Có nhiều cách tối ưu trang đích, nó sẽ giúp bạn cải thiện tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng, mang nhiều đơn hàng hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện tối ưu hóa trang đích một cách hiệu quả bạn cần nắm được thói quen, tâm lý khách hàng. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tối ưu trang đích hiệu quả. Hãy theo dõi nhé!
Tối ưu trang đích là gì?
Có thể hiểu đơn giản là tối ưu hóa trang đích là việc cải thiện các yếu tố liên quan như nội dung, hình ảnh,… trên trang đích để tăng tỷ lệ chuyển đổi hành động của khách hàng, tăng số lượng đơn hàng từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Để tối ưu trang đích liên quan đến hệ thống bao gồm các phương pháp khác nhau như: thu thập, so sánh, phân tích, thử nghiệm dữ liệu.
Nhiều người nghĩ trang đích và trang web giống nhau nhưng không phải vậy, khác hẳn với trang web, trang đích đứng độc lập một mình, tách biệt hoàn toàn với sự điều hướng của trang web.
Mục tiêu chính khi tạo ra trang đích là nhằm tối ưu hóa lượng truy cập của khách hàng, chuyển đổi hành động của khách dẫn đến hành động chốt đơn, mua hàng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và tối ưu hóa trang đích là việc giúp đẩy nhanh tốc độ xảy ra các hành động của khách hàng nêu trên.
>>> Tham khảo: Trang đích là gì?
Tại sao nên tối ưu trang đích?
Nhà kinh doanh tạo ra trang đích là cách tiếp thị kỹ thuật số trực tiếp đến khách hàng. Trang đích sẽ giúp nhà kinh doanh chuyển đổi những khách hàng truy cập thành những khách hàng tiềm năng. Sau đó, tùy vào các chiến lược Marketing của sản phẩm/dịch vụ khác nhau có những cách tiếp cận sát hơn tới khách hàng, chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng chốt đơn, mua hàng của doanh nghiệp.
Việc tạo và tối ưu trang đích của doanh nghiệp hiểu nôm na là biến lượng truy cập ẩn danh thành cơ hội bán hàng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Tối ưu trang đích thực sự rất cần thiết. Nhưng khi bạn xem xét các trang đích nhằm mục đích chuyển đổi lượng truy cập khách hàng có trả tiền bạn mới thực sự thấy việc tối ưu trang đích là rất quan trọng.
Trang đích là một phần trong chiến dịch quảng cáo có trả phí của doanh nghiệp vì vậy việc tối ưu một trang đích thành công không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách mà còn tối ưu hóa chi phí.
Quy trình tối ưu trang đích
Xem xét các vấn đề để tối ưu trang đích không hề đơn giản. Nó là một quá trình mà các nhà kinh doanh tin rằng việc tối ưu trang đích sẽ có tác động tích cực đến số lượng, tỷ lệ, mức độ đo lường đối với mục tiêu trang.
Trong phương pháp tối ưu hóa trang đích có 2 trong số những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay là thử nghiệm A/B và thử nghiệm đa lượng biến. Với 2 phương pháp trên sẽ giúp so sánh những trang khác nhau, thông qua các thử nghiệm bằng việc tăng tốc độ truy cập của từng trang sau đó xem trang nào có kết quả tốt nhất.
Để thiết kế trang chung hiệu quả nhất giúp nhanh chóng hoàn thành mục tiêu thì bạn nên sử dụng phương pháp thử nghiệm A/B. Còn phương pháp thử nghiệm đa biến sẽ phù hợp hơn khi bạn tìm mức độ tối đa cục bộ.
Dưới đây là quy trình tối ưu trang đích, chúng có cấu trúc chung và quá trình kiểm tra giống nhau:
Thu thập thông tin
Khi tạo ra trang đích các nhà kinh doanh sẽ đặt ra mục tiêu chuyển đổi cho mỗi trang đích, hay nói cách khác là bạn muốn trang đích của bạn đạt được mục tiêu chuyển đổi như thế nào.
Tuy nhiên, để tối ưu trang đích, người dùng phải xem xét các vấn đề khiến trang đích của bạn khó đạt được những mục tiêu đặt ra. Từ đó, phân tích số liệu, xem xét, thử nghiệm, thậm chí tiến hành khảo sát để có được những thông tin, dữ liệu chính xác và hữu ích nhất.
Phân tích, phát triển giả thuyết
Khi thu thập được một lượng thông tin, dữ liệu nhất định người dùng nên kiểm tra, tìm ra những thiếu sót trong khối dữ liệu đó, nó có thể là một nguy cơ, dấu hiệu cảnh báo của một vấn đề không lường trước.
Chẳng hạn: số lượng người truy cập thoát cao là dấu hiệu cho doanh nghiệp thấy rằng có thể trục trặc, mất sự liên kết giữa trang đích và quảng cáo. Hay bản đồ cuộn cho thấy rằng khách hàng truy cập không kéo/cuộn hết trang để xem, kiểm tra nội dung còn lại trang của bạn. Điều đó có nghĩa bạn cần thiết kế hoặc sắp xếp lại trang, tạo ra một giả thuyết để kiểm tra lượng truy cập của khách hàng, từ đó để có những điều chỉnh phù hợp.
Xác định số liệu để thành công
Để xác nhận kết quả việc tối ưu trang đích bạn phải dựa vào số liệu để phân tích, đảm bảo việc thử nghiệm đạt kết quả tốt. Nói một cách khác là số liệu phản ánh chính xác kết quả, mức độ truy cập của khách hàng tới trang đích. Để khẳng định rằng số liệu mà bạn thu thập được không phải là kết quả ngẫu nhiên bạn phải có một số thứ cơ bản như: tỷ lệ chuyển đổi sơ cấp và hiệu ứng để phát hiện được tỷ lệ chuyển đổi đó.
Loại bỏ biến gây nhiễu
Khi sử dụng các phương pháp để tối ưu trang đích như một phép thử người dùng cần loại bỏ những yếu tố làm ảnh hưởng, đe dọa tới các giá trị. Để tạo ra kết quả tối ưu nhất cho trang đích của mình bạn cần kiểm soát chặt chẽ các biến gây nhiễu trang đích của mình.
Thiết lập bài kiểm tra và QA
Có nhiều cách giúp bạn tạo ra một trang biến thể hiệu quả và để kiểm tra chúng người dùng phải sử dụng phần mềm. Tuy nhiên, việc kiểm tra có thể xảy ra nhiều sai sót do phần mềm không hoàn hảo, hoặc người dùng chưa biết cách kiểm tra. Do đó, để đảm bảo trang biến thể của bạn dùng được, hãy thử nghiệm và kiểm soát các lỗi dùng, lỗi về thiết bị cho đến khi trang biến thể trở nên hoàn hảo hơn.
Lưu ý, thường xuyên kiểm tra các trình duyệt, lượng truy cập, phần mềm khác nhau,.. để kiểm soát các vấn đề tốt hơn.
Để thử nghiệm chạy
Khi đã cài thử nghiệm chạy trực tuyến, để đạt được mục tiêu về ý nghĩa thống kê điều quan trọng là bạn hãy để thực nghiệm của mình chạy. Khi đạt 95% theo tiêu chuẩn ngành, hồi quy về giá trị trung bình, trang đích của bạn có số lượng người truy cập càng lớn, bạn có thể tự tin hơn về số liệu này.
Ban đầu, cuộc chạy thử nghiệm sẽ có nhiều ý kiến tiêu cực nhưng theo các chuyên gia nhận định nên để thử nghiệm chạy trong 2-3 tuần, ngay cả khi nó đạt mốc thống kê sớm hơn dự kiến. Và để kiểm soát được các ảnh hưởng đến với hành vi người tiêu dùng.
Phân tích kết quả
Sau khi chạy thử nghiệm kết thúc, bạn rút ra được điều gì? Ngay cả khi cuộc thử nghiệm đó thất bại thì nó vẫn mang một bài học bổ ích cho người dùng. Nếu trang biến thể của bạn phù hợp với các điều kiện và tương thích với trang gốc, cuộc thử nghiệm thành công thì bạn có thể tin rằng những tác động, những thay đổi trên dẫn đến chuyển đổi hành động của khách hàng trên trang đích của doanh nghiệp bạn.
Tiếp tục thử nghiệm
Thử nghiệm không phải 1,2 lần là có kết quả mà thử nghiệm là quá trình diễn ra nhiều lần mới có kết quả như mong muốn. nếu bạn tin rằng việc tối ưu trang đích sẽ mang lại nhiều lợi ích sau này cho doanh nghiệp thì càng thử nghiệm nhiều lần càng tốt. Vì tỷ lệ chuyển đổi càng ngày sẽ càng tốt hơn ở thời điểm hiện tại.
Sau những bài học thất bại hoặc chưa thành công từ lần thử nghiệm trước đó bạn cố ứng dụng vào tương lai để khắc phục các vấn đề nhanh hơn và làm cho hệ thống tối ưu thống nhất và đạt kết quả tốt.
Có thể kiểm tra những gì trên trang đích?
Tạo ra trang đích với mục đích là thu hút người tiêu dùng, dẫn dẫn dắt, thuyết phục người dùng chuyển đổi hành động sang mua hàng chốt đơn để tăng doanh thu thì trên trang đích bạn có thể kiểm tra những thứ gì? Hình ảnh? Nội dung? Hay chỉ số CTA?
Nhưng không thể kiểm tra một cách ngẫu nhiên vì có thể nó không có giá trị gì đối với doanh nghiệp của bạn. Do đó, việc kiểm tra những gì trên trang đích hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức, cách nhìn nhận của bạn.
Điều quan trọng là khi bạn lựa chọn một khía cạnh để kiểm tra thì bạn phải biết yếu tố đó có ý nghĩa gì với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mình để từ đó tối ưu hóa lợi tức đầu tư của doanh nghiệp mình.
Các yếu tố bạn có thể thử nghiệm là: màu sắc, hình ảnh, kích thước, nội dung,… những điều này tuy đơn giản nhưng sẽ góp phần lớn tới sự thay đổi ý nghĩa chiến dịch Marketing của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Dưới đây là những yếu tố lựa chọn để kiểm tra có tác động đến lượng khách hàng truy cập đến trang đích của bạn:
- Các trường: nhiều, ít, các loại khác nhau
- Sao chép: tiêu đề chính/phụ, nội dung, CTA, đề xuất,…
- Phương tiện: hình ảnh, video, bản demo,..
- Độ dài trang: dài hơn hoặc ngắn hơn tùy vào số lượng nhiều ít của phần tử tạo thành
- Chỉ số tin cậy: các loại chứng thực, hình ảnh mang tính bảo mật, vị trí, số lượng đánh giá của khách hàng, biểu trưng,…
- Số phần tử: nhiều hay ít CTA/hình ảnh/chỉ số tin cậy,…
- Sắp xếp các phần tử: nội dung trên/dưới màn hình
Trên đây chỉ là những yếu tố ví dụ mà bạn có thể kiểm tra ảnh hưởng đến tỷ lệ chuyển đổi nhưng quan trọng bạn phải biết cái gì nên kiểm tra, cái gì không. Như vậy, sẽ có khả năng tạo ra kết quả tích cực hơn.
Nói tóm lại, tối ưu trang đích là một quá trình rất phức tạp nhưng khi thành công đem lại nhiều lợi ích tích cực cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc nào tối ưu trang đích cũng tốt và đạt được kết quả như mong muốn. Vì để tối ưu hóa trang đích bạn phải cần huy động toàn bộ tài nguyên hỗ trợ cho quá trình này. Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, bạn đọc bớt chút thời gian tham khảo bài viết của chúng tôi để có thêm kiến thức về tối ưu trang đích.