Bên cạnh Google Adwords giúp quảng bá sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp thì Google Display Network cũng là một trong những công cụ hỗ trợ vô cùng tốt đối với các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về GDN, cũng như cách để tối ưu hóa một chiến dịch khi sử dụng công cụ này.

Các khái niệm liên quan đến GDN

Quảng cáo GDN là gì?

Quảng cáo GDN (quảng cáo Google Display Network) thuộc chương trình đối tác của Google Adsense bao gồm hệ thống các quảng cáo hiển thị banner trên trang web. Các hoạt động này cho phép các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh thương hiệu thông qua các nội dung tĩnh/ động trên các trang mạng liên kết với google. Các chủ đề bao gồm: dịch vụ, chia sẻ video, ô tô, kinh tế, thể thao, tin tức.

Quảng cáo GDN là một dạng quảng cáo thông qua các hình ảnh, văn bản, flash để chia sẻ thông tin, tiếp cận khách hàng tiềm năng ở quy mô lớn. Chính vì đây được cho là một trong những phương thức marketing hiệu quả nhất hiện nay.

Thông qua hệ thống quảng cáo này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng và phát triển thương hiệu, nhằm gia tăng mức độ uy tín và độ tin cậy của thương hiệu đối với khách hàng.

Với đa dạng định dạng quảng cáo GDN được đánh giá là một hệ thống quảng cáo linh hoạt, chủ động và mang lại hiệu quả cao.

Một tính năng giúp doanh nghiệp chủ động được mức chi phí cho hoạt động quảng cáo này đó là dễ dàng điều chỉnh hạn mức theo ngân sách cho phép.

Vị trí của quảng cáo Google Display Network

Việc thực hiện chiến dịch marketing giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu thông qua GDN giúp thương hiệu xuất hiện trên hàng triệu website. Điều đó có nghĩa là thương hiệu sẽ được quảng bá tới các khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng và liên tục, mang lại hiệu quả về mặt tiếp thị cao. Với việc thực hiện quảng cáo GDN, thương hiệu của bạn sẽ tiếp cận được với 90% người dùng internet (một con số vô cùng lớn).

Quảng cáo của bạn sẽ được xuất hiện ở nhiều nền tảng khác nhau như: app di động và video, các website,..

Việc hiển thị quảng cáo GDN còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:

  • Các trang web phù hợp với chiến dịch marketing của bạn.
  • Tìm kiếm, phân tích những từ khóa liên quan đến sản phẩm, thương hiệu
  • Thông qua các thông tin cụ thể từ insight khách hàng để target đúng mục tiêu, dựa trên những yếu tố sau: sở thích, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác,…

Phân tích các ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo Google Display Network

Ưu điểm của quảng cáo Google Display Network

Quảng cáo Google Display Network có nhiều ưu điểm phù hợp với các chiến lược marketing của doanh nghiệp bởi các yếu tố sau:

  • Định dạng quảng cáo GDN được đánh giá là một hệ thống quảng cáo linh hoạt, chủ động và mang hiệu quả cao bởi tính đa dạng của nó: video, text, ảnh động, ảnh tĩnh.
  • Tiếp cận được với lượng khách hàng lớn, giúp độ phủ sóng của thương hiệu cao.
  • Nâng cao mức độ uy tín và tin cậy của thương hiệu đối với khách hàng.
  • Ở mỗi chiến dịch marketing khác nhau, quảng cáo GDN có thể dễ dàng thay đổi mẫu quảng cáo để phù hợp.
  • Hỗ trợ tốt, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

Nhược điểm của quảng cáo Google Display Network

Nhược điểm duy nhất của quảng cáo Google Display Network chính là người dùng không thể kiểm soát được vị trí xuất hiện của quảng cáo, và nó sẽ xuất sắp ngẫu nhiên, random. Chính vì bạn không thể kiểm soát được việc quảng cáo của đối thủ có đang xuất hiện trên website của bạn hay không.

Các định dạng hiển thị quảng cáo Google Display Network

Định dạng hiển thị của quảng cáo Google Display Network đa dạng, giúp bạn có nhiều lựa chọn phù hợp với chiến dịch marketing của công ty, doanh nghiệp mình. Bao gồm: ads chữ, hình ảnh, số liệu, video, media,…

  • Ads chữ: Google Display Network có thể chạy ads giống search. Định dạng ads chứ bao gồm nội dung và title.
  • Ads hình ảnh: Hình ảnh bao gồm các thông tin cần thiết của thương hiệu. Điều bạn cần làm đó chính là sáng tạo hình ảnh sao cho thông tin sản phẩm, thương hiệu tiếp cận được với khách hàng.
  • Ads media: Đây là một định dạng có thể thay đổi tùy theo cách mà đối tượng tương tắc với ads.
  • Ads video: Đây là định dạng dần trở thành xu hướng trong những năm gần đây.

Quảng cáo Google Display Network còn đa dạng về kích thướng với 20 kích thước khác nhau. Các website là đối tác của google sẽ lựa chọn các mẫu banner quảng cáo phù hợp với bố cục website của họ. Chính vị vậy để tối ưu hiệu quả quảng cáo bạn nên thiết kế banner quảng cáo GDN theo nhiều kích thước khác nhau để có thể để chạy trên nhiều website khác nhau.

Bạn có thể tạo quảng cáo GDN với hỉnh ảnh tĩnh, hình ảnh động hoặc HTML5 theo các kích thước sau:

Hình vuông và hình chữ nhật:

200 × 200 Hình vuông nhỏ
240 × 400 Hình chữ nhật dọc
250 × 250 Hình vuông
250 × 360 Màn hình rộng gấp ba
300 × 250 Hình chữ nhật trong dòng
336 × 280 Hình chữ nhật lớn
580 × 400 Netboard

Hình chữ nhật đứng:

120 × 600 Hình chữ nhật đứng
160 × 600 Hình chữ nhật cao và rộng
300 × 600 Quảng cáo nửa trang
300 × 1050 Thẳng đứng

Hình chữ nhật dài:

468 × 60 Biểu ngữ
728 × 90 Hình chữ nhật dài
930 × 180 Biểu ngữ đầu trang
970 × 90 Hình chữ nhật dài lớn
970 × 250 Bảng thông cáo
980 × 120 Toàn cảnh

Di động:

300 × 50 Biểu ngữ di động
320 × 50 Biểu ngữ di động
320 × 100 Biểu ngữ lớn trên thiết bị di động

Các yếu tố ảnh hưởng đến một chiến dịch marketing, quảng cáo GDN

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tối ưu hóa của một chiến dịch GDN. Bao gồm: Ngân sách chi tiêu, địa điểm hiển thị quảng cáo, thời lượng hiển thị quảng cáo,…

Bên cạnh đó, việc định dạng quảng cáo GDN cũng ảnh hưởng đến sự tối ưu hóa này. Thông thường các chiến dịch quảng cáo được chia làm 2 loại hiển thị: hình ảnh động / video và hình ảnh cơ bản. Đối với loại định dạng quảng cáo GDN hình ảnh cơ bản, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

  • Phần giá thầu nên đặt mục tiêu thông minh.
  • Cần chú ý việc sử dụng nhiều hình thức quảng cáo vào một chiến dịch. Điều này khiến cho quảng cáo bị hạn chế độ phủ, mà hãy chia thành nhiều nhóm quảng cáo khác nhau tương thức với từng mục tiêu giá thầu.
  • Banner cần tối ưu hóa bằng cách sử dụng các kích thước có thể bao phủ tới 95% mạng hiển thị. Bao gồm các kích thước GDN sau: 728 x 90, 300 x 250, 160 x 600.
  • Phần nội dung và hình ảnh được thiết kế phải tương thích, phù hợp với thông điệp của sản phẩm, và dựa trên nhu cầu của từng nhóm khách hàng.
  • Trang đích là một trang có một nội dung cụ thể, dẫn khách hàng, người xem đến điểm đến, trang bán hàng, sản phẩm cụ thể. Tránh việc gây bối rối, hoặc người dùng từ chối tiếp nhận thông tin khi đích đến là những trang danh mục hoặc trang chủ.
  • Phần Banner còn được tối ưu hóa bằng cách không chứa quá nhiều text, gây nhàm chán và mất đi tính thu hút, hấp dẫn.
  • Nút gợi ý mua hàng, hành động (như gọi điện, gửi tin nhắn) cần nằm ở vị dễ nhìn và hiển thị rõ ràng và nổi bật.
  • Đối với quảng cáo hiển thị video, để tối ưu được chiến dịch quảng cáo GDN, bạn cần lưu ý các điểm sau đây:
  • Quảng cáo GDN thông qua định dạng video, người quảng cáo nên sử dụng khung hình ở tỉ lệ 16:9, với 1 hình ảnh thumbnail. Nhằm mục đích mang lại tính tương tác cao và hiển thị tốt trên mọi giao diện.
  • Trong chiến dịch, luôn duy trì và theo dõi liên tục các nội dung quảng cáo nhằm mục đích giải quyết những vấn đề phát sinh và thay đổi giá thầu với những trang có mức độ tương tác tốt. Banner có hoạt động tốt thì giữ lại, banner nào không tốt thì gỡ bỏ.
  • Với các nhóm quảng cáo không đáp ứng được mục tiêu, cần chỉnh sửa và tối ưu lại trang landing page để thu hút người dùng đi tới các bước tiếp theo.

Hiện nay, quảng cáo GDN không còn là hình thức xa lạ đối với các marketer. Tuy nhiên hiểu GDN là gì thôi chưa đủ, để tối ưu hoá hình thức quảng cáo này cần sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Đồng thời, các marketer cần liên tục cập nhật các thay đổi từ google và từ chính khách hàng của mình.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp có thể giúp bạn thực hiện chiến dịch marketing hiệu quả và mang lại giá trị tích cực về mặt thương hiệu và sản phẩm.