AB Testing là một trong những công việc quan trọng giúp bạn biết được suy nghĩ và hành vi mua hàng của khách hàng trong chiến dịch Marketing. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ A/B Testing là gì và cách thực hiện như thế nào. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về AB Testing, những lợi ích, ứng dụng và quy trình thực hiện AB Testing một cách đúng chuẩn, hiệu quả nhất.
A/B Testing là gì?
A&B Testing hay còn được gọi với tên Split Testing là kỹ thuật chia đối tượng nghiên cứu thành 2 phương án A và B để so sánh cùng trong một kiện, môi trường và khoảng thời gian. Từ đó giúp đánh giá và xác định xem phiên bản nào sẽ phù hợp và mang lại hiệu quả cao hơn. Đối tượng nghiên cứu của Test a/b là website, banner, email quảng cáo bất kỳ. Hiệu quả đánh giá sẽ được tiến hành dựa trên mục tiêu của người làm test cho từng loại đối tượng.
Tại sao AB Testing lại quan trọng
Khi doanh nghiệp muốn tối ưu hóa các yếu tố đang hoạt động rất tốt trong thời điểm hiện tại và khắc phục những sự cố không mong muốn. Thì việc cần làm là phải tạo ra nhiều phương pháp khác nhau, sau đó phân tích, nghiên cứu xem cái nào sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
A/B testing là phương pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả marketing.
Việc sử dụng kỹ thuật test a&b như một phương pháp giúp bạn giải quyết tất cả các vấn đề trên dựa vào những dữ liệu đã được đo lường và thống kê. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin cơ bản để nghiên cứu và đưa ra những quyết định phù hợp, hiệu quả cho các chiến dịch Marketing, các hệ thống phễu bán hàng, phễu marketing,…
Khi thực hiện A/B Testing sẽ giúp cải thiện các chỉ số sau đây:
- Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate): thực hiện A&B Testing sẽ cho phép bạn theo dõi, kiểm tra xem phương án mới có thể chuyển đổi số lượng khách hàng truy cập thành người mua hàng nhiều hơn phương án cũ hay không.
- Tỷ lệ thoát (Bounce rate): giúp bạn kiểm tra các sửa đổi và điều hướng trang để kiểm tra xem số lượng người truy cập có ở lại trang lâu hơn không.
- Tỷ lệ nhấp (CTR): sau khi web được thực hiện một số thay đổi để phù hợp hơn thì bạn có thể kiểm tra và đo lường người xem có xu hướng thường xuyên nhấp vào các link liên kết nhất định hay không.
Không chỉ gói gọn trong marketing, a/b testing có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực vực khác trong cuộc sống.
Dùng kỹ thuật AB Testing ở đâu ?
Website
Việc sử dụng A/B Testing sẽ giúp các doanh nghiệp phân tích, so sánh các website để lựa chọn được giao diện website để thiết kế website thu hút nhiều khách hàng hơn.
Bạn có thể AB Testing tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng trên website như nội dung, tựa đề, hình ảnh, video, call to action, form điền thông tin,… Tiến hành test lần lượt từng yếu tố để giúp gia tăng số lượng conversion rate (tỷ lệ chuyển đổi).
Ứng dụng di động số
Với ứng dụng di động số, AB Testing được sử dụng chủ yếu để cải thiện UI/UX:
- Đối với hành vi người tiêu dùng: không phải khách hàng nào cũng muốn cập nhật các phiên bản ứng dụng mới nhất.
- Đối với kỹ thuật: các ứng dụng phần mềm sau khi được duyệt bởi Appstore hoặc Google Play thì khách hàng mới được sử dụng nên sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Vì hai lý do trên nên việc a&b Testing trên các ứng dụng di động số thường khó khăn hơn so với các kênh khác.
Quảng cáo và bán hàng
Khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo online thì AB Testing sẽ được dùng để đo hiệu quả của các quảng cáo khác nhau. Để việc test diễn ra tốt nhất thì bạn nên viết 2 bài quảng cáo khác nhau, sau đó cho chạy quảng cáo song song để có thể đánh giá được hiệu quả sau một thời gian thực hiện. Có thể thực hiện tương tự cho các quảng cáo trên Facebook. Sau một thời gian test AB sẽ giúp bạn lựa chọn được những bài quảng cáo chất lượng và giúp chiến dịch quảng cáo trở nên hiệu quả hơn.
Đối với bán hàng thì AB Testing được sử dụng để đánh giá một số kênh như banner, báo giấy, billboard, tờ rơi,… Ví dụ như doanh nghiệp sẽ in các mã coupon trên các mẫu quảng cáo tờ rơi, báo,… để so sánh xem mã nào được sử dụng nhiều hơn thì mẫu quảng cáo đó sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Email Marketing
Chiến dịch email Marketing của bạn khi được gửi cho khách hàng sẽ bị xếp vào thư mục spam là rất nhiều. Chính vì vậy cần phải đảm bảo việc khách hàng sẽ nhìn thấy những email này và click vào để xem nội dung của mail. Việc thực hiện AB Testing sẽ giúp bạn có thể kiểm tra xem người dùng có nhìn thấy và xem các email Marketing này hay không. Bạn có thể test AB thử nghiệm các tiêu đề email, nội dung mail,… để giúp bạn lựa chọn được những email chất lượng nhất, từ đó tăng lượng open rate và lượt tương tác với khách hàng mục tiêu qua email.
Quy trình thực hiện AB Testing đúng chuẩn
Một quy trình AB Testing chuẩn sẽ được thực hiện với các bước sau đây:
Thu thập và phân tích dữ liệu
Trước khi tiến hành AB Testing thì bạn cần phải tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu. Mục đích của việc thực hiện bước này chính là cần phải một số vấn đề như drop off(người dùng không đi theo hướng mà doanh nghiệp mong muốn trên website), bounce rate( tỷ lệ thoát trang), time on page (thời gian mà người dùng dừng lại website).
Bạn cần phải đặt ra những câu hỏi cụ thể để định hướng mục tiêu cho việc AB Testing để biết được chính xác kết quả sẽ nhận được sau khi hoàn thành A/B Testing.
Một số câu hỏi mà bạn có thể đặt ra như là “làm thế nào để giảm bounce rate trên trang landing page?”, “làm sao để cải thiện CTR cho các banner quảng cáo?”, “làm sao giúp tăng số lượng người điền form trên trang chủ?”,…
Nghiên cứu tổng quan
Ở bước tiếp theo, bạn cần phải sử dụng các công cụ đo lường phù hợp cho từng kênh để tìm hiểu và nắm được hành vi mua hàng của nhóm khách hàng mục tiêu khi họ thực hiện conversion. Một số công cụ đo lường cho website bạn có thể sử dụng như là Google Analytics, Similarweb còn với Email thì có thể sử dụng email client,….
Mục tiêu của quá trình AB Testing cũng cực kỳ quan trọng vì thế bạn cũng cần phải xác định rõ mục tiêu thực hiện ngay từ đầu. Mục tiêu khi thực hiện AB Testing có thể là giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng lượng truy cập vào website lên bao nhiêu, giảm lượng bounce rate,… Tuy nhiên cần phải tập trung vào một mục tiêu duy nhất để tránh tình trạng bị ảnh hưởng khi tiến hành test AB.
Đặt giả thuyết
Đây sẽ là bước để bạn có thể sáng tạo hết khả năng của mình, bạn cần đưa ra tất cả những thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến mục tiêu mà bạn đã đặt ra từ đầu. Ví dụ như có thể đổi nút màu đăng ký từ đỏ sang vàng để tạo sự thu hút và làm tăng số lượng người dùng click vào, thay đổi hình ảnh banner phù hợp để tăng CTR, đưa khung đăng ký sang vị trí khác để tạo sự mới mẻ,…
Xác định mẫu thử và thời gian tiến hành test
Việc xác định mẫu thử cũng rất quan trọng, và bạn cần phải xác định đúng số lượng khách hàng mới sẽ được tiến hành AB Testing. Số lượng mẫu thử cần phải lớn để có thể tạo ra sự khác biệt giữa hai đối tượng so sánh A, B sau khi kết thúc việc test AB.
Thời gian tiến hành test cũng được tính toán hợp lý để đảm bảo kết quả cuối cùng không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài. Theo kinh nghiệm của một số chuyên gia thì thời gian tiến hành AB Testing nên được diễn ra ít nhất trong 1 tuần sẽ mang đến kết quả so sánh chính xác nhất.
Tạo phiên bản mới
Để thực hiện AB Testing thì bắt buộc bạn phải có hai đối tượng nghiên cứu là A và B. Vì vậy hãy tạo ra một phiên bản mới là B từ phiên bản đầu tiên là A mà bạn muốn kiểm tra. Và phải đảm bảo rằng cả hai phiên bản này đều phải tương đồng với nhau ở các khía cạnh, ngoại trừ những điểm khác biệt mà bạn muốn test hiệu quả. Đặt hai phiên bản cạnh nhau và đưa ra những giả thuyết để tiến hành test A/B và so sánh.
Chạy thử nghiệm
Khi chạy thử A và B Testing thì bạn cần xem xét một số yếu tố dưới đây để đạt được hiệu quả cao nhất:
- Kiểm tra 2 phiên bản song song nhau: việc AB Testing phải được thực hiện đồng thời ở trên cả 2 phiên bản mới cho được kết quả so sánh chính xác nhất. Cần phải lưu ý là việc kiểm tra sẽ được thực hiện ở những khía cạnh mà bạn muốn thử chứ không phải dựa vào thời gian chạy thử phiên bản.
- Phân chia đối tượng một cách công bằng: cần phải đưa ra một cuộc so sánh công bằng thì mới có thể tìm ra được phiên bản hoàn hảo nhất. Chia các đối tượng kiểm tra dựa trên sự ngẫu nhiên và đồng đều để không mang tính thiên vị vào kết quả.
- Thời gian test AB: nếu việc chạy thử các phiên bản chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn thì kết quả so sánh sẽ không đủ cơ sở để doanh nghiệp đưa ra kết luận cuối cùng.
Phân tích kết quả đạt được
Thông thường, sau khi có được kết quả mong muốn thì hầu hết các doanh nghiệp đều bắt đầu sử dụng các phiên bản đã được lựa chọn. Tuy nhiên bạn không nên đưa ra kết luận quá sớm mà cần phải sử dụng bộ tính toán của A/B Testing để xác định xem phiên bản đã chọn có thực sự hiệu quả thật hay không?
Việc sử dụng bộ tính toán sẽ giúp bạn biết được trong tình huống thực tế thì phiên bản bạn đã lựa chọn có thực sự mang lại những tác động mong muốn hay không. Khi đạt được mức độ uy tín và hiệu quả cao thì chắc chắn phiên bản bạn đã chọn là phiên bản tốt nhất.
Những lưu ý phải biết khi thực hiện AB Testing
Nên làm khi thực hiện AB Testing
Những việc nên làm khi thực hiện A/B Testing đối với những người mới bắt đầu:
- Chỉ thực hiện test một yếu tố duy nhất trong cùng một thời điểm: ví dụ khi muốn test xem nút bấm màu tím hay màu cam được người dùng click vào nhiều hơn thì chỉ được test với 2 nút này thôi. Nếu thực hiện test nhiều yếu tố cùng lúc thì bạn sẽ không thể biết được nút màu nào được click vào nhiều hơn.
- Khi website của bạn đã có một lượng truy cập nhiều và ổn định thì mới tiến hành AB Testing.
- AB Testing phải được thực hiện tối thiểu trong 1 tuần thì mới đưa ra được kết quả chính xác nhất.
- Giữ sự đồng nhất: cần phải ghi nhớ người test đã chọn đối tượng A hay B để lúc nào thực hiện cũng sẽ hiện đúng đối tượng đó, tránh trường hợp nhầm lẫn.
- Nên test nhiều lần: không phải lần AB Test nào cũng mang lại hiệu quả như bạn mong muốn, vì thế cần phải thực hiện test nhiều lần để có thể đưa ra lựa chọn chính xác và phù hợp nhất. Mỗi lần testing AB sẽ giúp lượng conversion rate được cải thiện từng chút và khi cộng dồn lại sẽ tạo ra hiệu quả cực kỳ cao.
Không nên khi thực hiện AB Testing
Những điều nên tránh khi thực hiện A/B Testing bạn cần phải biết:
- Đựa ra kết luận quá sớm: khi chưa nắm rõ các thông tin về đối tượng A và B hay kết quả so sánh chưa mang tính chính xác thì bạn không được đưa ra kết luận quá sớm.
- Gấp rút thu thập dữ liệu ban đầu: không nên bỏ qua cũng không nên chờ quá lâu vào phần tính toán, bạn cũng không nên tin vào kết quả một cách tuyệt đối. Cần phải cân nhắc và lựa chọn thật kỹ để đưa ra lựa chọn chính xác.
- Testing AB mà không đảm bảo điều kiện giống nhau: việc testing đối tượng A và B cần được thực hiện song song. Không thể chạy thử A trong 1 tuần đầu và chạy thử B vào tuần tiếp theo và nghĩ rằng quá trình test như vậy sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.
- Để linh cảm chi phối kết quả: kết quả của A-B Testing phải được quyết định dựa trên dữ liệu chính xác và không nên dựa và linh cảm để đưa ra kết luận.
- Khiến các khách hàng cũ ngạc nhiên: khi thực hiện AB testing cần phải tập trung vào những đối tượng khách hàng mới. Vì những khách hàng cũ đã quen với giao diện trên website bạn, việc thay đổi quá nhiều sẽ khiến họ cảm thấy ngạc nhiên và gây ảnh hưởng đến conversion rate.
Như vậy, trong bài viết trên chúng tôi đã giới thiệu chi tiết về A/B Testing cùng với những điều cần phải biết liên quan đến A&B Testing. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết trên các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm về AB Testing để có thể ứng dụng AB Testing một cách hiệu quả nhất trong công việc.