Network Marketing là gì? Vì sao lại có nhiều cá nhân, doanh nghiệp đầu tư lượng lớn thời gian và công sức để nghiên cứu, phục vụ tốt hơn cho các hoạt động của doanh nghiệp? Ở thời điểm hiện tại, chắc hẳn có rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa định nghĩa được hình thức Network Marketing có những cách vận hành nào để duy trì hiệu quả. Để biết thêm chi tiết, hãy cùng CAS Solution tìm hiểu nhanh từ A-Z sau bài viết này nhé!
Network Marketing là gì?
Network Marketing được hiểu dưới nhiều tên gọi khác nhau như “tiếp thị đa tầng”, “kinh doanh theo mạng”, “kinh doanh đa cấp”,… Tất cả tên gọi này đều chỉ đến một phương thức bán hàng trực tiếp. Network Marketing là hình thức lưu hành và phân phối kiểu sản phẩm được thực hiện qua nhiều tầng cá thể riêng biệt, không giống nhau.
Ở hình thức này, những đối tượng trong mô hình Network Marketing sẽ không phải là nhân viên trong doanh nghiệp đang vận hành mô hình đó, họ chỉ đơn thuần là đối tác với nhau.
Mỗi tầng cá thể đều là một mắt xích quan trọng đóng vai trò kinh doanh độc lập hoàn toàn, mỗi người nhiều có nhiệm vụ giới thiệu sản phẩm đến những người mua hàng khác, từ đó họ sẽ nhận được một khoản thu nhất định tùy thuộc vào khả năng kinh doanh của mình.
Những ưu điểm của mô hình kinh doanh theo mạng mà bạn cần biết:
Ưu điểm
- Phân phối hàng hóa trực tiếp đến người sử dụng cuối cùng với giá cả hợp lý, từ đó tránh được hàng giả, hàng nhái.
- Không cần dự trữ hàng hoá và không phải vay nợ để đầu tư vào hàng hóa.
- Tiết kiệm tiền đầu tư ban đầu với mức giá thấp nhất. Bạn không cần phải chi tiêu lớn cho việc thuê mặt bằng, trang thiết bị hay quảng cáo truyền thống.
- Mở rộng quy mô và tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp một cách linh hoạt.
- Có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ đồng thời: bạn là người sử dụng, người quảng cáo, người tiêu dùng và người giúp đỡ người khác phát triển khả năng kinh doanh của họ. Mô hình này tạo ra một cộng đồng kinh doanh đa năng.
Nhược điểm
Có nhiều quan điểm trái chiều về hình thức kinh doanh qua mạng (Network Marketing), nhiều cá nhân cho rằng nó chỉ mang lại giá trị cao cho những người ở vị trí cao trong hệ thống, trong khi những người bán hàng ở vị trí thấp hơn thường gặp nhiều hạn chế. Dưới đây là những mặt hạn chế của hình thức kinh doanh này:
- Chi phí đăng ký: Một điểm bất lợi của mô hình này là mỗi thành viên tham gia vào mạng lưới hệ thống phải trả một khoản phí đăng ký để có quyền bán sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
- Chất lượng sản phẩm không được đảm bảo: Thực tế đã có nhiều trường hợp công ty Network Marketing bán các sản phẩm kém chất lượng với giá cao, gây thiệt hại cho sự uy tín của mô hình kinh doanh này.
- Tính rủi ro cao: Mô hình kinh doanh nào cũng có đi kèm mức độ rủi ro. Nếu không hiểu rõ và tuân thủ quy định kinh doanh, người tham gia có thể mất tiền và đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn.
- Đòi hỏi tần suất bán hàng cao: Để đạt được lợi ích cao nhất trong hệ thống Network Marketing, yêu cầu người tham gia phải bán hàng với tần suất cao, đặc biệt trong giai đoạn ban đầu gia nhập mạng lưới.
Các loại Network Marketing phổ biến?
Có 3 loại hình Network Marketing phổ biến:
Single-tier Network Marketing
Bạn có thể tham gia chương trình liên kết của một công ty để bán sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty đó thông qua Single-tier Network Marketing hay tiếp thị mạng lưới một cấp. Trong mô hình này, bạn không cần tuyển những nhà phân phối khác, và bán hàng trực tiếp chính là nguồn thu nhập duy nhất của bạn.
Một số chương trình liên kết trả tiền cho bạn để thúc đẩy lưu lượng truy cập đến trang đích của đơn vị liên kết. Single-tier Network Marketing cũng bao gồm các kế hoạch liên kết chi trả phí cho mỗi lượt nhấp chuột (PPC) và trả cho mỗi khách hàng tiềm năng (PPL).
Two-tier Network Marketing
Two-tier Network Marketing còn gọi là tiếp thị mạng lưới hai cấp, khác với mô hình tiếp thị mạng lưới đơn cấp bởi vì nó đòi hỏi một số tuyển dụng cần thiết. Tuy nhiên, khoản thù lao của bạn không hoàn toàn phụ thuộc vào điều đó.
Trong mô hình này, bạn được hưởng hoa hồng cho doanh số bán hàng trực tiếp hoặc lưu lượng truy cập đến một trang web. Ngoài ra, bạn cũng được thưởng cho doanh số bán hàng hoặc lưu lượng truy cập mà các chi nhánh hoặc nhà phân phối mà bạn đã tuyển dụng tạo ra. Điều này tạo ra cơ hội thu nhập từ cả việc bán hàng trực tiếp của bạn và từ hoạt động của những người mà bạn đã giới thiệu vào mạng lưới.
Multilevel Network Marketing
Một số tổ chức bán hàng trực tiếp sử dụng chiến lược tiếp thị đa cấp (Multilevel Network Marketing) để khuyến khích các nhà phân phối hiện tại tuyển dụng thêm các nhà phân phối mới nhằm đổi lấy một phần doanh số của những người này. Những người được tuyển là “tuyến dưới” của nhà phân phối.
Trong mô hình này, các nhà phân phối không chỉ có thu nhập từ việc bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng mà họ giới thiệu, họ còn từ doanh số bán hàng của những người họ đã tuyển dụng và xây dựng dưới họ. Điều này tạo ra một mạng lưới có nhiều cấp độ và cơ hội thu nhập đa dạng hơn trong hệ thống.
Các mô hình của Network Marketing
Mô hình nhị phân
Mô hình nhị phân là dạng đơn giản nhất một hệ thống MultiLevel Marketing. Mô hình này chỉ cho phép mỗi nhà phân phối được tuyển mộ thêm 2 nhà phân phối cấp dưới và các nhánh dưới buộc phải phát triển tương đối đồng đều nếu muốn được chi trả hoặc chỉ hưởng lợi nhuận ở nhánh yếu hơn.
Mô hình ma trận
Mô hình ma trận là hình thức được nâng cấp từ mô hình nhị phân mà ra, nó cho phép nhà phân phối được tuyển nhiều hơn 2 người. Tùy theo chính sách quy định, sơ đồ hạn chế độ lớn và số người trong mức một của bạn.
Ví dụ, sơ đồ 3×6 cho phép bạn tuyển vào 3 người ở cấp 1 và giới hạn mức 6 là mức chi trả hoa hồng cuối cùng.
Mô hình đều tầng (Sơ đồ một cấp)
Mô hình đều tầng cho phép các nhà phân phối tuyển dụng không giới hạn các nhà phân phối tuyến dưới. Tuy nhiên các sơ đồ một cấp không giới hạn số lượng người được cấp trên đỡ đầu, thì vẫn có sự hạn chế về tính hiệu quả việc đỡ đầu.
Còn với mô hình đều tầng, do sự hạn chế mức chi trả nên có thể những người ở mức trên sẽ không cần chăm sóc, giúp đỡ những cấp mình không được hưởng hoa hồng và việc này không mang tính nhân bản, bền vững.
Mô hình bậc thang ly khai
Bậc thang ly khai là mô hình tiên tiến nhất tính đến thời điểm hiện tại. Nó cho phép mỗi nhà phân phối được tuyển tuyến dưới với số lượng tùy thích (giống như mô hình đều tầng).
Mô hình bậc thang ly khai còn tạo ra một hệ thống cấp bậc. Ở mỗi cấp bậc, nhà phân phối được hưởng hoa hồng cá nhân khác nhau, là hoa hồng đội nhóm cũng khác nhau, dao động tùy vào cấp bậc nhà phân phối tuyến dưới. Vì thế, mô hình cho phép nhà phân phối hưởng hoa hồng không giới hạn cấp bậc mà vẫn đảm bảo được tính công bằng.
Xây dựng mô hình Network Marketing hiệu quả với những lưu ý sau
Để xây dựng một chiến lược Network Marketing thành công chuyên nghiệp, các cá nhân, doanh nghiệp cần chú ý những điều sau.
- Bỏ qua những lời từ chối phũ phàng: Đã gọi là tiếp thị, dù qua bất cứ phương tiện nào như social network, social media marketing, digital marketing,…thì đừng bao giờ để những lời từ chối được lưu giữ lại trong đầu và khiến bạn muốn bỏ cuộc. Hãy ném chúng ra khỏi tâm trí ngay lập tức. Vì đó sẽ là lý do khiến tinh thần làm việc sẽ nhanh chóng bị hút sạch và bạn càng trở nên bi quan, mệt mỏi vô cùng. Hãy luôn luôn tập trung tư tưởng về những người cùng chí hướng với bạn, sẽ là tạo được nguồn động lực lớn lao cho bạn đấy.
- Phát triển mối quan hệ thay vì lợi nhuận: Network Marketing là gì? Network Marketing nhằm tạo ra lợi nhuận. Nhưng để thành công được trong mắt khách hàng bạn nên tập trung phát triển mối quan hệ trước nhé! Bên cạnh đó, có những người làm network không chuyên nghiệp, họ vẫn chưa có cái nhìn dài hạn, họ đơn giản chỉ muốn tranh thủ những mối quan hệ sẵn có và thu lợi từ đây. Vì thế, muốn phát triển tương lai dần theo thời gian, bạn cần đủ thời gian để nhận ra ai khách hàng có tiềm năng và thực hiện các bước tiếp cận tới đối tượng mục tiêu.
- Xây dựng thương hiệu con người: Doanh nghiệp bạn có thương hiệu với những dòng sản phẩm phong phú, bạn thực hiện tiếp thị những dòng sản phẩm cùng những lời giới thiệu về tính năng, cách sử dụng. Khi mới bắt đầu với mô hình Network Marketing bạn sẽ chưa đủ trình độ và kinh nghiệm, nhưng theo thời gian, mỗi ngày bạn đều có thể tạo cho mình một kỹ năng chuyên nghiệp. Việc cởi mở từ ăn mặc cho đến sở thích, đọc nhiều sách và tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm cũng chính là cách giúp bạn xây dựng thương hiệu cá nhân ngày một tốt hơn .
- Đừng để mất hạt giống tiềm năng: Hãy luôn chuẩn bị tinh thần là những hạt giống đang nằm trên tay bạn có thể trôi tuột mất bất cứ lúc nào. Họ có thể nhảy sang một mạng lưới khác hoặc công ty khác nếu bạn không biết tôn trọng hoặc không thừa nhận năng lực của họ. Hạt giống tiềm năng là những người có tinh thần làm việc rất mãnh liệt, họ không do dự bất cứ cơ hội hay nghi ngại tính hợp pháp và tiềm năng một công ty.
- Tạo danh sách cá nhân trung thành: Ai bán hàng cũng muốn mình có một đội ngũ bán hàng trung thành, vì vậy hãy liệt kê những người mới mà bạn vừa tìm được. Trong quá trình bạn giải thích cho họ về mô hình làm việc, về chính sách trả hoa hồng, hãy quan sát và chú trọng thái độ của các ứng viên. Hãy nhớ mọi người muốn được giúp đỡ, chứ không phải bị lợi dụng. Hãy phát triển mối quan hệ trên nền tảng tương trợ hỗ trợ nhau trong cuộc sống, đây là một bước cơ bản để xây dựng danh sách ứng cử viên trung thành với bạn. Ngoài ra, bạn có thể tiếp tục tạo sự tin tưởng và chứng minh bạn là người có khả năng lãnh đạo trước khi mời ai đó đi chung đường với chính mình.
- Hãy để họ tự tìm đến bạn: Mỗi người mỗi tính cách, mỗi người có một mong ước thành công khác nhau. Hãy chứng tỏ một điều rằng bạn có thể đem đến sự thành công vượt hơn cả mong đợi của họ. Hãy chứng tỏ giá trị về vật chất và tinh thần bạn đang sở hữu và hoàn toàn giúp họ đạt được nhiều thành công như bạn. Bạn không thể thành công ngay lập tức nhưng phải nỗ lực không ngừng và tiếp tục tiếp cận ứng viên với một phong thái tự tin dứt khoát, những điều này sẽ thực sự toát lên sức hút. Hành động và tin vào bản thân.
Đến đây, bạn đã có cái nhìn bao quát về Network Marketing rồi đúng không nào. Mô hình Network Marketing cũng đang rất phổ biến hiện nay và mang lại doanh thu cao cho doanh nghiệp đấy. Hy vọng, bài viết mà chúng tôi vừa cung cấp mang lại nhiều giá trị thông tin hữu ích cho bạn.
More Articles Like This
Công cụ tìm kiếm là gì? Các công cụ tìm kiếm phổ biến nhất thế giới
Công cụ tìm kiếm là gì? Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào mà chỉ với vài từ khóa, hàng triệu kết quả tìm kiếm xuất hiện trước mắt bạn chưa? Đó chính là nhờ vào những công cụ thông minh gọi là máy tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm (hay còn gọi là
Facebook Audience Custom: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z để tạo ra tệp khách hàng vàng
Trong thời đại số, việc tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả là điều vô cùng quan trọng. Và Facebook Audience Custom chính là công cụ đắc lực giúp bạn làm điều đó. Muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu? Custom Audience là giải pháp bạn cần. Facebook Audience Custom là gì?
Checkpoint Facebook là gì? Cách mở khóa và phòng tránh hiệu quả
Bạn có bao giờ gặp phải tình huống tài khoản Facebook của mình bị khóa bất ngờ? Đó có thể là do Checkpoint – một tính năng bảo mật của Facebook. Hãy cùng tìm hiểu Checkpoint là gì, tại sao nó lại xảy ra và cách để giải quyết tình huống này. Checkpoint là gì?