Trade Marketing là gì? Đã trở thành câu hỏi quen thuộc của các bạn trẻ yêu thích ngành Marketing thuộc phía Client. Tuy “sinh sau đẻ muộn” so với nhiều vị trí khác trong cùng lĩnh vực, nhưng Trade Marketing đã khẳng định được tầm quan trọng của mình, khiến rất nhiều bạn sinh viên lựa chọn và theo đuổi công việc này. Để có câu trả lời chi tiết nhất về vị trí Trade Marketing cũng như hiểu được tầm quan trọng của nó, hãy cùng CAS Solution theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Trade Marketing là gì?

Trade Marketing (tiếp thị thương mại) là các hoạt động được tổ chức với mục tiêu xây dựng chiến lược thương hiệu, chiến lược ngành trong kênh phân phối dựa trên quá trình nghiên cứu hàng vi người mua hàng và tệp khách hàng của doanh nghiệp nhằm tối ưu lợi nhuận và doanh số cho doanh nghiệp.

Trái với các chiến lược Marketing thông thường nhắm vào khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông thì Trade Marketing lại hướng đến lượng người tiêu dùng tại điểm bán. Nói theo cách dễ hiểu, Trade Marketing là hình thức tiếp thị tập trung vào các hoạt động tại điểm bán mang đến kết quả “Win in store” cho doanh nghiệp.

Tuy là một vị trí còn khá mới mẻ, chưa được biết đến nhiều tại Việt Nam, nhưng Trade Marketing lại đang là vị trí thu hút nhiều sự chú ý của “dân ngành” – những người trẻ năng động và có đam mê kinh doanh.

Trade Marketing là gì? Cas Media
Trade Marketing là gì?

Vai trò của Trade Marketing?

Trade Marketing vẫn còn là một công việc khá mới mẻ với nhiều công ty và doanh nghiệp tại Việt Nam, vì vậy mà nhiều người vẫn còn rất mông lung về câu hỏi trách nhiệm cụ thể của nhân viên Trade Marketing là gì? Tại đây, CAS Solution sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn với bản mô tả công việc Trade Marketing để mang đến góc nhìn rõ ràng hơn về vị trí mới mẻ này nhé!

Khác với các vị trí Marketing truyền thống chuyên nghiên cứu insight và chân dung khách hàng mục tiêu, thì Trade Marketing lại giữ một vai trò khá mới mẻ, vì nó bảo hàm cả về Marketing, Branding và kinh doanh.

Triển khai các chương trình khuyến mãi

Dù là hướng đến người tiêu dùng cuối cùng hay các khách hàng B2B thì việc triển khai các chương trình khuyến mãi luôn giữ vai trò kích cầu hiệu quả. Một chương trình khuyến mãi được đánh giá là thành công khi nó có khả năng đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

  • Bảo toàn giá trị của thương hiệu.
  • Tăng doanh số bán hàng.
  • Mang đến lợi ích cho người tiêu dùng mà không gây tổn thất các giá trị khác của doanh nghiệp.

Người làm Trade Marketing sẽ có trách nhiệm tham gia, đưa ra sáng kiến hoạch định các kế hoạch chương trình khuyến mãi. Đặc biệt là vào các dịp có nhu cầu mua hàng tăng cao như các dịp lễ tết, giáng sinh, black friday, cuối năm,…

Các hình thức chương trình khuyến mãi Cas Media
Các hình thức chương trình khuyến mãi

Tổ chức các sự kiện, workshop, triển lãm

Người làm Trade Marketing sẽ có trách nhiệm hội thảo ý kiến và triển khai các buổi triển lãm thương mại nhằm quảng bá thương hiệu một cách rộng rãi và hiệu quả. Cách tổ chức này sẽ giúp doanh nghiệp truyền thông về các sản phẩm mới đến thị trường và thu hút sự chú ý của các khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, triển lãm thương mại cũng mang đến lợi ích lớn cho các doanh nghiệp dưới bất kỳ quy mô nào. Nó là cách giúp doanh nghiệp nhanh chóng thu hút lượng tương tác khủng của nhóm khách hàng tiềm năng trong thời gian ngắn, đạt hiệu quả vượt trội mà không phải hình thức tiếp thị nào cũng có thể mang lại.

Tổ chức sự kiện cas media
Tổ chức sự kiện

Trưng bày sản phẩm

Để kích cầu và gia tăng doanh số bán hàng, ngoài các yếu tố chính như chất lượng sản phẩm, giá thành phù hợp, thì tiếp thị tại điểm bán cũng là yếu tố đóng vai trò quan trọng không kém.

Cách trưng bày sản phẩm là một trong những cách POSM hiệu quả nhất. Nhân viên Trade Marketing cần có tư duy về bố cục, sắp xếp để sản phẩm đạt hiệu quả thu hút sự chú ý của người mua và khơi gợi nhu cầu mua hàng của họ.

POSM - Kênh Marketing hiện đại không thể bỏ qua cas media
POSM – Kênh Marketing hiện đại không thể bỏ qua

Tham gia xây dựng thương hiệu

Việc xây dựng thương hiệu được nói đến là việc tăng độ nhận diện thương hiệu (brand awareness) hoặc định hướng hình ảnh thương hiệu (brand image).

Để thực hiện tốt công việc này, bạn có thể tăng độ nhận diện thương hiệu (brand awareness) thông qua các hình thức marketing về sản phẩm, dịch vụ trên đa kênh (Facebook, Website, Youtube, Instagram, Google, v.v), từ đó tăng tần suất thương hiệu xuất hiện trong mắt người tiêu dùng.

CAS Solution đề cập hình ảnh thương hiệu ở đây không chỉ nói về logo hay Slogan hay các yếu tố hình ảnh, ấn phẩm trực quan, hình ảnh thương hiệu còn bao gồm cả yếu tố độ tin cậy và độ chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ.

Thực tế đã chứng minh, giá trị của một thương hiệu trong mắt người tiêu dùng chính là thành tố quan trọng nhất để tăng khả năng ra quyết định mua hàng.

Tham gia xây dựng thương hiệu
Tham gia xây dựng thương hiệu

Kết nối và duy trì các mối quan hệ

Trade Marketing chính là cầu nối xây dựng mối quan hệ cộng sinh giữa doanh nghiệp và các đại lý, nhà bán lẻ.

Khi các khách hàng B2B cảm thấy ấn tượng với các chính sách giá và mức chiết khấu của doanh nghiệp, họ sẽ có mong muốn trở thành khách hàng trung thành và tạo dựng mối quan hệ bền vững với công ty.

>>> Tham khảo: Các mô hình Marketing bán lẻ đạt hiệu quả cao.

Bảng mô tả công việc vị trí Trade Marketing

  • Làm cầu nối giữa doanh nghiệp sản xuất và khách hàng.
  • Xây dựng các kế hoạch phát triển chiến lược Marketing dựa trên những định hướng phát triển thương hiệu của công ty.
  • Tiến hành thu thập các thông tin từ các điểm bán lẻ trên thị trường nhằm phân tích, báo cáo về độ biến động của sản lượng bán ra, xác định xu hướng mua hàng, phân tích kế hoạch Trade Marketing của đối thủ.
  • Xây dựng và phát triển mối quan hệ bền vững với khách hàng.
  • Phối hợp cùng các bộ phận khác trong công ty lên chiến lược tối ưu hóa kết quả kinh doanh.
  • Giám sát và đánh giá các hoạt động trưng bày POSM tại các điểm bán lẻ, triển lãm, hội chợ,…
  • Lập báo cáo đánh giá định kỳ theo yêu cầu của cấp trên.

Những kỹ năng cần có của một Trade Marketer

Sau khi khám phá được “Trade Marketing là gì?” và biết được các đầu việc mà một Trade Marketer phải chịu trách nhiệm. Để có thể trở thành một Trade Marketer thực thụ, bạn cần trang bị trước một số các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng phân tích dữ liệu và đánh giá mức độ hiệu quả của từng chiến dịch.
  • Khả năng lên kế hoạch và thực hiện hiệu quả các chiến lược Trade Marketing theo từng ngành hàng.
  • Có kinh nghiệm điều phối và quản lý các hoạt động trong từng nhiệm vụ khi triển khai các chiến dịch Trade Marketing.
  • Có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể phân tích và tương tác với các đối tác thương mại.
  • Luôn cập nhật kiến thức và xu hướng mới để đáp ứng sự thay đổi của thị trường.

Tầm quan trọng của vị trí Trade Marketing đối với doanh nghiệp

Trade Marketing là một mắt xích quan trọng trong các chiến lược tiếp thị từ phía Client. Đây là vị trí đóng vai trò cầu nối trực tiếp trong việc tạo dựng mối quan hệ tốt hơn giữa Client và phía đối tác thương mại. Nhờ vào yếu tố này, thương hiệu của doanh nghiệp có thể tăng cường sự hiện diện của sản phẩm tại các điểm bán hàng, đồng thời làm tăng doanh số bán hàng.

Các hoạt động Trade Marketing như khuyến mãi, giảm giá, thiết kế gian hàng, tặng quà đi kèm, đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng,… giúp nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp và giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tiếp cận tệp khách hàng mới một cách hiệu quả hơn.

Không chỉ thế, Trade Marketing còn giúp Client nhanh chóng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng trên các kênh bán hàng, giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp thông qua quá trình cải thiện quy trình bán hàng, quản lý chi phí sản xuất và phân phối sản phẩm hợp lý hơn. Chính vì thế, những cột mốc đánh dấu sự thành công của Trade Marketing càng thêm phần nào khẳng định mức độ quan trọng của nó đối với doanh nghiệp trong việc phát triển và duy trì thị phần một cách bền vững hơn trên thị trường.

Trade Marketing - Vị trí không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp cas media
Trade Marketing – Vị trí không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp

Cơ hội thăng tiến của vị trí Trade Marketing

Dưới áp lực lớn đến từ các yêu cầu khắt khe về trình độ chuyên môn cùng các kỹ năng mềm mà một Trade Marketer cần có, đây là một vị trí có áp lực khá cao nên thu nhập dành cho vị trí Nhân viên Trade Marketing cũng sẽ có mức lương tương ứng.

Lộ trình thăng tiến của Trade Marketing được giới chuyên môn đánh giá là khá rộng mở, tùy vào vị trí và mức kinh nghiệm của ứng viên mà mức lương có biên độ giao động lớn từ 10 đến 150 triệu đồng/tháng.

  • Đối với vị trí Trade Staff với mức kinh nghiệm ít: Mức lương khởi điểm sẽ giao động từ 8 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Đối với một nhân viên Trade Marketing chính thức có thể nhận mức lương tương đương từ 10 – 13 triệu đồng/tháng + Thưởng KPI khi đạt được doanh số đề ra.
  • Nếu bạn xuất sắc hơn, hoàn thành được các đầu việc được giao ở vị trí Junior – Senior Executive, bạn sẽ có cơ hội được thăng tiến lên vị trí Trade Marketing Assistant với thu nhập lên đến 20 triệu đồng/tháng.
  • Ở vị ví Trade Marketing Manager hay trưởng phòng, mức lương đến từ vị trí này có thể đạt từ 30 – hơn 50 triệu đồng/tháng, tùy theo quy mô kinh doanh của công ty.
  • Vị trí đáng mơ ước nhất và cũng chịu trách nhiệm lớn nhất – Trade Category Director sẽ có mức thu nhập từ 80 – 100 triệu đồng/mỗi tháng.

Qua bài viết trên, CAS Solution đã gửi đến bạn một bức tranh tổng thể về vị trí Trade Marketing để giải đáp tất cả thắc về vị trí này. Tuy là vị trí ‘sinh sau đẻ muộn’ so với các công việc khác cùng lĩnh vực, nhưng Trade Marketing đang hứa hẹn trở thành một sân chơi mà các bạn trẻ yêu thích kinh doanh và tiếp thị có thể hướng đến.

Mong rằng qua bài viết vừa rồi, CAS Solution sẽ cung cấp cho bạn một ‘bộ hành trang’ chứa những thông tin cần thiết, giúp bạn mở rộng con đường sự nghiệp phía trước với nhiều lựa chọn khác nhau.