Bạn có biết hầu hết mọi quyết định của chúng ta đưa ra đều dựa vào cảm xúc mà rất hiếm khi phụ thuộc trên cơ sở lý luận logic không? Sự thật thì từ những hành động trả lời, đáp lại với các yếu tố tác động bên ngoài cũng có sự tham gia cảm xúc đầu tiên rồi mới đến bộ não.
Khai thác điều này mà nhiều chuyên gia đã sử dụng tiếp thị cảm xúc vào trong hành vi, quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Vậy họ đã khai thác những gì và dùng ngôn ngữ như thế nào để chiếm trọn trái tim của các khách hàng khó tính. Hãy cùng chúng tôi làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Khái niệm về tiếp thị cảm xúc và vai trò trong khi làm marketing
Khái niệm về tiếp thị cảm xúc
Tiếp thị cảm xúc được hiểu đơn giản là các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu đến với người tiêu dùng, khách hàng bằng cách tác động lên cảm xúc.
Vai trò tiếp thị cảm xúc khi làm marketing
Hằng ngày người tiêu dùng phải đối mặt với hàng trăm nghìn cái quảng cáo khác nhau trên internet, báo chí, thông tin đại chúng… Chính vì thế rất khó để có thể nhớ đến thương hiệu, sản phẩm của bạn. Thay vào đó, sử dụng cách tiếp thị cảm xúc sẽ mang lại hiệu quả cho các chương trình marketing. Với các vai trò chính như:
Thể hiện văn hóa – giá trị – bản sắc riêng của doanh nghiệp
Khách hàng luôn coi doanh nghiệp hay thương hiệu nào đó như một con người, nhân vật, thực thể có tính cách, giọng nói, màu sắc và giá trị riêng (thực thể cụ thể và duy nhất). Những đánh giá đó đều dựa trên cảm xúc chứ không phải lý trí.
Nếu khách hàng nhận thấy logo thương hiệu này có màu xanh lá, họ sẽ cảm thấy đó là nơi cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường và một doanh nghiệp tốt. Trong cái nhìn ấy, người ta đã tin tưởng, yêu thích thì sớm muộn gì cũng nhớ đến.
Xây dựng cộng đồng
Khi thực hiện tiếp thị cảm xúc, người làm marketing phải cực kỳ hiểu rõ về nhóm đối tượng khách hàng mình hướng tới. Xem đâu là những cảm xúc họ muốn, cần và có được. Từ đó, bám theo và thể hiện cho người ta cảm nhận. Khi nào khách hàng nhận thấy có những điểm chung về đam mê, sở thích, trải nghiệm hay giá trị nào đó thì họ sẽ sẵn sàng đồng hành cùng bạn và tạo nên một cộng đồng thân thiết.
Lưu lại dấu ấn, tạo sự khác biệt
Vâng, việc tiếp xúc với hàng ngàn chiến dịch quảng cáo thì khả năng khách hàng bỏ qua bạn là rất cao. Người tiêu dùng hiện nay rất thông minh. Vì họ có sự chọn lọc, cân nhắc giữ những quảng cáo, chiến dịch với nhau.
Bởi vậy làm như thế nào để lưu lại dấu ấn đặc biệt ngay từ những giây đầu tiên xuất hiện là một thành công cực lớn cho những hoạt động marketing. Chỉ có dựa trên tiếp thị cảm xúc mới giúp khách hàng trải nghiệm nhiều hơn, ấn tượng, thu hút với sản phẩm hơn và bạn mới có thể thực hiện được mục tiêu đề ra.
Truyền tải thông điệp
Thông điệp truyền tải phải thật ngắn gọn và xoáy đúng cái vấn đề mà người tiêu dùng đang gặp phải thì khách hàng mới ấn tượng, bị thu hút, biết và nhớ đến. Tuy nhiên, tùy vào từng mục tiêu, thông điệp cụ thể thì ngôn ngữ tiếp thị cảm xúc sẽ dài hoặc ngắn. Không có sự đánh giá nhất định là nhiều từ sẽ tốt hay ít từ không được hay. Vì còn phụ thuộc vào nội dung thông điệp đó là gì, phương tiện đăng tải ở đâu, hướng đến đối tượng như thế nào, với mục đích gì…`
Thực hiện các chiến dịch marketing
Khi thực hiện các chiến dịch marketing là bạn đang muốn quảng bá chương trình khuyến mãi, sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình tới khách hàng. Dĩ nhiên theo thời gian, các chiến dịch đó sẽ thay đổi kéo theo những nỗi đau và mong muốn, nhu cầu của người tiêu dùng cũng khác đi. Nhưng sự thật thì cảm xúc vẫn vậy.
Có lẽ đó là thứ duy nhất không bao giờ thay đổi của khách hàng. Thu nhập, tuổi tác, thói quen…của họ sẽ khác đi, nhưng bản tính thì không thể thay đổi. Bởi thế, thực hiện các chiến dịch marketing theo tiếp thị cảm xúc sẽ luôn là hướng đi đúng đắn. Tuy vậy, để mà phát hiện ra và chạm được đến nỗi đau, cái khao khát tiềm ẩn của người tiêu dùng thì không hề đơn giản, đòi hỏi phải có sự am hiểu, trải nghiệm và cách nhìn tổng quan, thực tế.
Tạo dựng niềm tin với khách hàng
Bạn cho rằng dùng hình ảnh, video, clip… sẽ khiến khách hàng có cách nhìn trực quan hơn với sản phẩm? Và hình như con người lại không thích sử dụng từ ngữ vì phải mất thời gian hàng giờ đọc một văn bản nghìn chữ.
Đừng lo lắng mà hãy áp dụng các ngôn ngữ tiếp thị tạo niềm tin với người dùng. Thay vì xem chiếc video 5 phút thì người ta lại ấn vào đoạn clip dài 15 phút có tiêu đề hấp dẫn hơn. Vậy nên yếu tố định dạng không quyết định tất cả. Chỉ cần bạn đưa ra cảm xúc đủ lớn để tạo niềm tin: bài viết này hữu ích, video này đáng xem… thì cho dù bạn sử dụng 3000 chữ diễn giải, khách hàng vẫn sẽ đọc hết.
Các loại ngôn ngữ tiếp thị cảm xúc mà ai cũng nên thử
Cảm xúc con người rất đa dạng, nhiều màu sắc và phong phú. Ngôn ngữ thể hiện cảm xúc cũng vậy. Tuy nhiên CAS Marketing nhận ra rằng để thu hút, gây ấn tượng với người tiêu dùng thì tập trung vào các loại cảm xúc thường gặp dưới đây:
Ngôn từ tiếp thị thể hiện lòng trung thành
Khi khách hàng thân thiết thấy bạn cung cấp một dịch vụ hoàn hảo với giá cả phải chăng, hợp lý, tiết kiệm và tốt hơn những lựa chọn khác thì chỉ được coi là lòng trung thành thông thường mà thôi. Thực tế thì cũng rất ít doanh nghiệp, thương hiệu nào đưa ra một loại sản phẩm, dịch vụ như thế trên thị trường. Kiểu gì cũng sẽ có một vài hạn chế, khuyết điểm.
Tốt hơn hết là tìm cách khiến khách hàng kết nối và gắn bó với bạn. Chỉ khi đó, người ta mới thực sự đang yêu thích thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Thậm chí có những nhãn hàng tốt hơn, giải pháp tiết kiệm, ưu đãi lớn hơn khách hàng vẫn ở đây mà không từ bỏ bạn. Lúc đó, doanh nghiệp, thương hiệu của bạn mới thành công.
Sự thật thì nếu công ty sở hữu một lượng khách hàng trung thành đủ lớn thì rất có lợi cho tăng trưởng lợi nhuận. Thông thường, chi phí để tìm kiếm khách hàng mới sẽ khá là cao. Trong khi nhóm đối tượng khách hàng cũ có thể phát sinh đơn hàng tiếp theo hoặc giới thiệu thêm một thành viên mới sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Vậy nên doanh nghiệp nên hướng tiếp thị cảm xúc tới nhóm khách hàng này thông qua một số ngôn từ phổ biến như:
-
Doanh nghiệp trung thành với sứ mệnh: luôn luôn, củng cố, cam kết, nhất quán, duy trì, kiên định, không có gì thay đổi…
-
Doanh nghiệp trung thành với khách hàng: cộng đồng, kết nối, gia đình, chúng ta, bạn bè, lòng biết ơn, thành viên, mối quan hệ…
-
Khách hàng trung thành với doanh nghiệp: đồng hành, tin tưởng, gắn bó, vững tin, sát cánh…
Khách hàng tiềm năng có niềm tin rất lớn về những phản ánh, đánh giá của người từng trải nghiệm thực tế sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Cho dù đó là thông tin chưa được xác minh, chứng thực từ một tài khoản lạ, không quen biết. Bởi thế nên, chỉ khi khách hàng giữ được cảm xúc tích cực về thương hiệu thì không chỉ họ quay trở lại mà còn mang thêm một lượng lớn người tiêu dùng mới tham gia vào cộng đồng. Vì vậy, hãy chăm sóc thật chu đáo và cẩn thận.
Tiếp thị cảm xúc thúc đẩy sự tự tin
Tất cả các doanh nghiệp đều tồn tại những vấn đề riêng và cách giải quyết cho mình. Bạn thực hiện chiến dịch này thì họ cũng phát triển một chương trình, hoạt động khác. Vậy làm như thế nào để bạn thực sự khác biệt? Hãy nuôi dưỡng sự tự tin trong chính thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình!
Đầu tiên là phải tự tin vào công việc đang làm, sản phẩm đang bán và dịch vụ đang cung cấp. Hãy phát triển điều này từ ngay trong tổ chức của mình bằng cách chia sẻ cùng nhau những hiểu biết về sản phẩm, công ty, nhắc đi nhắc lại tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị đơn vị cung cấp. Chỉ khi đội ngũ nhân viên hiểu hết thì chính họ sẽ tìm cách biến những thứ đó thành lợi ích mang lại cho khách hàng.
Sau đây là một số ngôn ngữ đem đến sự tự tin, bạn có thể tham khảo: mọi lúc mọi nơi, đáng tin cậy, tốt nhất, tiên phong, dẫn đầu thị trường, đẳng cấp, tiêu chuẩn hiện đại, công nghệ tiên tiến, lợi thế, tại sao chọn chúng tôi, đánh bại, thống lĩnh…
Củng cố niềm tin khách hàng là việc tiếp theo cần thực hiện. Hãy cho người ta cảm nhận thấy luôn có ai đó bên cạnh, động viên và cùng giải quyết, vượt qua những vấn đề khó khăn. Bạn có thể sử dụng những ngôn ngữ tiếp thị cảm xúc sau để tiếp thêm sức mạnh cho khách hàng mục tiêu: sẵn sàng, đừng lo, hãy yên tâm, hướng dẫn, hãy để, dù bạn đang ở đâu, quyết định đúng đắn, bạn không đơn độc….
Đừng ăn mừng một mình hãy thể hiện sự tự tin ấy và dành những điều đặc biệt này dành cho khách hàng thân yêu của mình bạn nhé!
Cảm xúc gây sợ hãi trong tiếp thị
Không phải chỉ những cảm xúc tích cực mới có thể tiếp thị một cách hiệu quả. Khi con người lo lắng hay sợ hãi về một vấn đề nào đó, bản thân cũng sẽ thu hút, khiến họ quan tâm và bị chú ý. Nhiều khách hàng cảm nhận được nỗi lo và đẩy nhanh đến quyết định hành động hơn. Vì đa phần xoay quanh vào nỗi sợ: sợ bỏ lỡ cơ hội, đánh mất thứ gì đó quan trọng…
Tuy nhiên bạn phải nắm rõ mục đích không phải là làm khách hàng sợ, bỏ chạy mà khiến họ hành động, tìm giải pháp tốt, hữu ích hơn. Một số từ tiếp thị cảm xúc cho nỗi sợ mà bạn có thể dùng như: trước khi quá muộn, nguy hiểm, tránh, sai lầm, rủi ro, nếu không muốn bị, đừng, bất lực, con số đã vượt quá mức…
Hãy nhớ rằng đừng khiến cho người khách hàng cảm thấy tồi tệ vì mắc lỗi, làm sai mà đẩy dần đến sự cải thiện, sửa chữa. Có như thế, người ta mới cảm nhận được cộng đồng bạn xây dựng an toàn, văn minh và lịch sự, đáng để tin cậy.
Ngôn ngữ tiếp thị cảm xúc gây kích động, tức giận
Nếu sợ hãi tập trung vào sự lo lắng về một vấn đề gì đó chưa xảy ra, thì cảm xúc tức giận hướng về những thứ không mong muốn đã xảy ra. Vì thế thôi thúc, khiến mọi người hành động.
Khi con người tức giận thường khó làm chủ được cảm xúc. Điều này càng khiến khách hàng dễ dàng, nhanh chóng hành động. Vậy mà nhiều chuyên gia marketing đã khéo léo sử dụng các ngôn ngữ tiếp thị cảm xúc tức giận để thực hiện trong những chiến dịch kinh doanh.
Với hướng đi này, bạn cần mô tả những vấn đề khách hàng gặp phải thật sinh động, càng chi tiết càng tốt. Đến khi kích động, tức giận thì mới bắt đầu đưa những giải pháp gợi ý cho họ lựa chọn và quyết định. Một số từ mà bạn có thể dùng bao gồm: thất vọng với, bực bội khi, phẫn nộ, đến bao giờ mới kết thúc, sáng mắt ra chưa…
Cho dù có khả năng chịu đựng được dư luận nhưng bạn hãy cố gắng kết nối với khách hàng thông qua các trải nghiệm. Qua đó xoa dịu những nỗi đau, sự luyến tiếc của họ qua cách cảm thông tự nhiên nhất. Có thế, người ta mới tin tưởng và cảm nhận được sự chia sẻ từ thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.
Tiếp thị kích thích sự tò mò bằng cảm xúc
Có gì đó rất đặc biệt khi khách hàng lại tỏ ra khá thích thú với sự tò mò. Mặc dù có thể những gì không thuộc sở hữu hay quen thuộc với mình thì luôn khao khát tìm kiếm và chiếm dụng. Vì vậy một số chương trình bốc thăm quà tặng bí ẩn thu hút nhiều đối tượng tham gia đến thế.
Không còn thắc mắc khi nội dung nhiều bài quảng cáo vẫn hay hướng đến sự tò mò khiến người tiêu dùng không muốn suy nghĩ và theo thói quen nhấn vào những đường dẫn giới thiệu sản phẩm, đăng ký một gói dịch vụ nào đó…
Nếu bạn muốn đăng bài trên các blog, email, website… mà kích thích sự tò mò của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu thì hãy sử dụng thêm các từ như: bí mật, khám phá, bí quyết, những điều mà không ai nói với bạn, vũ khí, ước gì mình biết điều này trước khi….
Tuy nhiên khi dùng những ngôn ngữ này, bạn nên chọn lọc và kết hợp với dự án, sản phẩm, dịch vụ mà công ty đang đề cập tới. Hãy làm một cách tự nhiên, đừng bị lố hay gượng ép thì khách hàng mới tin tưởng và yêu thích thương hiệu của bạn.
Lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ tiếp thị cảm xúc
Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị hỗ trợ và cung cấp các bài viết, chiến dịch, chương trình sử dụng theo hướng đi tiếp thị cảm xúc. Tuy nhiên, muốn mang lại hiệu quả cao, bạn nên lựa chọn những đơn vị có kinh nghiệm lâu năm và làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm.
Tự hào là đối tác của nhiều nhãn hàng, thương hiệu nổi tiếng, đồng hành trong các chiến dịch marketing cho các đối tượng khác nhau, CAS Solution luôn cố gắng đưa ra những giải pháp sáng tạo, độc đáo với gói dịch vụ tiết kiệm, tối ưu nhất cho khách hàng.
Sử dụng phương pháp truyền thông đa kênh và khai thác nội dung, nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu kỹ lưỡng hướng tới tiếp thị cảm xúc, chúng tôi cam kết cung cấp các dịch vụ chất lượng, đảm bảo thực thi được và mang lại hiệu quả cho đối tác.
Cùng với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, CAS luôn hỗ trợ, đồng hành triển khai các chương trình, dự án theo đúng tiến độ.
Trên đây chúng ta đã khám phá xong những thông tin cơ bản về tiếp thị cảm xúc. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ tìm được hướng đi mới cho doanh nghiệp của mình. Nếu có khó khăn hay cần giúp đỡ, hãy liên hệ với CAS theo số hotline để được tư vấn rõ ràng hơn.