Chỉ số ROI là chỉ số tài chính nhằm mục đích phân tích hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, ít người có thể nắm bắt đầy đủ thông tin về ROI là gì cũng như cách tính ROI chính xác. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật những vấn đề liên quan đến chỉ số ROI.

ROI là gì

Tìm hiểu chỉ số ROI là gì?

Chỉ số ROI là gì?

ROI (Return On Investment) có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư ban đầu, đây là chỉ số giúp doanh nghiệp đo lường những gì thu được so với những gì đã bỏ ra.

ROI được sử dụng trong việc giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư hoặc so sánh giữa hiệu quả của một số khoản đầu tư khác nhau. Chỉ số này đo lường trực tiếp số tiền hoàn vốn trên một khoản đầu tư quyết định và thường được biểu thị dưới dạng phần trăm hoặc tỷ lệ.

Ý nghĩa của chỉ số ROI

ROI thường được sử dụng chủ yếu trong Marketing, nó giúp cho doanh nghiệp nhận ra được tầm quan trọng của công cụ marketing, đặc biệt là marketing online. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể biết được các nguồn vốn đầu tư và các chi phí liên quan có được sử dụng một cách hiệu quả hay không?

Ngoài ra, từ chỉ số ROI, chúng ta có thể biết được chiến lược đầu tư của doanh nghiệp hiệu quả, đúng định hướng nếu ROI cao. Một chỉ số ROI cao cho biết rằng các chi phí đầu tư bỏ ra đã thu lại được nguồn doanh thu rất tốt.

Nhà đầu tư có thể dễ dàng tự đo lường được chỉ số ROI và đưa ra được đánh giá tổng quát cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ROI được biểu thị dưới dạng tỷ lệ phần trăm qua các năm sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể dễ dàng đối chiếu, so sánh và đánh giá.

Vì sao cần đo lường chỉ số ROI?

Việc đo lường chỉ số ROI rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực Marketing. Đo lường chỉ số ROI sẽ giúp bạn:

  • Đo lường lợi nhuận đã kiếm được so với chi phí bỏ ra

  • Kiểm soát tính hiệu quả trong Marketing

  • Định hướng chiến lược phát triển

  • Tạo dựng và tối ưu chiến lược

  • Tiết kiệm chi phí và nguồn lực.

Ví dụ: Bạn đang thực hiện nhiều chiến dịch Marketing khác nhau. Chỉ số ROI giúp bạn nhận ra chiến dịch nào đang chiếm ưu thế. Dựa vào đó, bạn có thể chi nhiều ngân sách hơn cho những chiến dịch thành công hoặc bạn có thể chi ít ngân sách hơn cho những chiến dịch đang hoạt động không tốt. Từ đó, giúp tối ưu chiến lược và ngân sách bỏ ra, tránh lãng phí.

Ưu, nhược điểm của ROI

Ưu điểm:

  • ROI giúp nhận ra tầm quan trọng của các công cụ Marketing, đặc biệt là SEO.

  • Tính toán đơn giản, dễ theo dõi và đem lại cái nhìn tổng quan cho nhà đầu tư.

  • Cho thấy kết quả rõ ràng tác dụng của việc đầu tư.

  • Đặc biệt tích cực trong đầu tư ngắn hạn.

Nhược điểm:

  • Không thể hiện tầm nhìn dài hạn.

  • Việc so sánh ROI chỉ mang tính tương đối.

  • Không thể hiện nguyên nhân tại sao ROI thấp/cao.

  • Cần các công cụ phụ trợ để hiệu quả hơn, cụ thể hơn.

  • Không thể chỉ dựa vào ROI để xác định xem có nên đầu tư hay không.

Cách tính ROI trong Marketing

Chỉ số ROI trong Marketing sẽ được tính toán theo công thức cốt lõi sau:

ROI marketing = (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí

Ví dụ: Bạn đầu tư mua một tài sản với giá là 100.000 USD. Sau một thời gian, tài sản đó được bạn bán đi với giá 120.000 USD. Kết quả cho thấy giá trị của tài sản đó đã tăng thêm 20.000 USD. Dựa theo công thức ROI, chúng ta có thể tính được lợi nhuận đầu tư là 20%

(120.000 USD – 100.000 USD) / 100.000 USD = 0,2

Đặc biệt, trong marketing, chỉ số ROI còn dùng để tính đến doanh số bán hàng tự nhiên, theo công thức sau:

ROI marketing = (Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng doanh số bán hàng hữu cơ – Chi phí tiếp thị) / Chi phí tiếp thị

Ngoài ra, để làm rõ giá trị mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp thì có thể đánh giá ROI dài hạn trong suốt hành trình của khách hàng. Để tính giá trị lâu dài của khách hàng (CLV – customer lifetime value) cần sử dụng công thức sau:

CLV = (Tỷ lệ giữ chân) / (1 + Tỷ lệ chiết khấu / Tỷ lệ duy trì)

Cách tính ROI SEO website hiệu quả

Quy trình tính ROI SEO website, bạn cần thực hiện theo 3 bước:

  • Bước 1: Bất kể tính ROI SEO theo góc độ nào, trước hết bạn cần quan tâm đến Tỷ lệ click (CTR) cho mỗi từ khóa trong top 20 từ khóa trên bảng kết quả tìm kiếm Google. Từ đó ước tính được sự tăng trưởng organic traffic vào website nếu bạn nằm trong trang đầu tiên của Google.

  • Bước 2: Tiến hành đo lường giá trị của organic traffic từ SEO tạo ra so với chi phí đã bỏ ra cho Adwords nếu muốn kéo cùng một lượng traffic đó.

  • Bước 3: Tính toán ROI của lượng organic traffic này bằng công thức đã đề cập ở trên.

Ví dụ: Nếu chi phí bạn bỏ ra là 3.000.000 đồng và nhận lại được 6.000.000 đồng thì chỉ số ROI SEO sẽ được tính ra kết quả như sau: (6.000.000 – 3.000.000) / 3.000.000 = 100% ROI

Cách tăng chỉ số ROI

Xác định mục tiêu cần đạt được

Bất kể chiến lược nào cũng cần xác định được rõ mục tiêu cần đạt được. Trong SEO marketing thì chiến lược content tốt sẽ đem lại hiệu quả nếu nó đáp ứng được những mong muốn của khách hàng mục tiêu. Tùy theo từng giai đoạn với các yêu cầu khác nhau về doanh thu, tỷ lệ chuyển đổi mà bạn sẽ đặt ra được mục tiêu traffic cho chính doanh nghiệp mình.

Nhìn chung, mục tiêu chính của việc tiếp thị nội dung gồm:

  • Thu hút lượng truy cập của người dùng vào website.

  • Cải thiện mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng.

  • Tạo phễu marketing để xác định được hành trình của khách hàng, từ đó có được nhiều chuyển đổi hơn từ khách truy cập website của bạn.

Tập trung tạo dựng content giá trị

Việc có được mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn xác định được nội dung cần phân bổ cho mỗi giai đoạn, phù hợp với hành trình của người dùng. Tùy theo mỗi giai đoạn mà khách hàng sẽ cần những thông tin khác nhau, do đó, bạn cần tạo dựng những content có giá trị, giải quyết nhu cầu tìm kiếm thông tin của khách hàng để thu hút họ sử dụng dịch vụ.

>> Tham khảo: Những kiến thức về content marketing.

Tái sử dụng content

Thay vì phải tạo dựng ra quá nhiều nội dung content khác nhau, bạn có thể tái sử dụng content. Nếu bạn có một bài blog lớn thì bạn có thể tách ra thành 3 đến 4 bài post nhỏ (micro content) với nội dung khác nhau để đăng tải lên các trang mạng xã hội. Những bài viết micro content sẽ có tác dụng điều hướng traffic về bài blog lớn trên website. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và công sức mà vẫn đảm bảo được hiệu quả.

Chọn kênh phân phối

Có rất nhiều kênh phân phối khác nhau mà bạn có thể lựa chọn như Facebook, YouTube, Instagram, Twitter… Tuy nhiên, bạn không thể sử dựng tất cả các kênh truyền tải bởi không những không đảm bảo hiệu quả mà còn tốn kém chi phí. Bạn hãy sử dụng Google Analytics để lựa chọn kênh phân phối hiệu quả nhất và chỉ nên tập trung tối đa vào 3 kênh thu hút lượng truy cập lớn nhất cho website của bạn

Ứng dụng chỉ số ROI

Làm báo cáo hiệu quả công việc

Chỉ số ROI có thể được sử dụng làm công cụ để xác định hiệu quả công việc cho từng cá nhân, nhóm hay các phòng, ban trong những khoảng thời gian ngắn. Dựa vào chỉ số này, bạn có thể biết được hiệu quả công việc có tốt hay không, đang ở mức nào. Nếu chỉ số ROI càng cao chứng tỏ cá nhân, đội nhóm đó đang làm việc rất tốt, còn nếu nếu chỉ số ROI thấp thì bạn cần những kế hoạch để điều chỉnh ngay lập tức nhằm tăng chất lượng công việc cao hơn.

Báo cáo hiệu quả kinh doanh

Việc sử dụng ROI trong những bản báo cáo giúp bạn có thể xác định được chiến dịch kinh doanh đang hoạt động có mang lại lợi nhuận hay không. Bạn có thể sử dụng ROI để đo lường các chỉ số kinh doanh hiện tại hoặc quá khứ để đưa ra những đánh giá cụ thể. Từ đó, có những hướng điều chỉnh phù hợp và chính xác nhất.

Ví dụ: Trong hoạt động kinh doanh hiện tại, chỉ số ROI thấp hơn so với các hoạt động trước kia thì có nghĩa là chiến lược tiếp thị hiện tại của bạn chưa hiệu quả và đang gặp vấn đề. Do đó, bạn cần phải xem xét lại một cách kỹ càng để từ đó có phương án điều chỉnh phù hợp, tránh tổn thất.

Đo lường hoạt động quảng cáo

Có những hoạt động đặt biệt thì ROI sẽ được tính bằng công thức khác nhằm áp dụng cho các hoạt động đo lường hiệu suất khác nhau. Bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể dùng ROI để tính hiệu suất và ROI được sử dụng nhiều trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo.

Công thức:

(Tổng doanh thu – tổng chi phí)/Chi phí quảng cáo x 100 = ROI quảng cáo %.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi nhằm giải đáp cho bạn đọc ROI là gì và những vấn đề liên quan đến chỉ số ROI. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu được về chỉ số ROI cũng như biết cách tính chỉ số ROI chính xác nhất và biết được cách sử dụng ROI để đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh của mình.