Những ai đang kinh doanh hay tìm hiểu về marketing chắc chắn đôi lần đã từng nghe tới mô hình AIDA. Đây là tiền đề quan trọng có thể ứng dụng trong công việc bán hàng. Để tìm hiểu chi tiết về công thức AIDA, xin mời bạn cùng chúng tôi đọc nội dung bên dưới đây.

AIDA là gì

Công thức AIDA là gì?

AIDA marketing là một mô hình được phát triển và xây dựng dựa trên hành trình khách hàng. Mỗi giai đoạn miêu tả mục đích cần nhắm tới cho từng chiến lược marketing. AIDA là cụm viết tắt của các từ tiếng Anh gồm Attention – Sự thu hút, Interest – Sự thích thú, Desire – Khao khát và Action – Hành động.

Nguyên tắc AIDA mô phỏng quá trình nhận thức khách hàng trong quá trình mua sắm bất cứ sản phẩm hay loại hình dịch vụ nào. Mỗi giai đoạn chuyển tiếp, người làm marketing phải tạo ra một kênh truyền thông. Mục đích cuối cùng là thúc đẩy hành vi mua của khách hàng.

Dĩ nhiên, người đó có thể bắt đầu từ những chữ I – D chứ không nhất thiết là chữ A đầu tiên. Song thông thường, các marketers sẽ áp dụng mô hình AIDA để thuyết phục một đối tượng nào đó chưa biết bất cứ thông tin gì về sản phẩm/dịch vụ cung cấp. Dưới đây là những thông tin mô phỏng chi tiết.

Attention – Thu hút sự chú ý

Nhận thức (A): đây là điểm chạm đầu tiên, giúp gia tăng nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu. Để làm được điều này, bạn có thể xây dựng các nội dung thật ấn tượng. Bằng cách thông qua những sự liên kết các vấn đề khách hàng đang gặp phải.

Mục đích là khiến họ dừng lại tìm hiểu chính những điều bạn sắp thể hiện. Phương pháp sử dụng để tạo sự chú ý có rất nhiều. Chẳng hạn như dùng phép so sánh, tạo ngôn ngữ gây sốc, ấn tượng hoặc lặp đi lặp lại nội dung để khơi gợi sự tò mò và quan tâm từ nhóm khách hàng tiềm năng.

>>> Xem thêm: Tiếp thị cảm xúc – Khái niệm, vai trò trong hành vi, quyết định mua hàng của người tiêu dùng.

Interest – Sự quan tâm, thích thú

Sự quan tâm (I): Sau khi khiến khách hàng chú ý, việc tiếp theo là dẫn họ quan tâm tới sản phẩm và dịch vụ bạn cung cấp thông qua những lợi ích nổi trội. Đặc biệt là đặc tính đó phải thực sự có ý nghĩa với họ. Như thế mới có thể khuyến khích tới hành động mua hoặc tìm hiểu thêm về sản phẩm.

Sự thu hút thường không ổn định và chỉ có tác dụng nhất thời. Do đó, bạn phải tìm cách cho họ thấy những điều mới lạ, hấp dẫn trong các thông tin về sản phẩm/dịch vụ. Đây là bước cực kỳ quan trọng và không hề đơn giản. Nó quyết định sự chuyển biến của các giai đoạn kế tiếp trong mô hình AIDA.

Vì thế, bạn phải nghiên cứu thật kỹ và nắm chắc thông tin về sản phẩm mình cung cấp. Đồng thời tìm hiểu nhu cầu và nhận ra các vấn đề, mong muốn cũng như khó khăn khách hàng gặp phải. Từ đó sắp xếp, lọc và chọn ra những slogan quảng cáo phù hợp nhất.

Nếu cần phải trình bày, hãy sử dụng các ngôn ngữ ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Tuyệt đối không dài dòng sẽ khiến khách hàng khó chịu. Đôi khi còn không đọng lại được bất cứ thông tin nào trong đầu. Như vậy sẽ khó tạo ra sự thích thú khi tìm hiểu sản phẩm.

thu hút khách hàng

Desire: Khơi gợi mong muốn

Mong muốn (D): Khi khách hàng đã thích thương hiệu và sản phẩm của bạn, nhiệm vụ tiếp theo là làm cho họ muốn có nó ngay lập tức. Bạn có thể sử dụng các phương pháp kết nối cảm xúc để làm cho thương hiệu gần gũi với họ hoặc sản phẩm cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm được nhu cầu của đối tượng. Khi khai thác và tìm ra điều đó, bạn đã có 99% cơ hội thành công.

Action: Hành động

Hành động (A): Đây chính là lúc kêu gọi hành động (CTA – Call To Action). Tại giai đoạn này, nhiệm vụ chính là điều hướng người mua tới cửa hàng hoặc tương tác với công ty. Sau đó thực hiện các thao tác chốt đơn hoặc ký hợp đồng tùy theo lĩnh vực hoạt động. Để làm công việc này, bạn có thể phải gọi điện, gửi tài liệu hoặc trò chuyện thêm với khách hàng.

Trên thực tế, khi bạn đã làm tốt các giai đoạn phía trước thì tới bước Action dường như không có gì khó khăn. Thông thường, tới giai đoạn này, khách hàng đã tin tưởng và yêu mến thương hiệu, sản phẩm bạn có. Cho nên việc dẫn dắt họ tới hành động mua hàng cũng không mấy khó khăn.

Nhưng bạn không được chủ quan. Thay vào đó, hãy xác định rõ mục tiêu cuối cùng để điều hướng khách hàng đi đúng ý muốn đặt ra. Như thế, bạn sẽ chủ động ứng phó với các câu hỏi cũng như vấn đề họ còn nghi vấn.

mua hàng

Cách sử dụng mô hình AIDA trong lập kế hoạch marketing

Mô hình AIDA được thiết kế để bám theo hành trình của khách hàng nhằm nâng cao Nhận thức, Sự quan tâm, Mong muốn và Hành động. Nhiều nhà tiếp thị nhận thấy AIDA hữu ích vì khi họ lập kế hoạch chiến lược truyền thông marketing của mình.

Do đó, mô hình AIDA được áp dụng rất nhiều trong quá trình làm marketing. Bao gồm cả lập kế hoạch truyền thông hay phát triển nội dung chi tiết. Nó sẽ định hình được thời điểm và cách thức triển khai ở từng giai đoạn để thương hiệu tương tác, giao tiếp với khách hàng.

Dù bất cứ công ty hay doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng cần sử dụng mô hình AIDA để mang lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động kinh doanh. Dưới đây là cách ứng dụng chi tiết trong việc lập kế hoạch marketing. Để có những bước đi đúng đắn và nhanh chóng đạt được mục tiêu đạt ra, bạn phải luôn tự đặt câu hỏi cho bản thân trong suốt các giai đoạn:

  • Nhận thức: Làm thế nào để tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu? Họ sẽ biết tới sản phẩm hay dịch vụ chúng tôi cung cấp qua các phương tiện truyền thông nào? Thông điệp xuyên suốt cho quá trình nâng cao nhận thức là gì? Chiến lược nào sẽ phù hợp để tiếp cận khách hàng?
  • Sự quan tâm: Khách hàng quan tâm tới các nội dung như thế nào? Nội dung cốt lõi cho quá trình là gì? Làm sao để PR thương hiệu tự nhiên nhất? Nguồn dữ liệu khai thác thông tin và xây dựng brand ở đâu?
  • Mong muốn: Điều gì gắn kết thương hiệu, sản phẩm của chúng tôi với khách hàng khiến họ khao khát sở hữu nó? Chúng tôi sẽ tương tác với khách hàng qua đâu? Bằng hình thức nào? Trò chuyện trực tiếp hay gọi điện, chat online?
  • Hành động: Lời kêu gọi hành động Call To Action là số hotline, website hay tương tác qua email, facebook, zalo? Nội dung này đặt ở đâu để dễ dàng kết nối nhất? Kênh tương tác hiệu quả cho khách hàng tìm tới chúng tôi nhanh chóng và thuận tiện là gì?

Ngoài những câu hỏi trên, thương hiệu sẽ ghi điểm khi bổ sung thêm các hình thức chăm sóc sau mua. Hay nói cách khác là tìm phương án giữ chân và khiến họ trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu. Họ có thể sẽ mua sản phẩm thường xuyên hoặc chia sẻ nó với ai đó. Vì vậy, thời điểm này, bạn cần đặt câu hỏi cho mình là làm thế nào để đạt được mục đích “giữ chân khách hàng”. Hình thức hoạt động chăm sóc trực tuyến hay ngoại tuyến sẽ phù hợp?

Trên đây là những thông tin chính thức chia sẻ về mô hình AIDA và cách ứng dụng nguyên tắc này vào trong quá trình lập kế hoạch marketing. Hy vọng sẽ giúp bạn có được một bản plan hoàn thiện và hiệu quả. Nếu có câu hỏi nào liên quan đến nội dung bài viết hay cần sự tư vấn, hỗ trợ về kiến thức marketing, hãy để lại bằng bình luận cho chúng tôi. Chúc bạn thành công.