lường mức độ quan tâm của cộng đồng trực tuyến đến công ty của bạn.
- Là công cụ tạo ra cơ hội tiếp cận nhanh chóng với tập khách hàng tiềm năng.
- Tăng sự tương tác hai chiều giữa thương hiệu và khách hàng giúp mang lại giá trị lâu dài..
Nếu một nội dung được đăng tải, Reach là chỉ số đo lượng người tiếp cận với nội dung đó. Tuy nhiên, điều này thực sự chưa đủ để bạn có những phân tích, đánh giá cho sự thành công của chiến dịch. Vì vậy, Engagement chính là công cụ giúp bạn biết rằng người dùng có thích thú và phản hồi với nội dung như mục tiêu bạn đã đề ra hay không.
Khi chỉ số Engagement đang tăng lên tức là chiến dịch của bạn đang đi đúng hướng và ngược lại. Từ những dữ liệu này giúp bạn có thể thay đổi các hoạt động trong tương lai để đạt hiệu quả marketing tốt nhất.
Chỉ số Engagement thấp là do đâu?
Trên thực tế, có nhiều chiến dịch marketing được chạy nhưng chỉ số Engagement thu về không cao như mục tiêu ban đầu đề ra. Có rất nhiều yếu tố khiến chỉ số Engagement thấp, tuy nhiên sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
- Thời điểm đăng tải nội dung không hợp lý, như đăng vào thời gian ít người đang truy cập, bạn có thể tham khảo những thống kê, nghiên cứu về thời điểm đăng bài cho các lĩnh vực.
- Trên nền tảng có quá nhiều hoặc quá ít bài viết chất lượng không tốt, không thu hút và tạo cảm hứng để người xem tương tác nội dung đăng tải.
- Những nội dung được đăng tải không được đầu tư nhiều về chất xám, ít nổi bật, nội dung kém sự mới mẻ, lặp lại nhiều lần, lỗi thời, truyền đạt lan man.
- Nội dung có chứa những ngôn từ, hình ảnh gây khó chịu cho người xem, phản cảm mang tính tiêu cực và xúc phạm.
- Các hoạt động tăng lượt tiếp cận chưa được sử dụng một cách tối ưu.
- Nội dung đăng tải chưa hướng vào hoặc tiếp cận được tập khách hàng tiềm năng.
- Tập khách hàng bạn đã tiếp cận được có thể không phải là những đối tượng khách hàng bạn đang cần.
Bí quyết tăng chỉ số Engagement hiệu quả
Sau khi đã chỉ ra được những nguyên nhân khiến chỉ số Engagement thấp, CAS Media sẽ chia sẻ đến bạn một số bí quyết tăng chỉ số Engagement hiệu quả thông qua các phương pháp sau đây:
Số lượng bài viết đăng tải vừa đủ
Số lượng bài viết quá nhiều hoặc quá ít sẽ gây ra tác dụng ngược, đem đến những kết quả không mong muốn. Nếu bạn đăng tải quá nhiều có thể khiến dòng thông tin bị loãng, làm người đọc muốn bỏ qua. Ngược lại, nếu đăng quá ít sẽ không tạo sự thu hút cho người dùng, dẫn đến chỉ số Engagement càng thấp.
Vì vậy, số lượng nội dung đăng tải nên dao động từ 5 -10 bài/tuần để tăng hiệu quả tiếp cận. Tần suất đăng trung bình 1 bài/ ngày đủ để thu hút và giữ chân người dùng nhưng không gây khó chịu và phiền toái.
Lựa chọn thời điểm vàng để đăng tải nội dung
Như đã chỉ ra ở trên, thời điểm là một trong số những nguyên nhân chính khiến chỉ số Engagement thấp. Để cải thiện điều này, bạn cần chọn thời gian đăng hợp lý, dựa trên hành vì và thói quen của khách hàng khi sử dụng mạng xã hội.
Nếu bạn đăng nội dung vào thời điểm khách hàng mục tiêu thường hoạt động, khả năng tiếp cận và tương tác sẽ đạt mức tối ưu và ngược lại. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm những nghiên cứu về các khoảng thời gian đăng bài cho từng lĩnh vực để tiếp cận đúng tập khách hàng.
Đầu tư nhiều chất xám vào nội dung đăng tải
Nội dung hấp dẫn chính là một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng tiếp cận các vấn đề bạn muốn truyền đạt. Các nội dung nên được biên tập kỹ càng, mới lạ, hợp xu thế người dùng hiện tại, đánh trúng tâm lý và nhu cầu của họ.
Bạn cần tránh việc đưa những nội dung đã xuất hiện quá nhiều hoặc truyền tải lan man, gây khó chịu cho người đọc. Bên cạnh đó, bạn còn cần tránh làm nội dung như bài quảng cáo, điều này có thể gây sự khó chịu đến khách hàng tiếp cận nội dung.
Sử dụng linh hoạt các dạng nội dung đăng tải
Ngày nay, người dùng có xu hướng dễ bị thu hút bởi các dạng nội dung dạng “short video” thì việc linh hoạt các loại nội dung vô cùng quan trọng. Vì vậy, thay vì chỉ sử dụng những bài viết dài, bạn có thể chuyển sang dạng hình ảnh, video ngắn, truyền đạt thông điệp một cách ngắn gọn, súc tích sẽ giúp tăng độ tương tác của khách hàng.
Có những lời kêu gọi hoặc liên kết cho nội dung đăng tải
Nếu bạn đăng tải nội dung nhằm bất kỳ mục đích nào, bạn không nên thiếu một lời kêu gọi để người dùng hưởng ứng. Để đạt được mục tiêu muốn khách hàng click vào đường liên kết bạn cần xúc tác để họ chuyển từ hành vi sang hành động. Ngoài ra, khi kêu gọi bạn cũng cần nêu rõ mục đích của hành động này để tăng độ tin cậy cho khách hàng.
Bài viết trên là những giải đáp của CAS Solution về Engagement là gì cũng như những cách tăng chỉ số này hiệu quả. Hy vọng qua bài viết bạn đã có thêm những thông tin hữu ích.