Một trong yếu tố quan trọng tạo nên thành công lớn khi làm SEO chính là Schema. Đó cũng chính là xu hướng phát triển của nhiều dự án, lĩnh vực kinh doanh hiện nay trên thị trường. Vậy schema là gì? Có lợi ích như thế nào khi áp dụng Schema? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây!
Tìm hiểu Schema là gì?
Schema là gì?
Schema là một khái niệm được nhiều người làm SEO nhắc tới về đoạn code ngắn có gắn HTML của website. Cũng nhờ thế mà các công cụ tìm kiếm sẽ dễ dàng đọc thông tin trên website và đẩy thứ hạng lên nhanh hơn. Thông qua đó, người quản lý cũng kiểm soát các chỉ số liên quan hiệu quả và chính xác.
Với mỗi database thì chỉ có thể đặt một cái tên cho schema. Đồng nghĩa từng schema thì người quản lý có thể chia sẻ hay thêm tài khoản khác vào cùng thực hiện giám sát.
Tác động trong SEO của Schema là gì?
Việc tạo schema vào mã HTML giúp các công cụ tìm kiếm đọc hiểu, thu thập thông tin và diễn giải nội dung trên website hiệu quả hơn cho người search. Vì vậy, có thể nâng thứ hạng hiện tại lên trên top các trang xuất hiện đầu tiên. Tuy nhiên, tốc độ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Bởi thế, không có nghĩa cứ làm schema là SEO có thể lên top trong 2 – 3 ngày.
Khi cải thiện code theo cấu trúc schema, website sẽ nỗi bật hơn trong SERPs và hiển thị khái quát nội dung truyền tải tốt hơn trên trang. Từ đó, thúc đẩy tỉ lệ nhấp chuột hay click vào website, giúp duy trì một lượng traffic ổn định truy cập hàng tháng. Bởi vậy có thể nói, Schema ảnh hưởng tới các chiến dịch tăng và cải thiện SEO top.
Hướng dẫn kiểm tra Schema là gì?
Trước khi bắt đầu cài đặt, bạn cần biết website đã được thiết lập Schema Markup chưa và có đang gặp vấn đề gì không. Chỉ cần thực hiện các bước kiểm tra đơn giản sau là sẽ tìm ra câu trả lời:
- Đầu tiên, truy cập vào https://search.google.com/structured-data/testing-tool/u/0 rồi nhập đường dẫn mà bạn muốn kiểm tra vào mục “Tìm nạp URL”. Sau đó bạn ấn để “Chạy thử nghiệm”.
- Chờ cho quá trình phân tích và xử lý hoàn tất. Tiếp đó, thông tin kết quả các loại dữ liệu có cấu trúc trong URL hiện ra. Trường hợp dữ liệu càng nhiều thì chứng tỏ site có cấu trúc tốt, nội dung đơn giản, chất lượng và công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc hiểu.
Nếu xuất hiện lỗi hoặc cảnh báo ở phía bên phải màn hình thì hãy ấn vào từng mục để xác định vấn đề gây tình trạng đó và xử lý từng cái một.
Lợi ích của Schema là gì?
Bộ máy tìm kiếm
Hiện nay, có nhiều website ra đời phục vụ mục đích kinh doanh, làm việc cho các lĩnh vực, ngành hàng khác nhau từ những thương hiệu, nhãn hàng riêng biệt. Bởi thế số lượng đã lên đến gần 2 tỷ. Một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để người dùng có thể hiểu được nội dung, thông điệp mà website này cung cấp. Trong khi có quá nhiều ngôn ngữ phức tạp, khó hiểu mà các công cụ tìm kiếm không thể diễn giải được. Chính điều này là một cản trở khi hiển thị các kết quả tìm kiếm liên quan mà người dùng đang cần.
Do đó, để bộ máy tìm kiếm hiểu, xử lý và phân loại thông tin chính xác hơn, chúng ta cần cung cấp các dữ liệu đã được sắp xếp và lập trình theo cú pháp cố định dễ đọc. Và Schema chính là nơi thực hiện điều đó, giúp các bộ máy hiểu được các website đang viết nội dung gì, thuộc chủ đề, thể loại nào và bổ sung kiến thức gì cho người tra cứu.
>>> Tham khảo: Thuật toán Rankbrain là gì?
Đối với người dùng
Schema là một yếu tố quyết định đến trải nghiệm của người dùng khi cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người dùng hơn, từ đó tăng chỉ số CTR lên cực cao. Ví dụ website trở nên thu hút với các dữ liệu liên quan đến thời gian, địa điểm, giá vé…. khi ai đó muốn tham gia một sự kiện. Hoặc chia sẻ các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp như tên đầy đủ, số hotline, thời gian làm việc, mở cửa, website… nếu người dùng quan tâm.
Mặc dù có nhiều loại schema nhưng với các website khác nhau thì cách hiển thị cũng như nội dung cung cấp sẽ riêng biệt. Bởi vậy mà hiệu quả tác động tới nhóm người dùng có sự khác biệt giữa các trang, địa chỉ website.
>>> Tìm hiểu: CTR là gì ? Cách tăng điểm CTR hiệu quả.
Đối với Website
Khi triển khai schema đúng cách thì website sẽ dễ dàng được phân loại và phân bổ nội dung phù hợp. Không những thế, nó còn giúp tăng thứ hạng từ khóa SEO lên top nhanh hơn. Nhờ vậy mà google cũng tìm kiếm và trả kết quả nhanh chóng khi xử lý website.
Kết quả hiển thị trở nên thu hút, nổi bật (Rich Snippets)
Trước cạnh tranh thị trường gay gắt như hiện nay, nếu website được hiển thị nổi bật và nhiều hơn so với các đối thủ khác thì tuyệt vời biết nhường nào. Thay vì vất vả, miệt mài ngồi suy nghĩ, chúng ta có thể sử dụng chiến thuật “chiếm diện tích nhiều nhất” trong kết quả tìm kiếm nhờ vào hình ảnh, đánh giá, sự kiện… Tất cả các thủ thuật đơn giản này có thể sử dụng qua schema. Thông qua đó, người dùng sẽ có khả năng cao ấn vào đường dẫn và tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website một cách tự nhiên.
Một số loại Schema phổ biến
Có rất nhiều schema khác nhau, vậy làm thế nào để biết được loại nào phù hợp với website của mình hơn? Ngay sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số loại phổ biến, hay được dùng cho tất cả các website, không phân biệt lĩnh vực, ngành hàng. Mời các bạn tham khảo lựa chọn cho mục đích nhúng HTML cụ thể của mình!
Cấu trúc Schema tổ chức (Organization)
Nếu muốn làm nổi bật tên thương hiệu, doanh nghiệp hay nhãn hàng, bạn nên cài đặt Schema Organization cho công ty. Không chỉ giúp cho thương hiệu xuất hiện phổ biến hơn trên tính năng Knowledge Graph, với cấu trúc này bạn sẽ giúp cho doanh nghiệp nổi bật, thu hút hơn khi hiển thị trong SERP.
Không khó để kích hoạt tính năng Knowledge Graph, chỉ cần bổ sung đầy đủ các thông tin, dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp như logo, thông tin liên hệ (số điện thoại, website, email, fax..) và gắn link liên kết là bạn có thể bắt đầu sử dụng rồi.
Cấu trúc Schema hiển thị sơ đồ website
Như tên gọi, với loại cấu trúc Schema này, bạn hoàn toàn có thể hiển thị sơ đồ website với tính năng hộp tìm kiếm Sitelink cho thương hiệu, doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên bạn phải đảm bảo đã kích hoạt Sitelink thì mới được hỗ trợ khi hiển thị cấu trúc schema sơ đồ website.
Schema Markup công thức
Với dạng schema này sẽ phù hợp với những website xoay quanh về công thức như pha chế, làm bánh, món ăn…Khi áp dụng loại cấu trúc này thì phần công thức sẽ được ưu tiên hiển thị ngay trong phần Snippet. Khi đó, chưa phải click hay ấn vào đường dẫn thì người dùng có thể hình dung ra các chế biến với đầy đủ nguyên liệu, thời gian và đánh giá để lại.
FAQ Schema Markup
FAQ Schema Markup là loại cấu trúc hiển thị đặc biệt bằng cách liệt kê tất cả các câu trả lời xoay quanh chủ đề được hỏi theo định dạng. Thông qua cách làm này, website có khả năng tăng lượt truy cập vì người dùng sẽ có ý định click vào đường dẫn đó nhiều hơn vì vậy thường được các công ty cung cấp Dịch vụ SEO áp dụng.
Breadcrumbs Markup
Breadcrumbs Schema Markup có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cấu trúc trang web. Nó cho phép đánh dấu, làm nổi bật đường dẫn đến trang mà bạn đang muốn hiển thị rich snippet trong kết quả tìm kiếm.
Cấu trúc Schema hiển thị sơ đồ điều hướng
Khi áp dụng cấu trúc Schema hiển thị sơ đồ điều hướng, người dùng sẽ nắm bắt được một cách khái quát, tổng quan nhất về cấu trúc, định dạng website.
Từ đó, họ sẽ ấn click vào những nội dung, thông tin tìm kiếm cần thiết cho mình. Nhờ vậy, website mới có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi và truy cập tự nhiên khi liên kết vào website.
Cấu trúc Schema dành cho các website thương mại điện tử
Đối với các website thương mại điện tử, hoạt động chủ yếu là kích thích bán hàng, giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Do đó, khi kết hợp làm schema, nó cho phép bạn cung cấp các thông tin sản phẩm xuất hiện trực tiếp trên kết quả tìm kiếm.
Đó có thể là thông tin cơ bản về sản phẩm như kích thước, giá cả, tình trạng, chương trình khuyến mại… Nhờ vậy mà kích thích hoạt động tiêu dùng, mua sắm của người tìm kiếm.
Tuy nhiên, để đảm bảo giá, sản phẩm có thể xuất hiện đầu tiên trong kết quả tìm kiếm, bạn cần bắt buộc đánh dấu sản phẩm là ưu đãi. Có 2 thuộc tính bắt buộc được sử dụng trong cấu trúc schema cho website thương mại điện tử bao gồm:
- Schema sản phẩm yêu cầu thuộc tính cần điền là tên
- Với Schema giá thì thuộc tính bắt buộc là giá và đơn vị tiền tệ
Hướng dẫn tạo Schema (Không cần biết code)
Để thực hiện tạo Schema bạn có thể sử dụng các công cụ mà SQL Server cung cấp. Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo Schema dễ dàng dù không cần biết về code.
Đầu tiên, bạn truy cập vào https://technicalseo.com/tools/schema-markup-generator/
Chọn loại Schema cần thiết, ở đây tôi dùng ví dụ là Schema FAQ Page (Schema Hỏi Đáp).
B1: Điền câu hỏi vào Question #1
B2: Điền câu trả lời vào Answer
B3: ADD Question nếu cầu thêm câu hỏi và trả lời
B4: Công cụ tự động sinh ra đoạn Code phù hợp. Bạn chỉ việc copy và dán đoạn Code đó vào page cần thiết.
>>>Kết quả đạt được:
Những sai lầm thường gặp khi triển khai Schema
Áp dụng Schema vào trong công việc là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, những lợi ích mà nó đem lại cũng có tính 2 mặt. Bởi thế, khi triển khai, các bạn nên lưu ý để tránh mắc phải một số sai lầm sau đây:
- Không nên tạo quá nhiều bình luận khi sử dụng Schema đánh giá để tạo uy tín, sự chân thật với người dùng lúc truy cập vào website.
- Tránh tạo câu hỏi – trả lời không thực tế, hữu ích khi sử dụng FAQ Schema
- Cân nhắc thật kỹ khi gắn URL cho các Schema khác nhau. Có thể thay thế đường dẫn website bằng các link liên quan khác.
- Đừng cố thay thế kết quả hiển thị đẹp mắt hơn bằng các nội dung và thông tin website không liên quan.
Trên đây là tất tần tật những thông tin chi tiết về Schema mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tìm ra câu trả lời schema là gì và ứng dụng nó vào trong quá trình làm SEO website hiệu quả. Chúc bạn thành công!