Khái niệm CPM là gì chắc hẳn không còn xa lạ với những người làm công việc liên quan tới Marketing. CPM là một hình thức quảng cáo phổ biến được nhiều marketer sử dụng. Để hiểu rõ hơn về CPM là gì cũng như các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến CPM và cách kiểm soát CPM hiệu quả, bạn đọc đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

CPM là gì?

Cụm từ CPM là chữ viết tắt các chữ cái đầu trong cụm từ tiếng Anh “cost per 1000 impressions” – tiếng Việt nghĩa là “chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị”. Nói một cách dễ hiểu thì đây là một trong những hình thức tính phí của quảng cáo mà chi phí cần phải trả sẽ được tính dựa trên việc nhà quảng cáo theo kiểu CPM sẽ đặt giá mong muốn cho mỗi 1000 lần quảng cáo hiển thị và chọn vị trí đặt quảng cáo cụ thể để xuất hiện.

Không giống như hình thức CPC (có thể có được hàng ngàn lượt hiển thị miễn phí, chỉ mất phí khi người dùng nhấp vào quảng cáo), CPM sẽ tính phí dựa trên thuật toán của Google, mỗi lần quảng cáo xuất hiện trên màn hình của người dùng sẽ được coi là một lượt xem.

Ưu điểm của CPM

  • Quảng cáo đơn giản, dễ sử dụng, dễ đem lại lợi nhuận
  • Người dùng CPM chỉ cần đăng ký đặt quảng cáo để được hiển thị.
  • Các công việc như thống kê thu nhập, tìm kiếm nhà quảng cáo, thanh toán đều do hệ thống quảng cáo xử lý.
  • Quảng cáo có thể được đặt ở bất cứ website hay blog nào.

Nhược điểm của CPM

  • CPM là hình thức tính phí theo số lần hiển thị nên nếu blog hay website của bạn có ít người xem và số lượng pageview không nhiều thì lợi nhuận thu được sẽ không cao.
  • CPM sẽ gây lãng phí một lượng nhất định những quảng cáo hiển thị bởi khách hàng có thể không để ý đến quảng cáo.

Cách tính giá CPM trong quảng cáo

Để tính được giá CPM, bạn sẽ lấy tổng số tiền đã chi tiêu cho chiến dịch quảng cáo, chia cho số lần hiển thị, nhân với 1.000. CPM thường được sử dụng cho các hệ thống quảng cáo như Facebook Ads, Youtube Ads, Google Display…

Ví dụ : Nếu bạn chi 500.000 đồng cho quảng cáo và có được 10.000 lần hiển thị, thì CPM của bạn là 50.000 đồng.

CPM = (500.000 đồng/10.000) x 1000 = 50.000 đồng

Yếu tố gây ảnh hưởng đến CPM Ads

Muốn đạt được một mức giá CPM phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn thì bạn cần nắm rõ được cá yếu tố tác động chính lên chi phí quảng cáo CPM. Sau đây là 10 yếu tố gây ảnh hưởng đến CPM trong Ads mà bạn cần biết:

Nội dung quảng cáo

Một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến CPM là nội dung quảng cáo. Một nội dung quảng cáo hấp dẫn sẽ tăng tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Để có được nội dung quảng cáo hấp dẫn, thu hút được khách hàng, người làm marketing cần chú ý đến 3 kỹ năng quan trọng sau:

  • Marketing – tư duy về ngách thị trường
  • Bán hàng – Cho khách hàng thấy được lý do vì sao họ phải mua sản phẩm này (mà không phải là sản phẩm khác) từ bạn (mà không phải nhà cung cấp khác) ngay bây giờ (mà không phải là khi nào khác).
  • Copywriting – nghệ thuật bán hàng qua những con chữ.

Nhắm đối tượng mục tiêu

Để có thể thu hút được người tiêu dùng, hiển nhiên, sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp phải nhắm đúng đến đối tượng mục tiêu. Nếu quảng cáo không thu hút được người dùng thì họ sẽ không tương tác, không phản hồi gì trên quảng cáo.

Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có đặc điểm về tuổi tác, giới tính, vị trí địa lý, thu nhập, trình độ học vấn… phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của bạn. Họ có nhu cầu và sẵn sàng trả tiền mua sản phẩm/dịch vụ của bạn để giải quyết nhu cầu của họ.

Việc chọn lọc đối tượng chính xác sẽ giúp bạn có thể phân tích, dự đoán thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu để đưa ra những chương trình, nội dung giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi phù hợp với nhu cầu của họ. Hiểu rõ được đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn tối ưu hoá được nội dung quảng cáo.

Mục tiêu chiến dịch

Đối với mỗi mục tiêu chiến dịch khác nhau, các hệ thống quảng cáo sẽ tối ưu, phân phối quảng cáo theo những cách khác nhau và có mức CPM khác nhau.

Thông thường, các chiến dịch quảng cáo có liên quan đến độ phủ, không thu nhập thông tin khách hàng như Reach, Branding, PPE, Click… thì sẽ có giá thầu CPM rẻ hơn nhiều so với những chiến dịch có mục tiêu như Lead, Conversion, Inbox. Do đó, hãy xác định mục đích bạn chạy quảng cáo để áp dụng chiến lược giá thầu phù hợp, tránh lãng phí ngân sách.

Độ cạnh tranh của thị trường

Vấn đề cung – cầu của thị trường có ảnh hưởng đến CPM. Nếu như bạn đang kinh doanh một mặt hàng rất phổ biến và có rất nhiều người khác cũng bán mặt hàng đó thì sẽ có rất nhiều bên cạnh tranh với bạn và đặt quảng cáo mặt hàng giống nhau. Vì quảng cáo CPM là cuộc chiến về đấu giá hiển thị, nên càng nhiều người cùng đấu giá, đặt giá thầu cao, thì CPM sẽ càng cao lên.

Phản hồi tích cực & tiêu cực

Phản hồi tích cực

Bạn có thể đo lường được phản hồi tích cực thông qua CTR, điểm chất lượng quảng cáo, tỷ lệ tương tác, xem ảnh, xem video cao hay thấp. Những chỉ số này cao sẽ cho thấy quảng cáo của bạn có nội dung hấp dẫn và tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu nên CPM sẽ giảm.

Phản hồi tiêu cực

Phản hồi tiêu cực như ẩn quảng cáo, báo cáo quảng cáo xảy ra với tỉ lệ cao đối với quảng cáo của bạn thì CPM sẽ tăng lên.

Tần suất

Nếu như cùng một nội dung quảng cáo mà tần suất tăng cao thì cho thấy người dùng thấy đi thấy lại quảng cáo của bạn nhiều lần mà không có hứng thú, lúc này CPM quảng cáo của bạn tăng lên.

Điều này có thể do bạn chưa nhắm đúng đến đối tượng mục tiêu hoặc do nội dung quảng cáo không hấp dẫn. Khi CPM bắt đầu tăng dần và có vẻ cao lên thì bạn cần thay đổi nội dung quảng cáo khác đi hoặc thay đổi đối tượng mục tiêu mới cho nội dung cũ đó để tối ưu quảng cáo của bạn.

Ngân sách quảng cáo

Ngân sách cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đến CPM trong quảng cáo. Nếu ngân sách càng cao, công cụ quảng cáo sẽ cho rằng bạn sẵn sàng để chi trả nhiều hơn cho quảng cáo và sẽ cho bạn đấu giá với các bên tương đương về giá nên chi phí bạn phải trả sẽ cao hơn. Với ngân sách thấp, các hệ thống quảng cáo sẽ cho bạn đấu thầu giá với những với những nhà quảng cáo hạn hẹp về chi phí như bạn.

Thời gian chạy

Tuỳ theo thời điểm khác nhau mà CPM cũng sẽ khác nhau. Ví dụ như những ngày lễ tết, người dùng sẽ thường đi chơi thay vì ở nhà online thì các nhà quảng cáo lại tập trung tranh đua chạy quảng cáo thì không hợp lý. Bởi càng đông người chạy quảng cáo cùng thời điểm thì CPM càng cao. Do đó, bạn cần lựa chọn thời gian chạy quảng cáo sao cho phù hợp, tránh gây lãng phí ngân sách.

Vị trí quảng cáo

Mỗi vị trí quảng cáo mà bạn chọn để đặt quảng cáo khác nhau sẽ cho CPM khác nhau. Ví dụ như Facebook Ads, nếu như bạn đặt quảng cáo ở NewFeed Facebook thì CPM cao bởi rất nhiều nhà quảng cáo “tranh đua” chạy trên đó. Tuy nhiên, đó lại là vị trí đem lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với các vị trí quảng cáo khác.

Trùng lặp đối tượng

Nếu như bạn sẵn sàng chi ra một khoản ngân sách lớn cho một số nhóm quảng cáo khác nhau nhưng đối tượng hướng đến trong các nhóm này của bạn có thể bị trùng lặp nhau thì sẽ dẫn đến tình trạng bạn đang tự cạnh tranh với chính mình. Điều này khiến cho chi phí quảng cáo CPM tăng lên.

Bí quyết kiểm soát giá CPM trong quảng cáo

Vậy làm thế nào để kiểm soát tốt và có thể giảm thiểu chi phí cho các chiến dịch CPM mà vẫn đảm bảo chiến dịch quảng cáo đem lại những kết quả tốt? Sau đây, chúng tôi sẽ tiết lộ cho bạn 3 bí quyết giúp kiểm soát chi phí quảng cáo CPM tốt nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Phải hiểu bản chất của hệ thống quảng cáo

Tuỳ theo hệ thống quảng cáo CPM mà bạn lựa chọn mà bạn cần hiểu rõ được bản chất của hệ thống đó để đưa ra mục tiêu cũng như phương án thực hiện quảng cáo tốt nhất.

Ví dụ: Nếu bạn lựa chọn quảng cáo CPM trên Facebook Ads, thì phải hiểu được bản chất của Facebook, cách Facebook tối ưu quảng cáo, hệ thống Facebook vận hành ra sao và điều gì Facebook thích, điều gì nó không thích.

Thử nghiệm phân tách A/B

Nhiều bên đặt quảng cáo chỉ lập một chiến dịch với một nhóm quảng cáo và nội dung quảng cáo nhất định và cho chạy liên tục. Tuy nhiên, cách làm này không đem lại hiệu quả cao.

Bạn hãy làm thử nghiệm phân tách A/B, tức là đưa ra các chiến dịch quảng cáo khác nhau và cho chạy đồng thời và bạn sẽ thấy có nhóm CPM đắt, có nhóm CPM rẻ. Có nội dung quảng cáo có CPM đắt, có nội dung CPM lại rẻ. Thông qua đó, bạn hãy tắt đi những nhóm quảng cáo hay nội dung quảng cáo tốn kém chi phí và để lại những nhóm, nội dung rẻ để nhân nhóm ra hoặc tăng ngân sách chạy tiếp.

Tập trung vào tư duy bán hàng & nội dung

Điều quan trọng ở đây bạn cần nắm được là quảng cáo CPM cũng chỉ là một công cụ, một hình thức quảng cáo. Điều quan trọng nhất là nội dung của quảng cáo là gì.

Để có được một chiến dịch quảng cáo thành công và gia tăng được tỷ lệ chuyển đổi, bạn cần thật sự nâng cao các kỹ năng liên quan đến:

  • Tư duy marketing
  • Kỹ năng bán hàng
  • Copywriting
  • Các thủ thuật liên quan đến thuật toán Facebook Ads, Youtube Ads, Google Adword

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về CPM là gì và những điều cần biết về CPM. Chúng tôi tin chắc rằng, giờ bạn đã hiểu được ý nghĩa của CPM cũng như biết cách sử dụng CPM hiệu quả và tiết kiệm chi phí.