FMCGNgành tiêu dùng nhanh trong những năm gần đây liên tục có sự biến đổi mạnh về quy mô. Chính vì vậy cần có những cái nhìn toàn diện, những bài báo cáo chính xác, thực tiễn để có thể nắm bắt được xu hướng kinh doanh của ngành tiêu dùng nhanh để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Bài viết dưới đây cung cấp các xu hướng kinh doanh, marketing ngành hàng tiêu dùng nhanh trong những năm sắp tới.

Khái niệm về FMCG

FMCG là cụm từ viết tắt của Fast Moving Consumer Goods tiếng Việt là Ngành hàng tiêu dùng nhanh.

Là một ngành kinh doanh những mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng được tiêu dùng hằng ngày, xuất hiện khắp mọi người trong đời sống thường nhật của người dân. Các mặt hàng này thường bao gồm: bàn chải đánh răng, kem dưỡng da, xăng xe, dầu nhớt, thuốc lá, điện thoại, đồ ăn,…

Ngành hàng tiêu dùng nhanh khá đa dạng về sản phẩm và có nhiều thương hiệu lớn kinh doanh, bao gồm: Unilever, Procter & Gamble, Pepsico, Vinamilk, Colgate, Cocacola vv.. hay OMO, Lifebuoy, VIM, Lavie, vv…

Xu hướng kinh doanh của ngành FMCG trong 5 năm tới

Tạo dựng thương hiệu, nhãn hàng riêng

Trong kinh doanh việc xây dựng thương hiệu, nhãn hàng riêng của doanh nghiệp là một điều vô cùng quan trọng, cần thiết trong việc phát triển, định hướng, thu lại nguồn lợi, danh tiếng cho công ty.

Người tiêu dùng thường có xu hướng mua những sản phẩm đặc trưng, mang những thương hiệu quen thuộc bởi họ tin rằng những sản phẩm có thương hiệu uy tín, quen thuộc với mình sẽ an toàn, mang lại chất lượng tốt.

Chính vì vậy để có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc chú trọng xây dựng các thương hiệu chất lượng cao là một xu hướng thu hút khách hàng tiềm năng.

Thông thường doanh nghiệp sẽ sử dụng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để có thể tiếp cận được với người tiêu dùng. Sau dần khi đã quen với các thương hiệu này người tiêu dùng sẽ chấp nhận nó như là một phần của cuộc sống hằng ngày.

Tiếp tục duy trì và phát triển các hình thức thương mại truyền thống

Ở các vùng nông thôn, thương mại điện tử chưa thực sự phát triển. Chính vì vậy hình thức kinh doanh thương mại truyền thống vẫn đang nắm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiện tụng hàng hóa, phát triển, thu lợi nhuận, tăng doanh số.

Tiếp tục duy trì và phát triển các thương mại truyền thống là một trong những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Bởi cho dù hình thức thương mại điện tử mạnh có phát triển mạnh mẽ tới đâu cũng không thể xóa đi vai trò của các cửa hàng tạp hóa nông thôn hiện nay.

Xu hướng làm digital marketing

Xu hướng sử dụng Digital Marketing (tiếp thị trực tuyến) ngày càng tăng cao, đặc biệt là khi đại dịch đang diễn biến phức tạp, công nghệ và mạng xã hội sử dụng ngày một nhiều.

Các marketers phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng để sẵn sàng cho xu hướng này.

Một số hình thức digital marketing được thực hiện nhiều như: SEO, Email marketing, PPC, Inbound marketing

Tiếp cận, phát triển ngành hàng tiêu dùng nhanh ở các vùng nông thôn nhằm mở rộng thị trường

Hiện nay các khu vực nông thôn ở Việt Nam đang dần trở thành những trung tâm thương mại lớn, cơ sở hạ tầng cũng cần được cải thiện. Đây là vùng đất màu mỡ cho việc phát triển ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG. Theo một bản báo cáo không chính thức vào năm 2017, doanh thu bán hàng tiêu dùng và nông thôn cao hơn nhiều lần so với thành phố tại các khu vực đô thị.

Đây là một dấu hiệu cho thấy việc phát triển, mở rộng thị trường tại các vùng nông thôn là một chiến lược mà các doanh nghiệp ngành FMCG cần phải thực hiện nhanh chóng nếu như không muốn bị chiếm mất thị phần.

Ngành làm đẹp và ngành dinh dưỡng là hai ngành có tiềm năng tăng trưởng

Theo một bản báo cáo xu hướng phát triển hiện nay tập trung vào hai ngành đó là làm đẹp và dinh dưỡng. Hầu hết các sản phẩm tiêu dùng gia đình và chăm sóc sức khỏe đang dần nhưng lại thị phần cho hai ngành này.

Các ông lớn của hai ngành này, được trông đợi sẽ có sự tăng trưởng đột phá vào những năm sắp tới như: P&G, Unilever, Colgate-Palmolive,…

Cắt giảm trung gian, tăng cường kinh doanh trực tiếp

Chúng ta biết rằng, hiện nay công nghệ thông tin bùng nổ, các trang thương mại điện tử chiếm thị phần, trở thành một phương thức mua hàng hiệu quả đối với người dân, kết nối doanh nghiệp và khách hàng vô cùng hiệu quả.

Tuy nhiên để có thể cạnh tranh được với các đối thủ, các doanh nghiệp sẽ đẩy hết tốc lực về việc vừa phát triển việc mua hàng trực tiếp, mua hàng trên các trang thương mại điện tử. Đồng thời cách cắt giảm kênh trung gian nhằm tạo sự kết nối hậu quả giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Một số doanh nghiệp lớn ngành FMCG trên thế giới

Coca – Cola

Coca -Cola là một trong những doanh nghiệp sản xuất các loại đồ uống và siro không cồn. Đây là một thương hiệu đi đầu thế giới được thành lập vào năm 1886.

Các thương hiệu thuộc sở hữu của coca – cola: Diet Coke, Coca-Cola, Fanta và Sprite

Pepsico

Pepsico là một công ty thực phẩm cung cấp nước giải khát và thực phẩm vô cùng nổi tiếng trên thế giới. Được thành lập vào năm 1965, trải qua nhiều giai đoạn, Pepsico đã trở thành thương hiệu được nhiều người tin tưởng lựa chọn.

Các thương hiệu thuộc sở hữu của Pepsico: Quaker, Tropicana, Gatorade, Frito-lay và Pepsi – Cola

Nestle

Nestle là một công ty thực phẩm hoạt động theo tiêu chí nâng cao sức khỏe cộng và chất lượng cuộc sống.

Các thương hiệu thuộc sở hữu của Nestle bao gồm: Milo, Maggi, Nescafe, Nestea, Nesvita, Kitkat,…

Unilever

Unilever là một tập đoàn lớn, có trụ sở tại nhiều quốc gia, được thành lập tại Anh Quốc năm 1929. Đây là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà.

Các thương hiệu thuộc sở hữu của Unilever bao gồm: OMO, Surf, Lux, Dove, Knorr Comfort, Vaseline, Hazeline, Ponds, P/S, Signal, Close Up, AXE, Rexona, Vim, Cif (Jif), Sunsilk, Sunlight,..

P&G (Procter & Gamble)

P&G là thương hiệu được thành lập vào năm 1837 tại Ohio. Đây là một doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm về sức khỏe cá nhân, chăm sóc và vệ sinh cá nhân. Bao gồm: các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc gia đình, vật dụng trong gia đình.

Nhu cầu và cơ hội việc làm của ngành FMCG

Nhu cầu việc làm của ngành FMCG

Đây là ngành cung cấp các sản phẩm thiết yếu, thường xuyên xuất hiện trong đời sống chính vì vậy nhân lực của ngành này vô cùng lớn.

Tại Việt Nam có nhiều doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG, luôn luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân lực, đáp ứng được khối lượng công việc, chất lượng làm việc. Chúng ta có thể kể đến như: P&G, Unilever, Nestle, Johnson & Johnson, Trung nguyên, Vina Acecook,…

Thị trường của ngành hàng tiêu dùng nhanh phát triển vô cùng nhanh chóng, vì vậy đây là môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi năng lực, làm việc chuyên nghiệp. Chính vì vậy để phát triển sự nghiệp, xây dựng thương hiệu cá nhân, phát triển được năng lực của bản thân thì ngành hàng tiêu dùng nhanh chính là môi trường bạn nên cân nhắc lựa chọn.

Điều quan trọng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG chính là năng lực sáng tạo bởi các chiến dịch marketing, các loại hình, các hình thức mới, ta bị mới, sản phẩm mới chính là sự đột phá trong sự thành công của thương hiệu.

Cơ hội việc làm của ngành FMCG

Quản lý sức khỏe và an toàn

Quản lý sức khỏe và an toàn là một công việc phù hợp với những người có bằng cấp đầy đủ về an toàn thực phẩm, công nghệ thực phẩm, sinh học. Bởi công việc này đòi hỏi người làm phải kiểm soát được vấn đề, chất lượng, hàm lượng các sản phẩm nhằm đáp ứng đủ tiêu chuẩn cao nhất. Đồng thời ở vị trí này người làm phải có những ý tưởng phù hợp với dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường.

Quản lý bán hàng

Đây là vị trí quan trọng để có thể tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm nâng cao doanh số, tăng trưởng lợi nhuận, phát triển dịch vụ. Ở vị trí này đòi hỏi kỹ năng nhanh nhạy, bắt kịp xu hướng của thị trường, cần cù, học hỏi những xu hướng mới.

Quản lý cổ tức

Quản lý cổ tức là người có trách nhiệm quản lý, phân phối cổ tức cho các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời họ cần phải thường xuyên kiểm tra, cập nhật, kiểm soát tình hình cổ tức để điều chỉnh những vấn đề phát sinh, tránh tình trạng gây nhiễu loạn cổ tức trong doanh nghiệp.

Phân tích quy trình

Phân tích quy trình là một người phải có hiểu biết, chuyên môn về các hoạt động của doanh nghiệp và phía đối tác.

Từ đó đưa ra các bản báo cáo phân tích mang tính chiến lược nhằm tối đa hóa các công việc trong hệ thống nội bộ doanh nghiệp.

Các kỹ năng cần thiết để có thể làm việc trong ngành FMCG

Sáng tạo là yếu tố cần thiết và bắt buộc

Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh kinh doanh thường được dựa vào các chiến lược marketing và tạo dựng thương hiệu thì các ý tưởng về sản phẩm kia luôn là đòn bẩy giúp sản phẩm tiếp cận đến người tiêu dùng.

Bạn nên biết rằng sáng tạo trở thành một công cụ để bạn có thể đến cũng trong ngành hàng tiêu dùng nhanh FMCG. Nếu như không làm mới mình, sáng tạo ra những chiến lược kinh doanh tốt thì bạn sẽ bị đào thải khỏi ngành hàng tiêu dùng nhanh cũng như thị trường.

Các chiến lược marketing có tính sáng tạo cao giúp khách hàng tiếp cận với sản phẩm nhanh chóng, gia tăng trải nghiệm với sản phẩm, cũng như là công cụ để cạnh tranh với các mặt hàng khác đến từ doanh nghiệp đối thủ.

Khả năng thích nghi và học hỏi nhanh chóng

Ngày hàng tiêu dùng nhanh là một ngày có sức đào thải vô cùng lớn, chính vì vậy nó đòi hỏi nhân lực làm trong ngành này phải có một khả năng thích ứng thật tốt, học hỏi nhanh. Đồng thời cần phải biết phối hợp hiệu quả và làm việc nhóm chuyên nghiệp bởi đặc thù của ngành tiêu dùng nhanh là làm việc hệ thống, trở thành chuỗi cung ứng, liên tục, hiệu quả.

Đặc thù của ngành tiêu dùng nhanh FMCG chính là thay đổi, làm mới mình liên tục để thích ứng với thị trường một cách nhanh chóng nhất, tránh tình trạng bị bỏ lại phía sau.

Nếu như bạn có ý định trở thành một người có vị trí cao trong ngành hàng tiêu dùng thì bạn cần phải có những kiến thức về chu trình thăng tiến của ngành hàng này từ khi mới bắt đầu bước chân vào lĩnh vực FMCG.

Tư duy kinh doanh sắc bén, nhanh nhạy

Mục tiêu của ngân hàng cho hùng nhanh không chỉ dừng lại ở việc bán sản phẩm, tăng năng suất, nâng cao doanh số mà còn là tạo dựng thương hiệu, đem lại giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng. Chính vì vậy nhân viên kinh doanh, nhân viên làm trong ngành tiêu dùng nhanh FMCG cần phải có một thái độ, tư duy nhạy bén, nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng.

Ngoài ra, nhân viên kinh doanh cần phải có được kỹ năng xử lý tình huống, ứng phó với các tình huống đột xuất như giải đáp thắc mắc của khách hàng, các tình huống nguy cấp khác. Điều này nhằm tối ưu khả năng khách hàng sẽ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thân thiết, luôn tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp các bạn đã có cái nhìn toàn diện hơn về FMCG và các khái niệm, xu hướng kinh doanh của ngành FMCG.