Quản trị Marketing (Marketing Management) là một chức năng quản trị đặc biệt, chịu trách nhiệm quản lý và kiểm soát các hoạt động tiếp của doanh nghiệp hướng đến mục tiêu kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chinh phục được nền tảng Quản trị Marketing hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có thể phát triển vững vàng hơn cũng như thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng. Trong bài viết này, CAS Solution sẽ giới thiệu chi tiết cho các bạn về khái niệm “Marketing Management là gì?”, cùng tìm hiểu ngay nhé!

marketing management

Marketing Management là gì?

Quản trị Marketing trong tiếng Anh được gọi là Marketing Management. Theo Philip Kotler, quản trị Marketing là quá trình phân tích, hoạch định, thực hiện và trực tiếp điều khiển các chiến lược cũng như chương trình tiếp thị nhằm mở ra các trao đổi mong muốn với thị trường mục tiêu để đạt được các mục đích mà doanh nghiệp đã đề ra.

Doanh nghiệp cần phải xây dựng các kế hoạch và chiến lược marketing phù hợp với nhu cầu, mong muốn của thị trường mục tiêu. Bên cạnh đó, việc sử dụng tập hợp các công cụ Marketing 4P như sản phẩm, định giá, truyền thông và phân phối có hiệu quả cũng giúp doanh nghiệp đưa ra những chiến lược thúc đẩy nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, Marketing Manager là khái niệm dùng để chỉ vị trí cao nhất trong bộ phận Marketing, đó là người đóng vai trò lãnh đạo và học là những cá nhân xuất sắc có kỹ năng chuyên môn giỏi cùng khả năng lãnh đạo tài tình nhất.

quản trị marketing

Quá trình quản trị Marketing

Đảm nhận trọng trách lớn trong chuỗi hoạt động xây dựng chiến lược tiếp thị, quản trị Marketing là quá trình được chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 – Lập kế hoạch Marketing

Xây dựng các kế hoạch, chiến lược Marketing và các quyết định tiếp thị cụ thể. Bộ phận quản trị Marketing cần phải thực thi một loạt các công việc xây dựng kế hoạch tiếp thị như: Phân tích cơ hội Marketing, phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết lập chiến lược Marketing, xác lập các yếu tố Marketing – Mix,…

Giai đoạn 2 – Tổ chức và thực hiện các chiến lược và kế hoạch Marketing

Xây dựng bộ máy quản trị Marketing với cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, từng nhân viên rõ ràng để từ đó thực hiện các hoạt động tiếp thị theo kế hoạch đã lập.

Giai đoạn 3 – Kiểm soát và điều chỉnh

Là quá trình kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động Marketing dựa trên các chỉ số đo lường, người làm Marketing cần xây dựng một hệ thống bao gồm các chỉ tiêu đánh giá, xác định các phương pháp đánh giá chủ yếu và quy trình thực hiện các chiến lược trong kế hoạch Marketing.

marketing management là gì

Xây dựng thương hiệu thông qua Digital Marketing Management

Quản trị Marketing là một quá trình phức tạp, đòi hỏi các nhà tiếp thị cũng như những nhà lãnh đạo bộ phận truyền thông có đủ năng lực và kỹ năng để xây dựng bộ máy quản trị marketing thương hiệu thành công. Cùng CAS Solution điểm qua các nhiệm vụ chính của hoạt động quản trị Marketing đối với một thương hiệu:

Nắm bắt Insight của thị trường

Insight khách hàng được hiểu là sự thấu hiểu sâu sắc về khách hàng hay sự thấu hiểu người tiêu dùng. Nắm bắt được insight khách hàng được xem là một trong các yếu tố giúp cho việc quản trị marketing thương hiệu tăng ưu thế cạnh tranh trên thị trường.

Phân tích insight khách hàng là quá trình phân tích các xu hướng hình thành trong tâm lý và hành vi khách hành, từ đó nhà tiếp thị có thể làm nổi bật hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua Insight được đúc kết, điều này có thể mang đến nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Thương hiệu Coca-Cola đã khai thác được insight của khách hàng, họ cho rằng: “Khi giao tiếp, khách hàng trẻ thường gọi nhau bằng tên, và bắt đầu bằng tên của nhau cũng là cách tốt nhất để bắt đầu cuộc nói chuyện. Mặt khác, tâm lý của khách hàng trẻ thường mang đậm ‘chủ nghĩa cá nhân’ và yêu thích việc thể hiện cá tính của mìn.

Mọi người đều có cùng mong muốn là nhìn thấy tên mình trên quảng cáo đại chúng và nhìn thấy ảnh mình trên báo”. Việc gọi tên không chỉ thể hiện sự thân mật và tình cảm mà đó là cách bày tỏ sự tôn trọng và tạo kết nối với nhau. Chiến dịch “Share a Coke” được ra đời từ những khái niệm này, chính là bằng cách ghi tên người dùng lên vỏ chai.

phân tích insight

Phát triển chiến lược Marketing

Chiến lược marketing là một bức tranh tổng thể về các hoạt động tiếp thị giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng, thỏa mãn những mong muốn của khách hàng và phát triển thương hiệu.

Nếu những nhà quản trị bộ máy Marketing của thương hiệu không xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể, doanh nghiệp sẽ dễ bị mất định hướng, lãng phí thời gian và ngân sách cho các kênh truyền thông không phù hợp, từ đó đánh mất khách hàng tiềm năng vào tay của các đối thủ cạnh tranh.

Vì vậy, việc xây dựng chiến lược marketing phù hợp không chỉ giúp doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với những biến đổi của thị trường, mà còn đưa ra các hoạt động và phát triển đúng hướng, gia tăng lợi thế cạnh tranh.

chiến lược marketing

Tăng chuyển đổi và truyền tải giá trị thương hiệu đến người dùng

Tạo ra trải nghiệm tích cực và gợi cảm xúc cho khách hàng thông qua các chiến lược truyền thông Marketing là phương pháp kích hoạt cảm xúc của khách hàng thay vì chỉ tập trung vào sản phẩm.

Ứng dụng Marketing cảm xúc giúp các thương hiệu tạo ra sự kết nối mạnh mẽ tạo kết nối cảm xúc sâu sắc với khách hàng. Khi khách hàng có trải nghiệm cảm xúc với thương hiệu, họ thường có xu hướng nhớ đến thương hiệu và tăng tính nhận thức về thương hiệu đó.

Kết nối với khách hàng

Hành vi của người tiêu dùng luôn thay đổi trong từng thời điểm khác nhau, đặc biệt sau khi chịu ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19. Đó là lý do vì sao việc tạo dựng mối quan hệ với khách hàng mục tiêu lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Doanh nghiệp cần luôn kết nối với những người mua hàng lý tưởng của thương hiệu để đúc kết ra Insight và phát triển ra những sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan và đáp ứng tốt nhất những mong muốn của khách hàng.

Phát triển thương hiệu bền vững

Thương hiệu chính là những hình ảnh và biểu tượng mật thiết gắn liền với một doanh nghiệp, tạo cầu nối với khách hàng bằng độ nhận diện và sự tin tưởng.

Việc phát triển thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra nguồn lợi nhuận lâu dài. Nói cách khác, phát triển thương hiệu bền vững chính là cách tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Để xây dựng một giá trị thương hiệu bền vững trong lòng khách hàng, nhà tiếp thị cần đầu tư vào hệ thống giá trị cốt lõi mà thương hiệu muốn mang lại cho người dùng, đảm bảo đó là những yếu tố nhất quán từ thời điểm hình thành cho đến giai đoạn hiện tại và cả trong tương lai.

Và đừng quên, việc bắt kịp các xu hướng trên các nền tảng truyền thông cũng là phương pháp giúp doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận người dùng mới hiệu quả.

phát triển thương hiệu

Các yếu tố cần có trong chiến lược Digital Marketing Management

Phân tích và đo lường dữ liệu

Dựa trên phân tích và đo lường dữ liệu, các nhà quản trị Digital Marketing có thể thu thập các thông tin chi tiết về khách hàng mục tiêu. Từ đó triển khai và cải thiện các chiến lược tiếp thị trên tất cả các kênh nhằm tăng lợi nhuận, cải thiện hình ảnh thương hiệu của công ty.

Công việc phân tích và đo lường dữ liệu thị trường như sau:

  • Khám phá các cơ hội tiếp thị bằng cách thu thập dữ liệu bán hàng.
  • Nghiên cứu dữ liệu bán hàng và phân tích dữ liệu bán hàng, dữ liệu thị trường.
  • Đo lường hiệu suất và báo cáo.
  • Đánh giá mục tiêu dựa trên ROI và KPI trên các kênh truyền thông kỹ thuật số.

Hiểu phương pháp lên kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược Marketing

Từ các nền tảng cung cấp dữ liệu liên quan như kết quả nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng hiện tại và tương lai,… các nhà quản trị Marketing sẽ lập kế hoạch triển khai dự án, kế hoạch chi tiết chiến lược dành cho từng dòng sản phẩm hoặc dịch vụ sắp được tung ra thị trường.

Người làm Digital Marketing không chỉ cần chuẩn bị tốt các phương án thực hiện mà họ còn phải sẵn sàng các giải pháp thay thế, dự phòng cho các tình huống mô phỏng đi kèm. Ngay cả khi kế hoạch đã được hoàn thiện thì trong thị trường cạnh tranh với nhiều sự thay đổi bất ngờ như hiện nay, việc lập kế hoạch dự phòng có thể giúp nhà quản trị chủ động và linh hoạt hơn, tối ưu thời gian cũng như ngân sách để đạt được kết quả như mong đợi.

Cụ thể, công việc xây dựng chiến lược Digital Marketing gồm có:

  • Xây dựng các chiến dịch Marketing trên các kênh truyền thông kỹ thuật số nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ, tăng lượng truy cập trên trang web/fanpage của công ty.
  • Thực hiện chiến lược bao gồm: Thực hiện các chiến dịch quảng cáo trên các kênh truyền thông kỹ thuật số (Google Adwords, Facebook, Zalo…).
  • Quản lý các hoạt động truyền thông qua các kênh truyền thông xã hội, trang web và email.

Thực hiện tốt các công việc liên quan

  • Thu thập dữ liệu và khai thác insight của khách hàng: Phân tích dữ liệu thu thập được để tạo ra các giải pháp truyền thông sáng tạo phù hợp với Insight khách hàng.
  • Đề xuất các chiến lược thực thi hiệu quả: Đánh giá chất lượng chạy quảng cáo, khuyến mại,… từ đó lên kế hoạch bán hàng cho từng chủng loại sản phẩm.
  • Quản lý đội ngũ chuyên viên Digital: Là người chịu trách nhiệm chính cho mọi hoạt động của phòng Digital Marketing.
  • Theo dõi hiệu suất SEO đa kênh: Thực hiện tối ưu hóa SEO để tối ưu khả năng quảng bá thương hiệu.
  • Duy trì mối quan hệ với khách hàng: Thiết lập, duy trì và kiểm soát chặt chẽ mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, đối tác, các agency lẫn cơ quan truyền thông.
  • Thực hiện các báo cáo định kỳ: Báo cáo với cấp trên về mức độ hiệu quả của chiến lược Marketing trên các kênh truyền thông kỹ thuật số, từ đó đề xuất các giải pháp để gia tăng hiệu quả marketing.

Trên đây là những thông tin hữu ích về Marketing Management, hi vọng có thể giúp bạn đọc đưa ra được những chiến lược tiếp thị hiệu quả, tối đa hóa hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó nâng cao hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp cũng như xây dựng, duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng.