Truyền thông là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh mẽ đối với kinh tế – xã hội và nước ta hiện nay. Là cách cửa mới giúp chúng ta có thể truyền tải mọi thông điệp, thông tin sản phẩm, dịch vụ một cách dễ dàng. Ấy vậy, vẫn còn rất nhiều người chưa thực sự am hiểu truyền thông là gì? Vai trò cũng như những kỹ năng cần thiết từ một người làm truyền thông? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!

Truyền thông là gì? Khái quát một số vấn đề về truyền thông

Truyền thông là gì?

Truyền thông là gì luôn là câu hỏi gây nhiều tranh luận nhất. Nhiều người cho rằng chỉ đơn giản là nói, đưa ra những nội dung khác nhau nhằm thu hút và thuyết phục người khác điều chỉnh tư tưởng theo mình. Thực chất mà nói, ý hiểu đó không sai tuy nhiên nó chưa xát và cụ thể với đời sống của chúng ta.

Truyền thông là khái niệm được hiểu theo nhiều khía cạnh và phương diện khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm chung của truyền thông hiểu đơn giản là quá trình trao đổi, chia sẻ thông tin, tình cảm… giữa hai hoặc nhiều đối tượng khác nhau. Mục đích của quá trình này nhằm thay đổi nhận thức, hành vi và thái độ sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội.

Truyền thông được chia ra thành 3 phần khác nhau: Hình thức, nội dung và mục tiêu. Mỗi phần đều có chức năng riêng. Cụ thể:

– Hình thức: Chúng ta có thể lựa chọn truyền thông trực tiếp hoặc gián tiếp sao cho phù hợp với hoàn cảnh truyền thông.

– Nội dung: Nội dung của truyền thông thường là hành động và lời nói, kinh nghiệm hay sự hiểu biết nhằm thay đổi nhận thức của đối tượng đích (người nghe).

– Mục tiêu: Mục tiêu hướng đến của truyền thông có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Mục đích của việc đưa ra khái niệm truyền thông là gì và các thành phần của truyền thông nhằm giúp bạn định hình chính xác nội dung và tính chất của truyền thông đối với đời sống con người.

>>> Tìm hiểu thêm: Social Media Marketing – Khái niệm, vai trò với doanh nghiệp.

Ngành truyền thông là gì?

Từ khái niệm truyền thông là gì? Chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt tương đối chính xác thông tin về ngành truyền thông. Ngành truyền thông là lĩnh vực liên quan mật thiết đến các hoạt động truyền thông, quảng cáo và bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ khác nhằm truyền tải thông điệp đến mọi người và giúp họ thay đổi nhận thức.

Hoạt động truyền thông có thể hiểu là việc xây dựng và lên kế hoạch truyền thông cụ thể nhằm mang lại thông tin chính xác, logic giúp người nghe có thể hiểu dễ dàng vấn đề. Từ đó, thuyết phục họ tin tưởng và thay đổi kiến thức một cách dễ dàng.

Ngành truyền thông là một lĩnh vực “hot”, có nhiệm vụ đặc biệt trong tình hình phát triển kinh tế – xã hội hiện nay. Vậy tại sao truyền thông lại trở nên đáng giá đến như vậy? Đâu là yếu tố cốt lõi hình thành nên những giá trị sẵn có của ngành truyền thông trong thời điểm hiện tại? Hãy cùng chúng tôi khám phá phần tiếp theo để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Vai trò quan trọng của truyền thông trong phát triển thương hiệu

Xuất phát từ khái niệm truyền thông là gì? Chúng ta có thể dễ dàng thấy được vai trò quan trọng của truyền thông. Truyền thông có sức ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của xã hội, tác động đến nhiều đối tượng khác nhau và mọi lĩnh vực của đời sống. Hơn nữa, nó còn được biết đến như một chìa khóa may mắn trong hình thành, xây dựng là phát triển thương hiệu cá nhân hay tổ chức.

– Định hướng khách hàng: Thông qua hoạt động truyền thông bạn có thể dễ dàng tạo dựng niềm tin trong lòng khách hàng và hướng họ đến chính sản phẩm của mình.

– Tương tác đa chiều: Bên cạnh vai trò định hướng khách hàng, truyền thông cũng mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân hay doanh nghiệp. Cụ thể, bạn có thể nhận về cho mình ý kiến phản hồi từ khách hàng về những yếu điểm cũng như thế mạnh. Từ đó, chúng ta có thể thay đổi sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

– Tiếp cận chính xác đối tượng khách hàng tiềm năng: Thông qua các lĩnh vực truyền thông nhỏ khác nhau như: Truyền thông đa phương tiện hay truyền thông đại chúng giúp chúng ta có thể tiếp cận chính xác đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.

Những người làm truyền thông cần phải có những kỹ năng nào?

Truyền thông là gì là một khái niệm không còn quá xa lạ đối với bạn khi lựa chọn tham khảo phần thông tin trước đó của chúng tôi. Để trở thành một người làm truyền thông tốt, bạn cần tích lũy cho mình một số kỹ năng sau:

– Giao tiếp tốt: Giao tiếp tốt là một thế mạnh cho những người làm truyền thông. Bạn cần khéo léo trong lời nói của mình để làm sao có thể thu hút sự quan tâm của người nghe trước những thông tin mình truyền tải.

– Kỹ năng xử lý tình huống: Trong bất kể hoàn cảnh nào, bạn cũng cần tích lũy cho mình kỹ năng xử lý tình huống trôi chảy. Đối với một người làm truyền thông sự lúng túng trước sự cố nhỏ là một thất bại lớn và điều đó là không thể chấp nhận.

– Ngoại ngữ tốt: Khi bạn có vốn ngoại ngữ hoàn chỉnh, sẽ giúp bạn tự tin và có cơ hội tham gia nhiều chương trình quốc tế. Và đặc biệt có thể tiến tới nhiều vị trí quan trọng trong tương lai.

Sự khác biệt giữa truyền thông đại chúng và truyền thông đa phương tiện

Như đã đề cập ở trên, truyền thông là lĩnh vực tương đối rộng bao gồm các chuyên ngành nhỏ liên quan. Trong phần này, chúng tôi sẽ chủ yếu giới thiệu đến các bạn khái niệm truyền thông đại chúng và đa phương tiện. Đồng thời, đưa ra mối tương quan giữa hai loại truyền thông này giúp bạn có thể hiểu rõ sự tương quan giữa 2 khái niệm truyền thông là gì.

Truyền thông đại chúng là gì?

Truyền thông đại chúng là quá trình trao đổi thông tin đến đông đảo đối tượng khác nhau thông qua công nghệ truyền thông riêng biệt. Đối với chuyên ngành này, người học sẽ được định hướng cụ thể về vai trò cũng như sử dụng các cách thức truyền thông như: Báo, phim hay hình ảnh…Hiệu quả truyền thông đại chúng mang lại tương đối lớn với quy mô rộng và đôi khi tạo nên làn sóng mạnh mẽ giúp người nhận thay đổi kiến thức nhanh chóng.

Chẳng hạn, khi chúng ta truyền tải bất kể thông điệp ý nghĩa nào bằng hình ảnh hoặc phim đến người nhận, thì ngay lập tức nó sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực và giúp cho những thông điệp đó lan truyền với tốc độ nhanh. Từ đó, tiếp cận đến nhiều đối tượng và khiến họ thay đổi tư tưởng phù hợp.

Truyền thông đa phương tiện là gì?

Truyền thông đa phương tiện là quá trình ứng dụng công nghệ hiện đại vào sáng tạo các sản phẩm truyền thống như phim hay hình ảnh nhằm mang lại sự hứng thú và thiện cảm đến người nhận khi tiếp cận các nội dung truyền thông.

Mối tương quan giữa truyền thông đại chúng là truyền thông đa phương tiện là gì?

Thông qua phần khái niệm chúng tôi đưa ra trước đó, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng sự tương đồng và bổ trợ lẫn nhau của hai lĩnh vực truyền thông này. Truyền thông đa phương tiện là công cụ thực hiện và phát triển của truyền thông đa đại chúng. Giúp cho thông điệp của chương trình truyền thông tiến xa hơn đến nhiều đối tượng với nội dung và hình ảnh phản ánh chân thực.

Các yếu tố cơ bản của quá trình truyền thông

Truyền thông có liên quan đến 9 yếu tố – lần lượt là các bước trong quá trình truyền thông cơ bản:

– Người gửi (sender): Là bên gửi thông điệp cho bên còn lại (còn được gọi là nguồn truyền thông)

– Mã hóa (encoding): Là quá trình chuyển ý tưởng thành các biểu tượng

– Thông điệp (message): Tập hợp các biểu tượng mà bên gốc truyền đi.

– Giải mã (decoding): Tiến trình người nhận quy ý nghĩa cho các biểu tượng do người truyền gửi đến.

– Phương tiện truyền thông (media): Gồm các kênh truyền thông trong đó thông điệp truyền đi từ người gửi đến người nhận

– Người nhận (receiver): Là bên nhận thông tin do bên kia gửi đến.

– Đáp ứng (response): là tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp nhận thông điệp.

– Phản hồi (feedback): Là 1 phần đáp ứng của người nhận có được sau khi tiếp nhận thông điệp.

– Nhiễu (noise): Là những yếu tố làm sai lệch thông tin trong quá trình truyền thông, dẫn đến kết quả là người nhận nhận được 1 thông điệp không giống.

Hai mô hình truyền thông nổi tiếng

Mô hình truyền thông của Lasswell

Trong mô hình này không thể thiếu bất cứ 1 yếu tố hay hay 1 giai đoạn nào vì nếu thiếu thì ko thể thực hiện được quá trình truyền thông.

Thông tin phản hồi từ đối tượng tiếp nhận là 1 yếu tố quan trọng nhằm tăng cường hiệu quả các hoạt động truyền thông.

Tuy nhiên, trong mô hình này, những thông tin phản hồi từ đối tượng tiếp nhận chưa được đề cập tới.

Ứng dụng: Đây là mô hình truyền thông đơn giản song rất thuận lợi khi cần chuyển nhiều thông tin khẩn cấp hay trong quảng cáo truyền thống, không quan tâm đến đối tượng nghĩ gì.

>>> Tim hiểu thêm: Nguyên tắc 5W1H trong marketing.

Mô hình Claude Shannon

Mô hình này đã khắc phục được nhược điểm của mô hình truyền thông 1 chiều bằng cách nhấn mạnh vai trò của thông tin phản hồi từ đối tượng tiếp nhận.

Mô hình này đã thể hiện rõ tính tương tác, bình đẳng cũng như sự chuyển đổi giữa chủ thể và khách thể truyền thông.

Ứng dụng: Mô hình truyền thông 2 chiều được ứng dụng ngày càng nhiều trong điều kiện hiện nay khi mà thế giới truyền thông luôn mong muốn có sự cân bằng trong truyền thông để đạt được sự cực đều với cả chủ thể truyền thông và khách thể truyền thông

– Truyền thông cá nhân với các cuộc đối thoại mang tính 2 chiều, chia sẻ. Chia sẻ thông tin, lắng nghe phản hồi.

– Truyền thông đại chúng với sư tương tác giữa chủ thể và khách thể truyền thông ngày càng được nâng cao qua các kênh phân phối đa dạng.

Các lý thuyết truyền thông được áp dụng phổ biến

Khi thực hiện truyền thông, người thực hiện sẽ vận dụng các thuyết truyền thông và biến đổi sao cho phù hợp nhất với mục đích hướng đến của doanh nghiệp.

Lý thuyết truyền thông: Viên đạn ma thuật

Thuyết viên đạn ma thuật (hay còn gọi là mũi kim tiêm) cho rằng truyền thông tác động trực tiếp và mạnh sẽ đến khán giả và công chúng.

– Con người sẽ phản ứng giống nhau đối với những tác động bên ngoài.

– Thông điệp truyền thông được tiêm, bắn trực tiếp vào công chúng.

– Tác dụng của thông điệp truyền thông là ngay lập tức, và mạnh mẽ, có những thay đổi đáng kể về mặt hành vi.

– Công chúng thụ động và bất lực trước việc thoát khỏi ảnh hưởng của truyền thông

Ví dụ: Trung Quốc tuyên truyền Biển Đông là của họ bằng cách phát một video về đường lưỡi bò 120 lần/ ngày trên quảng trường thời đại tại Mỹ. Một lần người ta có thể không để ý và không tin nhưng khi tiếp xúc và tác động nhiều lần người ta sẽ dần coi đó là sự thật. Truyền thông mang tính mị dân, khiến công chúng bị tiêm nhiễm và thụ động.

Thuyết truyền thông thuyết phục là một lý thuyết truyền thông đại chúng liên quan đến các thông điệp nhằm thay đổi thái độ của người nhận. Ở lý thuyết này, khán giả không còn bị thao túng mà được thuyết phục bởi thông điệp được đưa ra từ nguồn gửi.

Để đạt được hiệu quả thuyết phục thì các nhà truyền thông phải làm chủ được các yếu tố trong quá trình truyền thông như: bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…, tâm lý của người nhận, đặc tính thông điệp, uy tín của nguồn tin…

Nếu trong kinh doanh, truyền thông thuyết phục lại được dùng để thúc đẩy một số ứng cử viên nhất định, thuyết phục cử tri bỏ phiếu, thuyết phục quần chúng về những thay đổi cần thiết hoặc về hiệu lực của cam kết chính trị nhất định cho công chúng, hay có thể là giải quyết xung đột, đàm phán chính trị.

Các nước thuyết phục:

– B1: Trình bày, truyền tải thông tin dễ hiểu, dễ tiếp cận.

– B2: Làm cho người nghe quan tâm, muốn hiểu.

– B3: Thấu hiểu đặc điểm của công chúng để tìm cách.

– B4: Làm cho người nghe chấp nhận quan điểm của thông điệp.

– B5: Duy trì thông tin và sự chấp nhận bằng thông điệp lặp lại.

– B6: Quân sát công chúng để đánh giá kết quả thuyết phục.

Lý thuyết truyền thông: Thuyết gác cổng

“Gác cổng là quá trình truyền thông được “lọc” (lựa chọn) các thông tin để truyền tải tới đối tượng thông qua các phương tiện truyền thông.

Người kiểm soát sẽ đưa ra quyết định của sản phẩm truyền thông. Họ sẽ giữ cánh cửa mở ra hoặc đóng vào cho mỗi thông tin mà họ quyết định rằng bản thân nó sẽ xứng đáng được quảng bá.

Mạng lưới truyền thông của thông tin có rất nhiều “người gác cổng”, thông tin luôn lưu động theo một số kênh chứa các “cổng” nào đó. Tại đó, hoặc là dựa theo các quy định công bằng, vô tư, hoặc dựa theo ý kiến cá nhân của “người gác cổng”, đưa ra quyết định đối với việc thông tin có được phép đi vào kênh hay tiếp tục lưu động trong kênh hay không. Trong môi trường truyền thông truyền thống, thông tin được phát đi hay không, phát đi vào thời gian nào và bằng phương thức nào… đều phải trải qua quá trình thẩm tra, quyết định của phóng viên, biên tập viên và người quản lý cơ quan báo chí truyền thông đó, thông tin mà công chúng nhận được đều là những thông tin “sạch” đã được những “người gác cổng” này sàng lọc.

Trước khi các phương tiện truyền thông mới như mạng Internet xuất hiện, những người làm việc trong các cơ quan báo chí truyền thống luôn đảm nhiệm vai trò quan trọng của “người gác cổng”

Bài viết trên đây là thông tin về truyền thông là gì cũng như vai trò và kỹ năng cần thiết đối với một người làm truyền thông mà bạn nên tích lũy. Lượng kiến thức này sẽ giúp bạn có những định hướng chính xác về tương lai của mình. Truyền thông là một nguồn tài nguyên lớn với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, việc bạn yêu thích và lựa chọn nó là quyết định sáng suốt với nhiều cơ hội phát triển bản thân.