POD là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng biết POD là gì cũng như vai trò của POD trong các chiến lược Marketing tại các doanh nghiệp.
Trong bài viết dưới đây CAS Media sẽ giới thiệu chi tiết về định nghĩa POD là gì và các hình thức POD phổ biến trong chiến lược Marketing.
POD là gì?
POD là thuật ngữ viết tắt của từ Point of Different, đề cập đến những yếu tố của sản phẩm, dịch vụ tạo ra sự khác biệt để giúp thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường. POD được xem như một cách thức mà sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác. Chỉ số thành công của những điểm khác biệt này sẽ giúp tăng lợi ích của người tiêu dùng và lòng trung thành của họ đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Tuy nhiên nếu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có mức độ khác biệt quá lớn thì sẽ khiến các sản phẩm này mất đi tiêu chuẩn trong một ngành hàng và không thu hút được nhiều khách hàng. Chính vì vậy cần phải có sự cân bằng giữa POD và POP (Point of Parity) để giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ.
POD có những đặc điểm chính sau đây:
- Mong muốn: thứ mà khách hàng thực sự mong muốn hoặc đánh giá cao.
- Chuyển giao: một thương hiệu chỉ thực sự có giá trị khi nó đáp ứng được mong muốn và nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Khác biệt: là những điểm khác biệt, độc đáo của sản phẩm, dịch vụ mà không một đối thủ cạnh tranh nào sở hữu.
Vai trò của POD
Sự khác biệt hóa thương hiệu luôn là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm và chú trọng đầu tư. Những thương hiệu có sự khác biệt càng lớn thì khả năng cạnh tranh trên thị trường sẽ càng cao hơn. Dưới đây là những vai trò và tầm quan trọng của POD.
Khác biệt so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng
Nhờ vào sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hàng sẽ giúp mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn. Cụ thể là khác biệt dịch vụ, khác biệt hàng hóa để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn với mục đích và nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, sự khác biệt hóa thương hiệu cũng giúp doanh nghiệp bạn giảm được những mối đe dọa từ đối thủ để có sức cạnh tranh tốt hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu
Sự khác biệt hóa thương hiệu giúp hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng lựa chọn. Sản phẩm của doanh nghiệp càng có sự khác biệt, càng đáp ứng được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng thì càng tăng cao khả năng mua hàng của khách hàng. Không những thế, nếu sản phẩm và dịch vụ của bạn có chất lượng thực sự tốt thì chắc chắn họ sẽ lại tin tưởng và lựa chọn thương hiệu của bạn.
Thu được lợi nhuận cao hơn
Sự khác biệt hóa thương hiệu cũng là cách thức cực kỳ hiệu quả giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn. Doanh nghiệp của bạn sẽ có cơ hội bán sản phẩm với mức giá cao hơn so với thị trường vì khách hàng sẽ sẵn sàng bỏ tiền để chi trả cho những tính năng nổi bật hay vẻ ngoài sáng tạo.
Đây đều là những điểm khác biệt của sản phẩm mà không một sản phẩm nào khác trên thị trường có thể sở hữu. Tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp tạo sự khác biệt bằng cách đưa ra giá bán thấp hơn so với thị trường để thu hút lượng mua hàng cao hơn và đem lại lợi nhuận hiệu quả hơn.
Thu hẹp đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp
Thu hẹp đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp cũng là một lợi ích mà sự khác biệt thương hiệu mang lại. Khi doanh nghiệp tạo ra nhiều chiến lược khác biệt hóa thương hiệu khác nhau thì bạn sẽ càng biết rõ đối tượng khách hàng nào đang thực sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Việc tập trung tiếp thị vào những đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp bạn đạt được hiệu quả kinh doanh cao hơn. Thay vì việc triển khai các chiến lược tiếp thị đến cho nhiều đối tượng khác nhau mà họ không thực sự có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Phân biệt các hình thức POD trong chiến lược Marketing
POD trong chiến lược Marketing được sử dụng với rất nhiều hình thức khác nhau để mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Dưới đây là 3 hình thức POD phổ biến nhất hiện nay trong các chiến dịch Marketing tổng thể.
Khác biệt về sản phẩm
Doanh nghiệp muốn tạo ra sự khác biệt về sản phẩm thì sản phẩm đó phải sở hữu những tính năng đặc biệt, nổi bật so với các sản phẩm cạnh tranh khác. Hoặc đây phải là sản phẩm duy nhất có cung cấp những tính năng đặc biệt cho người sử dụng. Đạt được sự khác biệt về sản phẩm chính là một trong những cách nhanh và hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp trở thành người dẫn đầu thị trường trong một ngành hàng nào đó.
Tuy nhiên nếu sản phẩm có sự khác biệt quá lớn thì sẽ khiến người dùng không thể chấp nhận được. Lý do là vì những sản phẩm này không thể đáp ứng được những tiêu chuẩn mong đợi của họ hoặc các tính năng này có thể bị lỗi thời khi có những sản phẩm mới nổi bật hơn xuất hiện.
Ví dụ điển hình của chiến dịch khác biệt về sản phẩm phải kể đến thương hiệu Samsung khi hãng tung ra sản phẩm điện thoại có màn hình 5.3inch vào tháng 10/2011. Chính sự khác biệt này đã giúp cho sản phẩm của Samsung luôn có chỗ đứng nhất định trên thị trường và trong lòng nhiều khách hàng tiềm năng.
Khác biệt về giá bán
Sự khác biệt về giá chính là việc doanh nghiệp bạn đưa ra một mức giá thấp hoặc cao hơn so với tiêu chuẩn ngành hàng hoặc các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Với mức giá thấp hơn thì doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn, vì khi mức giá thấp hơn thì nhu cầu sử dụng của họ sẽ cao hơn.
Còn nếu doanh nghiệp đưa ra một mức giá cao hơn thì cũng có thể tạo được sự chú ý và thu hút khách hàng. Vì khách hàng sẽ luôn thắc mắc là chất lượng của sản phẩm, dịch vụ của bạn như thế nào mà lại được bán với mức giá cao như thế. Đặc biệt những sản phẩm có giá thành cao thường có khuynh hướng thu hút được rất nhiều khách hàng ở tầm trung hoặc cao cấp.
Khách hàng sẽ luôn thắc mắc xem chất lượng của sản phẩm, dịch vụ có thực sự tương xứng với mức giá bán hay không. Tuy nhiên để có thể tận dụng triệt để lợi thế khi đưa ra mức giá cao thì doanh nghiệp của bạn cần phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ phải phù hợp với giá cả. Nếu không khách hàng sẽ cảm thấy thất vọng vì không xứng đáng với số tiền đã bỏ ra để mua sản phẩm, dịch vụ.
Ví dụ điển hình chính là hãng Apple không bao giờ tham gia vào các chiến dịch khác biệt về giá bán. Apple luôn đưa ra mức giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh nhưng họ vẫn luôn bám sát vào chính sách giá của mình.
Để thực hiện thành công chiến dịch này, Apple luôn tập trung vào chất lượng sản phẩm thay vì quan tâm về giá thành của sản phẩm. Chính vì thế các sản phẩm của Apple luôn rất được ưa chuộng trên thị trường.
Chiến lược khác biệt tập trung
Các nguyên tắc tập trung sự khác biệt cũng tương tự như các chiến lược phân biệt khác, đây là nơi phân biệt các tính năng từ các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên sự khác biệt tập trung này vẫn cần phải hướng đến một phân đoạn cụ thể trong thị trường. Đây là nơi cho phép các doanh nghiệp có thể tập trung vào sức mạnh và điểm khác biệt của họ. Như vậy, trải nghiệm người dùng ở từng phân đoạn cụ thể sẽ tốt hơn . Vì mọi hoạt động tiếp thị hay tiền sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đều được tập trung vào mỗi phân đoạn cụ thể.
Ví dụ về chiến lược khác biệt tập trung thành công tiêu biểu nhất phải kể đến Snapchat. Vì thương hiệu này chỉ tập trung duy nhất vào một phân khúc thị trường mục tiêu cụ thể thay vì hướng đến tất cả người dùng trong mọi độ tuổi. Kết quả là người dùng đã có thể nâng cao những trải nghiệm khi sử dụng ứng dụng này.
Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến thuật ngữ POD và vai trò của POD trong lĩnh vực Marketing. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm về POD để có thể tạo được điểm nhấn ấn tượng cho một thương hiệu và nâng cao hiệu quả kinh doanh.