Công nghệ thiết kế UI, UX là một trong các công nghệ thiết kế web phổ biến được nhiều công ty, sử dụng để làm web cho các doanh nghiệp. Đây cũng là xu hướng thiết kế web được đánh giá sẽ tiếp tục được ưa chuộng và phát triển trong năm 2024.

ui ux

Khái niệm UX

UX là viết tắt của User Experience là hoạt động đầu tiên của thiết kế sản phẩm. UX bao gồm tất cả các khía cạnh tương tác của người dùng cuối với công ty, dịch vụ và sản phẩm của công ty.

UX Designer là chiếc cầu nối giữa khách hàng và những nhà lập trình viên, là người giải mã những insight của khách hàng, dung hòa với mục tiêu kinh doanh và biến nó thành những tính năng, tương tác, giao diện cho sản phẩm.

Những kỹ năng mềm mà 1 UX Designer cần có

  • Kỹ năng giao tiếp: UX Designer phải giao tiếp với nhiều bộ phận khác nhau với các chuyên môn khác nhau, truyền đạt được thông tin một cách hiệu quả, cho dù đó là từ khách hàng đến bộ phận kỹ thuật hay marketing và kinh doanh.
  • Hiểu biết về tâm lý học: hầu hết tất cả UX Designer, vào nhiều lúc trong sự nghiệp của mình, đều tìm hiểu và đào sâu vào các yếu tố và lý thuyết tâm lý.
  • Kỹ năng thuyết phục: người UX Designer phải thuyết phục được không chỉ bản thân mà còn những người làm chung đội ngũ, những người làm kỹ thuật và product manager đi theo triết lý design và áp dụng những kết quả của mình.
  • Kỹ năng thấu hiểu vấn đề: họ có thể nhìn qua được những biểu hiện bề mặt của vấn đề và xác định được đúng vấn đề cốt lõi cần phải giải quyết.
  • Kỹ năng thiết kế và prototype: bạn cần có khả năng tạo ra một sản phẩm mẫu trong thời gian ngắn để có thể nhanh chóng thử nghiệm và cải thiện sản phẩm đó. Bên cạnh đó, trong hầu hết các trường hợp, bạn phải tự mình hoàn thành một sản phẩm hoàn thiện. Vì vậy, trang bị chuyên môn về thiết kế đồ họa, giao diện, sản phẩm là cần thiết.
  • Hiểu biết căn bản về kỹ thuật: một chút hiểu biết về kỹ thuật rất có ích. Nếu bạn có background kỹ thuật cũng rất tốt. Đây cũng là một lợi thế khi bạn hiểu những khả năng và giới hạn của công nghệ để xây dựng những giải pháp tốt.
  • Kỹ năng phân tích dữ liệu kết hợp tư duy sáng tạo: phân tích dữ liệu là cần thiết khi bạn phải làm việc trong những dự án lớn hoặc đã ổn định. Tư duy sáng tạo, ngược lại, là một cái vui của nghề. Bạn có thể cập nhật xu hướng, vui với những tương tác nhỏ, tạo nên những điều thú vị riêng cho sản phẩm.

Khái niệm UI

UI là viết tắt của từ User Interface có nghĩa là giao diện người dùng. Hiểu một cách đơn giản nhất thì UI bao gồm tất cả những gì người dùng có thể nhìn thấy như: màu sắc web, bố cục sắp xếp như thế nào, web/app sử dụng fonts chữ gì, hình ảnh trên web có hấp dẫn hay không,…

Trong thiết kế thì UI đóng vai trò là yếu tố truyền tải thông điệp từ người thiết kế, nhà cung cấp dịch vụ, sản phẩm tới người dùng. Đơn giản hơn thì nhà thiết kế đóng vai trò như 1 lập trình viên hoặc nhà xây dựng để bất cứ ai cũng có thể hiểu và sử dụng được sản phẩm của họ .

trải nghiệm người dùng ui ux

Những kỹ năng mềm mà 1 UI Designer cần có

  • Có tư duy sáng tạo, có khiếu về thẩm mỹ và mỹ thuật chính là một lợi thế vô cùng lớn.
  • Biết sử dụng các công cụ thiết kế đồ họa để đưa ra những hình ảnh bắt mắt và riêng biệt tạo điểm nhấn cho sản phẩm của mình.
  • Chịu được áp lực tốt, có thể làm việc liên tục với máy tính.
  • Nhanh chóng nắm bắt được những xu hướng mới để tạo nên sự mới mẻ cho sản phẩm.
  • Liên tục thay đổi và làm mới tư duy để phục vụ tốt hơn cho công việc.

So sánh UI và UX

Để giúp cho một sản phẩm dược thị trường ưa thích thường yêu cầu cả UI tốt và UX tốt. Ví dụ: bạn có thể có một ứng dụng ngân hàng trông tuyệt vời và có điều hướng (UI) trực quan.

Nhưng nếu ứng dụng tải chậm hoặc khiến bạn phải nhấp qua nhiều màn hình để chuyển tiền (UX), thì nó trông đẹp đến đâu cũng không quan trọng. Bạn có thể sẽ không muốn sử dụng nó.

Mặt khác, một trang web có thể được tải với nội dung độc đáo, hữu ích được tổ chức một cách hợp lý và trực quan. Nhưng nếu nó trông có vẻ lỗi thời hoặc bạn không thể dễ dàng tìm ra cách di chuyển giữa các màn hình hoặc cuộn qua các tùy chọn, thì có khả năng bạn sẽ nhấp chuột ra khỏi trang web.

ui-ux (6)

Những UI và UX designer, họ làm gì?

Cả nhà thiết kế UI và UX đều đóng vai trò quan trọng trong vòng đời phát triển sản phẩm. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn từng cái.

Các nhà thiết kế UX tập trung công việc của họ vào trải nghiệm của người dùng với một sản phẩm. Mục tiêu là tạo ra các sản phẩm có chức năng, dễ tiếp cận và thú vị khi sử dụng. Mặc dù thuật ngữ UX thường áp dụng cho các sản phẩm kỹ thuật số, nhưng nó cũng có thể được áp dụng cho các sản phẩm và dịch vụ phi kỹ thuật số (như bình cà phê hoặc hệ thống giao thông).

Các nhiệm vụ phổ biến đối với UX designer có thể bao gồm:

  • Tiến hành nghiên cứu người dùng để xác định mục tiêu, nhu cầu, hành vi và pain point liên quan đến tương tác sản phẩm.
  • Phát triển những đặc tính người dùng dựa trên khách hàng mục tiêu.
  • Tạo ra những user journey map để nghiên cứu cách khách hàng tương tác với sản phẩm.
  • Xây dựng những wireframes và prototypes để mường tượng về sản phẩm cuối cùng.
  • Thực hiện kiểm tra người dùng để xác thực các quyết định thiết kế và xác định các vấn đề.
  • Hợp tác với các stakeholders, UI designer.

ui ux design

Các nhà thiết kế UI sẽ tạo phần đồ họa cho các ứng dụng điện thoại, websites và các thiết bị mà người dùng có thể tương tác được. Không như UX, chỉ có thể áp dụng cho các sản phẩm và dịch vụ cụ thể, UI có thể áp dụng riêng cho các sản phẩm kỹ thuật số. Một UI designer sẽ tìm kiếm và tạo ra những ứng dụng cũng như websites có giao diện bắt mắt và dễ dàng điều hướng.

Các nhiệm vụ phổ biến đối với UI designer có thể bao gồm:

  • Tổ chức layouts cho trang (page).
  • Chọn bảng màu và font chữ.
  • Thiết kế các yếu tố tương tác, chẳng hạn như cuộn, nút, bật tắt, menu thả xuống và trường văn bản.
  • Làm ra những wireframes và layouts có độ tập trung cao để hình dung giao diện của bản thiết kế cuối cùng.
  • Làm việc mật thiết với những nhà phát triển để chuyển hóa từ bản thiết kế thành sản phẩm.

UI designer và UX designer đều là những công việc được trả lương cao. Nếu như bạn có đam mê với công nghệ, mong muốn được thử sức, trải nghiệm, yêu thích công việc quản trị rủi ro, thiết kế trải nghiệm cho người dùng,… thì đây chính là công việc dành cho bạn. Nếu bạn là một người yêu thích sự sáng tạo, có khiếu thẩm mỹ có thể cân nhắc công việc thiết kế giao diện cho người dùng.