Chiến lược giá là một trong những yếu tố tạo nên thành công của doanh nghiệp. Nó được xem như tiêu chí cạnh tranh với các đơn vị khác. Vì vậy, nhiều đơn vị áp dụng chiến cạnh tranh về giá thông qua hình thức giảm giá sản phẩm. Tuy nhiên, để kiểm soát được lợi nhuận và đảm bảo không bị lỗ vốn, người làm marketing phải xây dựng các công thức áp dụng cho cách tính phần trăm giảm giá. Dưới đây, chúng tôi đã có bài tổng hợp chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nào cùng tìm hiểu nhé!

cách tính phần trăm giảm giá

Cách tính phần trăm giảm giá nhanh nhất

Khi đi mua sắm, người bán hàng sẽ thông báo cho bạn mức giá niêm yết của sản phẩm cùng với số phần trăm được giảm giá. Bạn sẽ phải tính thật nhanh và chính xác khoản tiền mình phải trả cho sản phẩm đó. Khi này, bạn chỉ cần áp dụng cách tính phần trăm giảm giá theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Thực hiện tính số phần trăm giá trị bạn cần thanh toán bằng cách lấy 100% trừ đi số phần trăm được giảm.
  • Bước 2: Tính khoản tiền phải trả cho từng sản phẩm bằng cách lấy giấy giá gốc nhân với số phần trăm giá trị cần thanh toán vừa tính ở trên.

Một ví dụ dễ hiểu cho bạn dễ hình dung như sau:

Bạn đi qua một cửa hàng và chọn được 1 sản phẩm. Nhân viên bán hàng thông báo với bạn rằng sản phẩm này có giá 570 nghìn đồng và đang được giảm giá khuyến mại 20%. Vậy số tiền bạn cần trả đó là: (100% – 20%) x570=456 nghìn đồng. Hay nói cách khác, bạn được giảm: 570 x 20% = 114 nghìn đồng cho mỗi sản phẩm.

>>> Tham khảo: Hướng dẫn xây dựng quy trình bán hàng chuẩn, dễ dàng.

Cách tính giá gốc của sản phẩm sau khi đã được giảm giá

Một vấn đề khác thường gặp khi mua hàng giảm giá đó là tính giá gốc ban đầu của sản phẩm. Điều đó có nghĩa, bạn muốn xác định giá tiền sẽ phải bỏ ra nếu như không được hưởng chính sách khuyến mại giảm giá. Dựa trên cách tính phần trăm giảm giá, bạn có thể suy dễ dàng công thức xác định giá gốc qua các bước sau:

  • Bước 1: Xác định số phần trăm giá trị phải thanh toán hay không được chiết khấu bằng cách lấy 100% trừ đi số phần trăm được giảm giá
  • Bước 2: Lấy số tiền bạn thanh toán chia cho số vừa tính sẽ ra giá gốc ban đầu sản phẩm

Để hình dung dễ hơn, bạn cùng làm một ví dụ sau đây nhé!

Chẳng hạn, cửa hàng đồ gia dụng, điện lạnh đang thực hiện chương trình khuyến mại nhân ngày lễ. Một sản phẩm được nhân viên bán hàng cho biết có giá 10 triệu đồng và xác nhận rằng nó đã được giảm 20%. Vậy bạn có thể tính ra số tiền gốc ban đầu đó là 10 triệu chia cho 0.8 (hay 80%) và bằng 12.5 triệu đồng.

>>> Tìm hiểu Cách tạo phễu marketing đơn giản, chi tiết cho người mới.

Ứng dụng cách tính phần trăm giảm giá

Hiện nay, kinh tế – xã hội ngày càng dẫn tới ứng dụng cách tính phần trăm giảm giá cũng trở nên phổ biến hơn. Dưới đây là một số trường hợp thực tế:

Tính giá sản phẩm

Những chương trình khuyến mại trong chiến lược marketing, nhiều mặt hàng áp dụng chiết khấu giảm giá. Để xác định số tiền phải trả, bạn có thể áp dụng cách tính phần trăm giảm giá như các ví dụ ở nội dung phần trên. Bằng phương pháp này, doanh nghiệp có thể trực tiếp cạnh tranh về giá với các sản phẩm mang tính năng tương tự hoặc cùng công dụng với nhau. Thậm chí là chiến lược thúc đẩy doanh số, xử lý hàng tồn kho để tránh phát sinh các chi phí bán hàng.

Tính doanh thu/lợi nhuận

Vào cuối năm, các công ty thường lập báo cáo tài chính để xác định doanh thu và lợi nhuận năm. Trường hợp tăng trưởng chậm và kém hơn năm ngoái, kế toán sẽ thông báo phần trăm thụt giảm. Nhà đầu tư và lãnh đạo có thể thực hiện công thức tính phần trăm giảm giá để xác định lợi nhuận và doanh thu chính xác trong năm nay là bao nhiêu. Tuy nhiên, điều này thường ít xảy ra. Vì đa phần các công ty và doanh nghiệp sẽ thực hiện các chiến lược và biện pháp tăng trưởng qua các năm. Lúc đó, bạn cần tham khảo thêm cách tính phần trăm tăng giá.

Tính lãi suất ngân hàng

Tiền lãi ngân hàng là giá dịch vụ khi tham gia vay vốn hoặc gửi tiết kiệm. Trong một vài trường hợp nào đó hoặc do ảnh hưởng nền kinh tế chung trong nước, lãi suất bị giảm đi một con số nhất định. Bạn có thể sử dụng công thức tính phần trăm giảm giá để xác định chính xác khoản tiền được hỗ trợ khi vay vốn.

Trên đây là cách tính phần trăm giảm giá nhanh nhất cho một sản phẩm hay mặt hàng nào đó bạn có thể áp dụng khi mua sắm. Nếu doanh nghiệp hay công ty cần tư vấn cách tính phần trăm giảm giá như thế nào vừa nhanh, vừa tiết kiệm chi phí có thể liên hệ với chúng tôi để tham khảo một số phần mềm quản lý bán hàng. Mọi câu hỏi xoay quanh nội dung trên vui lòng để lại qua bình luận bên dưới bài viết. Chúng tôi sẽ phản hồi, trả lời sớm và nhanh nhất có thể.