Bất kể ngành nghề nào, khi bắt đầu đi vào kinh doanh hoạt động cũng cần phải đặt tên thương hiệu. Dường như không có một sự ràng buộc nào dành cho việc tạo dựng hình ảnh. Căn bản dựa vào ý muốn, tư tưởng và định hướng tầm nhìn người lãnh đạo.
Vì vậy cách đặt tên thương hiệu thời trang hay dành cho cá nhân cũng không có sự khác biệt. Để tìm hiểu chi tiết về cách đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp, xin mời bạn cùng chúng tôi đọc nội dung bên dưới đây.
Tại sao lại cần đặt tên thương hiệu?
Tên thương hiệu trong tiếng Anh còn được gọi là Brand Name. Đây là cụm từ dành để chỉ tên một đơn vị sản xuất hoặc tổ chức nào đó. Đôi khi nó được gắn cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Tên thương hiệu là yếu tố đầu tiên xây dựng hình ảnh. Nó giúp khách hàng ghi nhớ tới tổ chức hoặc sản phẩm. Khi phát sinh nhu cầu, tự nhiên trong tiềm thức họ sẽ nhớ đến thương hiệu. Từ đó biết tới sản phẩm nhà cung cấp phân phối.
Có thể điểm qua những vai trò thương hiệu mang đến cho hoạt động kinh doanh gồm:
- Nhận diện và phân biệt dòng sản phẩm đơn vị cung cấp so với những mặt hàng tương tự trên thị trường
- Gắn kết hình ảnh và niềm tin với khách hàng. Từ đó khẳng định vị trí trên thị trường.
- Là một căn cứ thúc đẩy hành vi mua của khách hàng và duy trì lòng trung thành với người tiêu dùng
- Xây dựng niềm tin thu hút nhà đầu tư và nhân sự trong việc phối hợp kinh doanh để cùng nhau tạo ra lợi nhuận
- Thúc đẩy doanh số khi bắt đầu tung sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào một thị trường mới nhằm mục đích mở rộng tệp khách hàng tiềm năng
Một số tiêu chí để đặt tên thương hiệu
Khi đặt tên thương hiệu dường như không có sự ràng buộc nào. Tuy nhiên, để đảm bảo nó có ý nghĩa và giúp nâng cao hiệu qua cho hoạt động kinh doanh, bạn cần tuân thủ một số yêu cầu dưới đây:
Đơn giản, ngắn gọn
Dù đặt tên thương hiệu cá nhân hay cho một tổ chức, doanh nghiệp, yếu tố kiên quyết phải tuân thủ là đơn giản và ngắn gọn. Điều này mang lại hiệu quả ghi nhớ khi khách hàng vô tình lướt qua những quảng cáo hoặc tờ rơi.
Thông thường trí não con người sẽ dễ dàng lưu trữ các hình ảnh đơn giản hoặc chữ ngắn gọn. Khi tên thương hiệu càng dễ hiểu thì cơ hội được ghi danh vào tiềm thức khách hàng càng cao. Đó là lý do cách đặt tên thương hiệu thời trang hay sử dụng các ký tự viết tắt. Chẳng hạn như LV, Dior, Nike…
Có tính liên tưởng
Một trong những bí quyết giúp cách đặt tên thương hiệu hay đó là khả năng khiến khách hàng liên tưởng tới sản phẩm hoặc bất cứ yếu tố nào gắn với hoạt động kinh doanh. Tiêu biểu như các ngành hàng cho nam thường có chứ Adam hoặc Men. Ngược lại sản phẩm nữ hay gắn thêm Eva hoặc Girls.
Gắn tên thương hiệu với chức năng, dịch vụ
Đây là cách giúp khách hàng nhận diện thương hiệu dễ dàng hơn. Không chỉ nhớ tới tên, người tiêu dùng có thể nắm sơ qua thông tin về đơn vị. Từ đó nhận diện với các tổ chức khác cùng có tên hơi giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ FPT camera chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống giám sát, an ninh bằng camera.
Tạo câu chuyện riêng cho thương hiệu
Đằng sau mỗi cái tên thương hiệu là một câu chuyện nào đó. Nó có thể là nguyên nhân cho ra đời mặt hàng hoặc dòng sản phẩm bạn đang kinh doanh. Đồng thời giúp khách hàng chú ý tới thương hiệu của bạn. Không những thế, qua những câu chuyện, người tiêu dùng sẽ hiểu hơn về đặc tính thương hiệu. Từ đó lan tỏa và chia sẻ với bạn bè hoặc người thân. Vô tình thương hiệu được quảng bá miễn phí mà không cần tốn tiền hay chi phí marketing.
>>> Tham khảo: Storytelling là gì? Nghệ thuật trong marketing.
Tạo ngôn ngữ riêng cho thương hiệu
Một điều làm nên sự khác biệt cho thương hiệu và giúp bạn cạnh tranh với các nhãn hàng khác nằm ở chính ngôn ngữ.
Bạn hãy làm thương hiệu càng mới càng tốt. Đôi khi không cần phải phức tạp hóa vấn đề. Bạn chỉ cần kết hợp 2 từ riêng hoặc đánh vần 1 key word nào đó là có thể tạo ra một thương hiệu cho riêng mình.
Vượt qua khuôn khổ và không tuân theo một quy tắc nào giúp bạn trở thành người độc nhất. Từ đó dễ dàng nhận được sự yêu mến từ nhóm khách hàng tiềm năng.
Ưu tiên sử dụng kí tự A.O.I
Một nghiên cứu chỉ ra rằng những thương hiệu có chữ cái A – O – I thường được ghi nhớ nhanh và nhiều hơn. Đó cũng là lý do các nhãn hàng thời trang, ô tô hay sử dụng trong brand name. Tiêu biểu như Honda, Yamaha, Chanel…
Đặt tên theo phong thủy
Tuy khá mới nhưng ở Việt Nam nhiều người cho rằng cách đặt tên thương hiệu theo phong thủy giúp cho công việc thuận lợi và hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả hơn. Do đó, các giám đốc hoặc chủ tịch thường lựa chọn những brand tương thích với mệnh.
Tuy nhiên, nếu không am hiểu nhiều trong lĩnh vực này, bạn có thể sử dụng phần mềm đặt tên thương hiệu để hỗ trợ. Chỉ vài thao tác đơn giản, bạn sẽ có một brand phù hợp tương thích theo ngũ hành.
Quy trình đặt tên thương hiệu
Để có được một brand name ý nghĩa, mang lại hiệu quả kinh doanh cũng như đi đúng định hướng chung, bạn cần thực hiện theo các quy trình đặt tên thương hiệu sau đây:
Bước 1: Tìm kiếm linh hồn cho thương hiệu
Khi đặt tên thương hiệu, bạn phải hiểu rõ mục đích cần đạt được là gì. Nếu bạn vẫn còn chưa biết bắt đầu như thế nào, hãy tự nhận diện bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây:
- Lý do thương hiệu này có mặt trên thị trường là gì?
- Trong tương lai, thương hiệu sẽ như thế nào?
- Để đạt được mục đích đó, bạn cần phải làm gì?
- Giá trị thương hiệu bạn theo đuổi và xây dựng là gì?
Bạn không cần vội vàng mà hãy cẩn trọng, suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra câu trả lời và lựa chọn cho mình một cái tên thương hiệu xứng đáng.
Bước 2: Nhận diện sự khác biệt
Muốn thương hiệu được nổi bật và trở nên độc đáo, bạn phải nhận diện hoặc tự xây dựng cho mình một điểm khác biệt mà chưa ai từng “sở hữu” trước đến giờ. Bạn không cần tìm kiếm đâu xa. Hãy tham khảo từ chính đối thủ cạnh tranh trong ngành. Bạn nên đánh giá xem họ đang thiếu sót những gì và có lợi thế ở đâu. Từ đó đựa ra một cái tên thích hợp với hoạt động kinh doanh hiện tại.
>>> Tham khảo: Cách xây dựng mô hình SWOT nhanh chóng, chính xác.
Bước 3: Brainstorming
Sử dụng những thông tin và dữ liệu thu thập được tổng hợp lại thành một danh sách tên thương hiệu bạn cho là hợp lý. Đừng ngăn cản hay giới hạn sự sáng tạo của bản thân. Hãy ghi lại mọi cái tên bạn nghĩ tới trong đầu ra giấy hoặc gõ lại chúng vào file máy tính. Nếu bí quá, bạn có thể tham khảo gợi ý các ý tưởng đặt tên thương hiệu dưới đây:
- Dùng tên cá nhân người sáng lập cho tên thương hiệu
- Mô tả đặc trưng dòng sản phẩm/dịch vụ
- Đặt tên thương hiệu theo công thức “sản phẩm + địa danh”
- Sử dụng các từ viết tắt
- Đặt tên thương hiệu theo đặc điểm riêng biệt ở cửa hàng
- Dùng sự liên tưởng tới dòng sản phẩm cung cấp
- Lấy ngôn ngữ chỉ âm thanh cho tên thương hiệu
Bước 4: Chọn lọc tên thương hiệu
Khi đã liệt kê hết tất cả những cái tên thương hiệu bạn cho là tốt nhất, bạn cần phải chọn lọc và thu gọn danh sách lại. Đầu tiên là đối chiếu xem có cái tên nào trùng với brand đăng ký bản quyền chưa. Sau đó căn cứ vào những yếu tố tiêu chuẩn đặt ra ban đầu. Nếu cái tên nào không đáp ứng được thì gạch bỏ.
Bước 5: Kiểm tra hiệu ứng thương hiệu
Sau khi chọn lọc và tìm ra top 3 cái tên lý tưởng nhất, bạn tiến hành thực hiện một thí nghiệm nhỏ bằng cách chạy test thử. Hiệu ứng nào tốt hơn với tỉ lệ chuyển đổi cao nhất thì bạn nên lựa chọn nó làm tên thương hiệu. Lưu ý là điều kiện test thử: tệp khách hàng mục tiêu, hình ảnh, nội dung giống nhau và chỉ có một điểm khác biệt duy nhất ở cái tên thương hiệu.
Lưu ý khi đặt tên thương hiệu
Ngoài những yếu tố trên, để thương hiệu có ý nghĩa và mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, bạn cần lưu ý:
- Ưu tiên sử dụng tên phát âm có 2 đến 3 âm tiết
- Không hạn chế phạm vi hoạt động trong tên thương hiệu
- Cân nhắc lựa chọn tên bằng tiếng Anh hay tiếng Việt dựa vào tập khách hàng mục tiêu
- Tránh đặt tên thương hiệu trùng với các nhãn hàng khác.
- Không sử dụng các từ ngữ gây hiểu nhầm, vi phạm pháp luật, văn hóa, thuần phong mỹ tục
- Một doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều thương hiệu khác nhau theo dịch vụ, chức năng mình hoạt động.
Trên đây, chúng tôi đã hướng dẫn cách đặt tên thương hiệu chuyên nghiệp mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Hy vọng với các thông tin này, bạn có thể lựa chọn một brand name phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển. Mọi thắc mắc và đóng góp vui lòng liên hệ qua số hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.