Zalo là ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí quen thuộc với mọi người. Với những chính sách bảo mật thông tin cao, kết bạn bằng cách nhập số điện thoại, khiến người dùng có trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng và trao đổi thông tin. Hiện nay, Zalo còn phát triển thêm công cụ mang tên Zalo OA – phục vụ cho các cơ quan, doanh nghiệp. Vậy, Zalo OA là gì? Cùng CAS Solution tìm hiểu chi tiết bí quyết sử dụng và quản lý zalo OA hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Zalo OA là gì?

Zalo OA có tên đầy đủ là Zalo Official Account id, được lập ra phục vụ công việc kinh doanh và các doanh nghiệp, tổ chức. Zalo OA cũng giống như Fanpage Facebook, với những tính năng chuyên nghiệp trong ngành Marketing, giúp công việc quảng cáo, nhận diện thương hiệu có hiệu quả, được nhiều khách hàng biết đến hơn.

Ngoài ra, việc liên hệ trực tiếp với khách hàng cũng trở nên dễ dàng khi thực hiện chiến lược Marketing Online thông qua ứng dụng này. Trong quá trình kinh doanh trên zalo, bạn có thể sử dụng các tính năng như: Zalo shop để bán hàng, Zalo page, Zalo cá nhân để trao đổi công việc,… Sử dụng Zalo OA chính là tích hợp các tính năng kinh doanh, quảng cáo, chính vì vậy ứng dụng thu hút rất nhiều thành phần tham gia.

Phân loại Zalo OA

Ở phiên bản hiện tại, Zalo OA cho phép bạn cập nhật 3 tài khoản với những ưu đãi không thể bỏ qua:

Tài khoản doanh nghiệp

Tài khoản doanh nghiệp (hay zalo Ads) được các doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện chiến lược kinh doanh, quảng cáo. Bởi nó không thua kém các kênh kinh doanh online quen thuộc như: Facebook, Google. Khi sử dụng tài khoản doanh nghiệp trên zalo, bạn sẽ được hưởng những ưu đãi sau:

  • Chủ doanh nghiệp có thể giao tiếp với khách hàng
  • Tạo cửa hàng kinh doanh, quảng cáo và thêm sản phẩm
  • Hiển thị tin nhắn của bạn trên hộp thư cá nhân của những người quan tâm
  • Được gửi 4 tin Broadcast/tháng cho những người quan tâm đến sản phẩm/ doanh nghiệp.

Với những tiện ích trên, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận khách hàng, đáp ứng được những kỳ vọng mà doanh nghiệp đã đặt ra.

Tài khoản OA nội dung

Tài khoản cho phép bạn đẩy mạnh về phát triển nội dung như: giải trí, kiến thức, tin tức,… Khi sử dụng Zalo OA nội dung, bạn sẽ có những quyền lợi sau:

  • Được gửi 1 tin Broadcast/ngày cho mỗi người quan tâm.
  • Tin nhắn được thông báo.

Tài khoản cơ quan nhà nước

Đây là tài khoản của tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc cơ quan nhà nước, với những tính năng tiêu biểu sau:

  • Trao đổi trực tiếp với khách hàng.
  • Được gửi 4 tin Broadcast/tháng cho mỗi người quan tâm.
  • Có thông báo tin nhắn khách hàng.

Những ưu điểm của Zalo OA

Cùng sự phát triển của các trang mạng xã hội, các ứng dụng kinh doanh/ quảng cáo online ngày càng được tối ưu và phổ biến. Nhưng Zalo OA vẫn được các doanh nghiệp lựa chọn là nơi giao lưu với khách hàng, quảng bá sản phẩm tốt nhất. Tại sao vậy?

  • Trước tiên phải kể đến OA Zalo là nền tảng kinh doanh hiệu quả không thua kém những kênh khác, bởi số lượng người truy cập hằng ngày lên đến 76,5%- nhiều hơn so với Messenger. Đạt mốc ứng dụng có nhiều người truy cập nhất.
  • Khai thác được nhiều khách hàng tiềm năng: Với số lượng lớn người truy cập như vậy, các doanh nghiệp có thể sẵn sàng chi tiền đầu tư quảng cáo kinh doanh trên Zalo OA.
  • Khoanh vùng đối tượng tốt hơn (độ tuổi, giới tính, khu vực khách hàng đang sinh sống và làm việc,…)
  • Quảng cáo trên Zalo OA giúp tiết kiệm chi phí.
  • Có nhiều tính năng quảng cáo nổi bật: nhắn tin với tốc độ nhanh, chất lượng video, hình ảnh HD sắc nét.

Các bước tạo tài khoản Zalo OA

Bạn hoàn toàn có thể sở hữu một tài khoản Zalo OA sau khi thực hiện các bước sau:

Bước 1: Truy cập trang tạo tài khoản Zalo OA tại đây: http://oa.zalo.me/manage

Bước 2: Đăng nhập tài khoản Zalo cá nhân của bạn.

Bước 3: Sau khi đăng nhập thành công, bạn nhấn tạo tài khoản OA Zalo mới. Lựa chọn một trong ba tài khoản: doanh nghiệp, nội dung hoặc cơ quan nhà nước.

Bước 4: Chọn lĩnh vực bạn đang kinh doanh/ quảng cáo.

Bước 5: Nhập thông tin OA Zalo (gồm: tên doanh nghiệp, họ tên chủ sở hữu, số điện thoại liên hệ, mô tả doanh nghiệp/ tổ chức).

Bước 6: Chọn giao diện cho OA Zalo (ảnh đại diện, ảnh bìa).

Lưu ý:

  • Hãy thiết kế kích cỡ ảnh bìa Zalo OA phù hợp để thể hiện sự chuyên nghiệp. Kích thước ảnh bìa chuẩn là 320×180 px. Ảnh đại diện có kích thước chuẩn 150×150 px.
  • Đặt tên theo đúng cú pháp: Tiền tố + Tên chính + Hậu tố.
  • Tên đăng ký kinh doanh là tên đã được xác nhận trên giấy đăng ký kinh doanh của hộ doanh nghiệp.
  • Tên thương hiệu đã được cấp phép bởi Cục Sở hữu Trí tuệ.

Sau khi đăng ký, bạn sẽ phải chờ duyệt các thông tin theo đúng chính sách của Zalo OA.

>>> Tham khảo: Các website thiết kế banner online miễn phí thông dụng nhất hiện nay.

Cách quản lý Zalo OA Admin hiệu quả

Để công việc kinh doanh, quảng cáo trên Zalo OA mang lại hiệu quả cao, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

Broadcast

Broadcast là phương pháp lên kế hoạch nội dung có sẵn để gửi tới các khách hàng. Đây cũng được coi là tin nhắn tự động, khi tiếp cận được một số lượng khách hàng nhất định, bạn chỉ cần lên nội dung tin nhắn, sau đó dựa trên số lượng thành viên đã tiếp cận, tin nhắn sẽ được tự động gửi đi. Bạn sẽ mất một khoản phí khi thực hiện hoạt động này.

Để tránh trường hợp khách hàng bị làm phiền bởi tin nhắn tự động, bạn nên đầu tư vào nội dung, quảng cáo một cách khéo léo. hiểu được nhu cầu cần thiết của khách hàng, giúp họ cảm thấy thu hút hơn.

Chat với khách hàng

Zalo OA cũng giống như các nền tảng kinh doanh online khác, bạn có thể trao đổi trực tiếp với khách hàng. Có thể quét mã QR của cửa hàng.

Doanh nghiệp có thể gửi ảnh sản phẩm, đối thoại trực tiếp với khách hàng.

Quản lý nội dung

Có 2 loại nội dung trên OA Zalo bạn có thể tạo:

  • Dạng bài viết: Bao gồm hình ảnh quảng cáo, tên sản phẩm, thông tin chi tiết về doanh nghiệp. Hoặc áp dụng cho những nội dung blog, cần có tiêu đề, nội dung (tin tức), tác giả, thời gian.
  • Dạng video: Cũng tương tự như bài viết, khi đăng video, cần có nội dung ứng với sản phẩm. Bên trên video, bạn có thể cung cấp các thông tin cần thiết về sản phẩm và doanh nghiệp, hoặc tóm tắt nội dung muốn truyền tải.

Chạy quảng cáo

Để sản phẩm được nhiều người quan tâm, bạn nên tạo quảng cáo.

  • Chọn Quảng cáo Zalo OA; đặt tên cho chiến dịch quảng cáo của bạn.
  • Thiết lập đối tượng quảng cáo: Chọn địa điểm, vị trí kinh doanh của bạn; chọn đối tượng khách hàng ứng với từng sản phẩm (nam/ nữ, người lớn/ trẻ em,…)
  • Thiết lập ngân sách quảng cáo cho chiến dịch
  • Xây dựng nội dung quảng cáo gồm: Mô tả sản phẩm, thông tin chi tiết, hình ảnh,…

Đăng bài trên Zalo OA Admin

Để đăng tải bài trên Zalo OA Admin, bạn chọn mục “Quản lý nội dung -> Bài tiết -> Soạn bài viết mới”.

  • Tiêu đề: tối đa 150 từ
  • Trích dẫn: tối đa 300 từ
  • Tác giả/ tên doanh nghiệp
  • Thời gian: thời gian xuất bản
  • Nội dung: đầy đủ, rõ ràng
  • Hình ảnh

Sau khi đã thao tác xong, nhấn “Xuất bản”, bài viết sẽ hiện trên trang Zalo OA. Bạn cũng có thể chỉnh sửa trạng thái bài viết hiện/ ẩn hoặc có thể xóa bài.

>>> Tham khảo: Cách viết content bán hàng thu hút người mua.

Mẹo tăng tương tác bài viết trên Zalo OA Admin

Khi bài viết của cá nhân hoặc doanh nghiệp gây được sự chú ý của người xem, chắc chắn rằng bài viết đã một phần thành công trong chiến dịch quảng bá. Để làm được như vậy, bạn cần kết hợp sáng tạo các mẹo tăng tương tác sau:

  • Đẩy mạnh quảng cáo (quảng cáo trả phí) để tăng số lượng người quan tâm, giới thiệu doanh nghiệp rộng rãi trên các mạng xã hội Facebook. Instagram, Zalo cá nhân,…
  • Xây dựng kênh Zalo OA Admin ấn tượng: Từ avatar, ảnh bìa, thường xuyên cập nhật xu hướng và chia sẻ những thông tin bổ ích đến khách hàng
  • Bật chức năng cập nhật vị trí để khách hàng dễ dàng xác định địa điểm của doanh nghiệp
  • Cập nhật mã QR cửa hàng hoặc doanh nghiệp, gắn trên link sản phẩm giúp khách hàng dễ dàng truy cập vào trang Zalo OA.

Xử lý trường hợp Zalo OA bị khóa hoặc không được xác thực

Mặc dù chứa những tính năng tiện dụng trong lĩnh vực Marketing online, nhưng OA Zalo vẫn tồn tại nhiều rào cản. Có thể kể đến tài khoản bị khóa hoặc không được xác thực. Khi gặp một trong hai vấn đề trên, bạn có thể khắc phục như sau:

Xử lý trường hợp Zalo OA bị khóa

Nguyên nhân: Do trong quá trình tạo tài khoản, chủ doanh nghiệp hoặc cá nhân nhập sai danh mục chính; Admin không gửi thông tin về OA cho quản trị Zalo; Tài khoản Zalo OA không tương tác trong 30 ngày; Vi phạm trong nội dung, tin nhắn không phù hợp, bị khách hàng báo cáo; Tranh chấp về bản quyền, dịch vụ sản phẩm,…

Những trường hợp bị khóa tài khoản Zalo OA thường khá phức tạp, bởi một phần cũng liên quan đến quy định của pháp luật về kinh doanh. Chính vì vậy, trước khi quyết định kinh doanh trên Zalo OA, bạn nên tìm hiểu kỹ chính sách, các thông tin tài khoản phù hợp và đăng bán sản phẩm theo đúng quy định pháp luật.

Xử lý trường hợp Zalo OA không được xác thực

Nguyên nhân dẫn đến Zalo OA không được xác thực là do: Thông tin cung cấp chưa đầy đủ hoặc không đảm bảo chất lượng; Các giấy tờ của doanh nghiệp chưa được công chứng đầy đủ; Hình ảnh công chứng bị lỗi, mờ, nhỏ… Hoặc do thông tin doanh nghiệp, cá nhân cung cấp không trùng khớp với thông tin được cập nhật trên Zalo OA.

Khi xảy ra lỗi, bạn cần kiểm tra, xác thực các thông tin chính xác, khiếu nại lên trung tâm trợ giúp Zalo OA để khôi phục lại tài khoản.

Tất cả những vấn đề về Zalo OA bị khóa hoặc không được xác thực, bạn nên liên hệ trực tiếp tổng đài Zalo, các nhân viên hỗ trợ sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề này.

Như vậy, trên đây CAS Solution đã cung cấp toàn bộ nội dung, thông tin cần thiết nhất về Zalo OA đến với bạn đọc. Hy vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ứng dụng, cũng như cách quản lý Zalo OA thuận tiện nhất. Chúc bạn thành công trong lĩnh vực của mình!