CMS là gì rất quan trọng trước khi tiến hành xây dựng và vận hành một website. Ngày nay, hệ thống CMS được phát triển và đưa vào các ứng dụng rất phổ biến nhằm mục đích hỗ trợ con người thực hiện công việc một cách hiệu quả. Khi các hệ thống website được tối ưu vào ứng dụng thì nắm bắt tốt hệ thống CMS lại càng trở nên quan trọng. Vì vậy, việc tìm hiểu kĩ về CMS là gì, hệ thống CMS là gì cũng các thông tin liên quan sẽ giúp quá trình phát triển ứng dụng được tiến hành hiệu quả và đem lại lợi ích tốt nhất. Chính vì vậy, hãy cùng CAS Solution khám phá về CMS qua bài viết sau đây nhé!

cms

Tổng quan về CMS

CMS là gì?

CMS (Content Management System) là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng để quản lý các hoạt động sáng tạo và chỉnh sửa nội dung trên nền tảng số, trang web. Những nội dung ở đây bao gồm hình ảnh, văn bản, video, âm thanh, tin tức,…. đều được điều khiển, duy trì sự ổn định khi hoạt động thông qua CMS.

Bên cạnh đó, với hệ thống CMS nâng cao còn có thêm những tính năng như chỉnh sửa, phân loại danh mục hoặc thực hiện chuyển đổi giao diện cùng các thao tác phức tạp khác cho website. Khi sử dụng CMS, bạn có thể dễ dàng trong việc xây dựng, vận hành website của mình mà không bị phụ thuộc quá nhiều vào IT.

Chức năng cơ bản của CMS

CMS là phần mềm có vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển và vận hành một trang web vô cùng nhanh chóng. Cụ thể các chức năng cơ bản của CMS gồm:

  • Tạo lập và lưu trữ nội dung: Hệ thống CMS giúp bạn dễ dàng tạo lập nội dung bởi nhiều hình thức như văn bản, hình ảnh, video sau đó xuất bản lên website mà không cần phải nhập code. Ngoài ra, những nội dung bạn đăng tải nhưng chưa muốn xuất bản vẫn được lưu trữ lại ở dạng bản nháp để chỉnh sửa thêm.
  • Chỉnh sửa các nội dung: Chức năng này cho phép người dùng sửa các lỗi như thiếu thông tin, cập nhật các thông tin, lỗi sai chính tả.
  • Chia sẻ nội dung: Chức năng này của CMS giúp bạn tận dụng tối đa các nền tảng mạng xã hội hiện nay để tăng lượt tiếp cận của người dùng đến website của bạn. Hầu hết, các hệ thống CMS hiện nay đều cho phép chia sẻ bài viết nhanh chóng và dễ dàng lên mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,….
  • Quản lý nội dung, phân quyền: Đây được xem là một tính năng vô cùng hữu ích đối với những doanh nghiệp kinh doanh thông qua website hoặc thực hiện content marketing. CMS giúp các admin chỉnh sửa, quản lý nội dung hoặc phân quyền cho nhiều người có thể quản lý. Điều này, giúp doanh nghiệp có thể phân chia cho một nhóm nhân viên, đồng thời có thể giám sát công việc của họ.

chức năng của cms

Phân loại các CMS cơ bản

Dựa vào mục đích sử dụng, CMS được chia thành 3 loại cơ bản sau đây:

CMS Open Source – OSS (CMS mã nguồn mở)

CMS Open Source là hệ thống được cung cấp miễn phí bởi các tập đoàn công nghệ và là loại CMS được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Không chỉ miễn phí, CMS mã nguồn mở còn có những ưu điểm khác như đơn giản, dễ dàng sử dụng. Bên cạnh đó, hệ thống CMS này khi vừa cài lên server đã có sẵn các tính năng cơ bản như quản lý website, quản lý bài viết, tài khoản, soạn thảo, lựa chọn bố cục,….

Tuy nhiên, nếu muốn mở rộng các tính năng nâng cao, bạn nên cài thêm các gói của nhà phát hành hoặc những bên thứ 3 có liên quan. Về cơ bản, các tính năng có sẵn của CMS đã đủ để bạn xây một web hoàn chỉnh đáp ứng mục đích sử dụng. Hiện nay có rất nhiều mã nguồn mở phố biển như WordPress, Magento, Pretashop,….

cms mã nguồn mở

CMS tự xây dựng hoặc code, Framework

hệ thống CMS được xây dựng toàn bộ từ ban đầu bao gồm lập trình, code FrontEnd và BackEnd của website. Khi sử dụng CMS tự xây dựng bạn có thể làm theo ý muốn, theo nhu cầu cụ thể mà website bạn đang hướng tới, chủ động trong việc sửa đổi thuộc tính liên quan. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này chính là tốn nhiều thời gian, sức lao động và chi phí thuê lập trình.

CMS mất phí

Là loại hệ thống CMS được cung cấp bởi những bên kinh doanh dịch vụ CMS cho nhiều đối tượng khách hàng. Hình thức này có rất nhiều ưu điểm như tính năng đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao, dễ dàng sử dụng, ít gặp lỗi. Nếu gặp lỗi chỉ cần thông báo nhà sản xuất sẽ được sửa lỗi nhanh chóng. Tuy nhiên, đây là loại CMS phải chi tiền mới có thể sử dụng, có thể đối mặt với chi phí cao khi sử dụng của các nhà cung cấp lớn.

cms trả phí

Cách hoạt động của CMS

Thông thường, việc xây dựng website có phần quan trọng nhất chính là giao diện bên ngoài (FrontEnd) và quản lý hệ thống bên trong (BackEnd). Khi xây dựng website, người xây dựng phải lập trình, viết code cho cả 2 phần này với các ngôn ngữ lập trình khác nhau, phù hợp với mục đích và nhu cầu hướng đến. Những ngôn ngữ lập trình được sử dụng cho FrontEnd là HTML, JavaScript, CSS. Đối với BackEnd thì thường sử dụng Python, PHP hoặc JavaScript.

Tuy nhiên, khi sử dụng hệ thống CMS, quy trình xây dựng website sẽ được giản lược đến mức tối đa, không thông qua các phần này nữa. CMS tạo ra một hệ thống có thể chạy trên trình duyệt, bạn sẽ trực tiếp tạo lập và xuất bản nội dung không cần thông qua code. Khi muốn xuất bản nội dung bạn chỉ cần kiểm tra lại toàn bộ và nhấn “xuất bản”. Bên cạnh đó, sử dụng CMS bạn có thể chèn nội dung dễ dàng hơn, chỉ cần chỉnh sửa giao diện đã được cài sẵn mà không cần trực tiếp vào server. Còn lại, các công việc kết nối đến server đã được hệ thống CMS xử lý.

cách hoạt động của cms

Lý do nên sử dụng CMS là gì?

Hệ thống CMS mang đến nhiều giá trị thực cho cá nhân cũng như doanh nghiệp bởi những chức năng nổi bật, dễ dàng sử dụng. Dưới đây là một số lí do để củng cố cho việc tại sao nên sử dụng CMS, cụ thể:

  • Quản lý nội dung website nhanh chóng: Với tính năng phân quyền, hệ thống CMS giúp các nhà quản trị có thể chia sẻ quyền hạn cho nhân viên dễ dàng, hỗ trợ quản lý trang web. Thực tế, đối với những website lớn có lượng nội dung khổng lồ sẽ rất khó quản lý nếu chỉ có một người. Chính vì vậy chức năng phân quyền vô cùng hữu ích, giúp khả năng quản lý nội dung được tối ưu.
  • Không cần kiến thức lập trình khi sử dụng: Ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng website như một kênh kinh doanh. Tuy nhiên, phần lớn chỉ những nhân viên kỹ thuật mới có kiến thức lập trình, còn phần lớn nhà quản trị nội dung web thì không. Chính vì vậy, CMS ra đời đã giải quyết được vấn đề này, những người không có nhiều kiến thức lập trình vẫn có thể dễ dàng xây dựng và quản lý website hiệu quả.
  • Tối ưu chi phí nhân sự cho quản trị: Thực tế, nếu quản lý nội dung website một cách thủ công sẽ rất tốn thời gian, hiệu quả thấp và tiêu tốn chi phí thuê nhân sự quản lý. Do đó, sử dụng CMS có thể giúp bạn cải thiện những nhược điểm trên. Bạn gần như có thể sử dụng miễn phí các tính năng quản lý vừa nhanh chóng vừa đem lại hiệu quả cao.

cms là gì

Những yếu tố để doanh nghiệp lựa chọn CMS là gì?

Đối với từng loại website cũng như mục đích xây dựng, nhiệm vụ sẽ cần phải lựa chọn hệ thống CMS phù hợp, có những yêu cầu riêng biệt. Vì vậy, việc tìm hiểu và đánh giá chi tiết sẽ  giúp chọn CMS phù hợp cho từng loại website. Tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tố chung để bạn có thể căn cứ trong việc lựa chọn CMS.

  • Đơn giản trong việc sử dụng: Các hệ thống CMS có bố cục đơn giản giúp người quản lý và người đồng quản lý dễ dàng sử dụng hơn. Điều này có thể tiết kiệm thời gian khi quản lý nội dung và hướng dẫn cho người mới nhanh chóng hơn.
  • Phù hợp với loại website: Từng loại website sẽ có mục đích và nhiệm vụ riêng do đó lựa chọn CMS phù hợp vô cùng cần thiết. Đối với website TMĐT hoặc bán hàng sẽ có CMS khác với blog cá nhân hoặc các site của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Loại thiết kế: Giao diện và bố cục của website là yếu tố quyết định phần lớn đến trải nghiệm của người dùng. Vì vậy, lựa chọn CMS có giao diện đẹp, thân thiện với người dùng, dễ sử dụng vô cùng quan trọng.
  • Các chức năng cần có: Thông thường các chức năng cơ bản của website gồm quản lý nội dung đăng tải, hoạt động, xây dựng nội dung. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu và lựa chọn hệ thống CMS có thể đáp ứng những chức năng cơ bản trên.
  • Mức chi phí: Bên cạnh các CMS miễn phí cũng có rất nhiều loại mất phí mới có thể sử dụng, thậm chí chi phí còn rất cao. Chính vì vậy, khi lựa chọn CMS bạn nên căn cứ theo mức ngân sách có thể chi ra là bao nhiêu để có quyết định phù hợp nhất.
  • Tiện ích mở rộng hoặc bổ trợ: Ngoài những chức năng cơ bản, các tính năng bổ trợ khác cũng rất quan trọng trong website. Những tiện ích mở rộng hoặc tính năng bổ trợ giúp tăng sự độc đáo cho website cũng như giúp ích cho quá trình vận hành.
  • Khả năng chia sẻ dữ liệu: Ngày nay, các phương tiện làm việc, soạn thảo rất đa dạng như Google Docs, Microsoft Office,.. Vì vậy, bạn có thể ưu tiên lựa chọn CMS có khả năng di chuyển dữ liệu, chia sẻ dữ liệu đến các phần mềm nêu trên.

các hệ thống cms

Những hệ thống CMS phổ biến hiện nay

  • CMS WordPress: Là một hệ thống CMS mã nguồn mở được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. CMS này sử dụng hai ngôn ngữ lập trình chính là MYSQL và PHP. WordPress cho phép bạn dễ dàng xây dựng một website với giao diện đẹp mắt, không cần viết code. Khi sử dụng CMS WordPress bạn chỉ cần chi trả cho tên miền và hosting để được sử dụng.
  • CMS Drupal: Hệ thống CMS này được viết bởi ngôn ngữ PHP. Ưu điểm của hệ thống là có thể điều chỉnh linh hoạt nội dung website, đồng thời quản lý được người dùng như chỉ định quyền của họ. Tuy nhiên, hệ thống CMS Drupal khó để điều chỉnh giao diện website khi cần.
  • CMS Google sites: Là hệ thống quen thuộc với rất nhiều người dùng. Ưu điểm của CMS Google sites chính là đơn giản, dễ dùng và quản lý nhanh chóng. Ngoài ra, hệ thống này còn cung cấp các tiện ích như Google Docs, Google Drive,..
  • CMS Joomla: Là một hệ thống CMS với mã nguồn mở, xây dựng bởi ngôn ngữ PHP kết nối cùng MySQL. Joomla hỗ trợ tốt trong chỉnh sửa nội dung, cung cấp tiện ích cho điều hành website TMĐT hoặc bán hàng. Nhược điểm lớn của hệ thống này chính là khó sử dụng, phức tạp, phải cần đến sự hỗ trợ của nhà phát triển.
  • CMS OpenCart: Là hệ thống CMS mã nguồn mở với ngôn ngữ PHP cùng mô hình MVC. Đặc trưng của hệ thống này là Multishop tức là có thể tạo được nhiều cửa hàng trên cùng một website. Bên cạnh đó, CMS OpenCart còn có các tính năng hỗ trợ khác như quản lý sản phẩm, mã giảm giá, tích điểm,… Tuy nhiên, hệ thống này có một số nhược điểm cần phải xem xét như dễ lỗi, module chưa linh hoạt, nhiều tính năng chưa hoàn thiện.

Bài viết trên là toàn bộ những chia sẻ của CAS Solution về CMS là gì cũng như những thông tin liên quan về CMS. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích.