Những năm gần đây, các công việc marketing được đề cao và trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều bạn trẻ. Trong đó nổi bật nhất là làm copywriting. Tuy nhiên, nhiều bạn còn rất mơ hồ chưa hiểu hết về các công việc thuộc trách nhiệm của nghề này. Do đó, bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải thích rõ copywriting là gì và bí quyết để trở thành một copywriter chuyên nghiệp. Mời bạn cùng đọc và theo dõi.
Copywriting là gì?
Đây là một công việc thuộc lĩnh vực marketing. Người thực hiện nó phải dùng ngôn ngữ để giới thiệu, quảng bá hay nói về một cá nhân, công ty, sản phẩm hay quan điểm, ý tưởng nào đó. Nội dung truyền tải được thể hiện bằng văn bản text, hình ảnh hoặc quảng cáo. Thậm chí sử dụng phát sóng trên truyền hình và các phương tiện truyền thông khác như báo, catologue hay bất cứ ấn phẩm truyển thông nào.
Kỹ năng cần có của người làm copywriting
Một người làm copywriting hay còn gọi là copywriter phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để hỗ trợ cho công việc bao gồm:
- Kỹ năng tìm kiếm và thu thập thông tin trên mạng
- Am hiểu kiến thức về chuyên môn SEO Onpage
- Ngôn ngữ linh hoạt và đa dạng để viết bài
- Khả năng nắm bắt trend nhanh
- Kỹ năng chỉnh sửa ảnh và edit video cơ bản
- Có chuyên môn sử dụng các công cụ đánh giá trong marketing
Phân biệt copywriter và content writer
Trong marketing, khi nhắc tới copywriter và content writer người ta thường cho rằng đây đều là công việc làm nội dung và không có sự khác biệt. Tuy nhiên, trên thực tế đây lại là 2 phạm trù khác nhau. Sau đây, chúng tôi sẽ phân biệt giữa hai công việc này qua các tiêu chí gồm:
1 – Công việc
Nhiệm của content writer là sử dụng bài viết tạo ra traffic người dùng truy cập chủ động vào website và landing page cho doanh nghiệp. Do đó về thủ thuật cần nhiều nội dung chuẩn SEO mới có thể thu hút người đọc. Còn copywriter lại có nhiệm vụ chuyển đổi lượng traffic thành leads hoặc sales. Vì vậy, phần nội dung bài viết để chạy quảng cáo hay các chiến dịch campaign đều thuộc công việc của người làm copywriting.
2 – Mục đích viết
Mục đích cuối cùng của content writer là sử dụng bài viết để thu hút khách hàng tiềm năng ghé thăm các nền tảng truyền thông. Ngược lại, copywriter lại hướng đối tượng đọc nội dung trở thành khách hàng. Qua đó, tăng tỷ lệ chốt đơn và thúc đẩy doanh số bán hàng.
3 – Cách viết bài
Content writer thường sử dung bài viết theo hướng cung cấp thông tin sản phẩm hoặc thương hiệu. Nội dung có tính chiều sâu hơn để “lôi kéo” sự tương tác của người đọc. Đối với copywriter lại chú trọng vào sự khác biệt và hướng tới đánh vào thúc đẩy hành vi mua của khách hàng. Do đó, nội dung thường đề cập nhiều tới giá trị sản phẩm đối với người tiêu dùng.
>>> Tham khảo: Cách viết content bán hàng hiệu quả, tăng tỉ lệ chốt đơn.
4 – Hình thức viết
Một bài viết content writer tạo ra thường sử dụng đăng lên các nền tảng chính thống. Do đó, nội dung phải đảm bảo đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Vì thế, bài viết thường có thời lượng dài và có tính bao quát. Ngược lại, copywriter lại là người chuộng các nội dung ngắn để đảm bảo tiếp cận khách hàng nhanh nhất có thể.
5 – Thời hạn bài viết
Các nội dung content writer viết thường phải tuân theo quy trình rõ ràng để đảm bảo deadline đăng bài viết lên nền tảng yêu cầu. Còn copywriter lại mang tính chất gấp gáp. Do đó thời gian hoàn thành thường nhanh hơn.
Copywriting gồm có những công việc gì?
Tùy từng mục tiêu marketing, người thực hiện nội dung sẽ triển khai công việc copywriting phù hợp cho mỗi giai đoạn. Tuy nhiên, các công việc chủ yếu vẫn là:
Nghiên cứu, tìm hiểu và khai thác thông tin
Đây là cách lấy ý tưởng hoặc tìm kiếm các thông tin cần thiết để hỗ trợ cho bài viết. Đôi khi nó sẽ ở ngay trên các tài liệu có sẵn. Tuy nhiên, một số trường hợp khác, chính người thực hiện phải tự đi khảo sát, phỏng vấn hoặc làm nghiên cứu mới có được dữ liệu để sử dụng cho bài viết.
Biên tập
Một người làm copywriting thường sẽ có sở trường này. Việc biên tập diễn ra trong quá trình từ lúc bắt đầu lên ý tưởng, xây dựng bố cục và triển khai nội dung chi tiết. Cuối cùng là điều chỉnh và rà soát lỗi trước khi cho ra sản phẩm final. Các doanh nghiệp lớn thường phân chia nhỏ mỗi giai đoạn là một người biên tập. Tuy nhiên những công ty vừa và nhỏ, công việc này thường do một cá nhân trách nhiệm từ đầu đến cuối.
Chỉnh sửa, dựng ảnh và video
Để nội dung được triển khai đúng ý tưởng và có cái nhìn chân thực, sinh động hơn, việc sử dụng hình ảnh, video là thực sự cần thiết. Hầu như những ai theo đuổi công việc copywriting đều phải trang bị thêm cho mình kỹ năng này.
Thậm chí nếu muốn trở thành người chuyên nghiệp càng phải nâng cao lên mức level đỉnh hơn. Chính vì thế, đa phần các công ty thường ưu tiên lựa chọn những ai có khả năng thiết kế đồ họa hoặc edit video cơ bản.
Duyệt sản phẩm
Thông thường làm copywriting sẽ làm việc nhóm theo team và có người đứng đầu để dẫn dắt cũng như quản lý toàn bộ nội dung content marketing. Họ trực tiếp đánh giá và duyệt nội dung bài viết. Dĩ nhiên những người này phải có chuyên môn và kinh nghiệm.
Đặc biệt am hiểu về kiến thức marketing với kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh. Như thế mới đánh giá được sản phẩm bài viết copywriting đưa ra có đảm bảo và đạt chất lượng hay không. Nếu chưa thì cần thay đổi và chỉnh sửa như thế nào.
Những bí quyết trở thành copywriter chuyên nghiệp
Để trở thành một copywriter chuyên nghiệp không phải chuyện một sớm một chiều có thể thực hiện được. Thay vào đó, bạn cần phải rèn luyện hằng ngày. Có thể thời gian đầu chưa đạt hoặc được như kỳ vọng. Nhưng đến lúc nào đó, bạn sẽ thấy mình tiến bộ hơn. Tuy nhiên, để tránh đi lạc hướng, bạn cần phải ghi nhớ những bí quyết sau đây:
Cân bằng các chi tiết
Chi tiết rất quan trọng và cần thiết khi thực hiện viết copywriting. Đặc biệt là ngay thời điểm mới bắt đầu. Nó sẽ đi xuyên suốt trong hành trình làm việc. Số lượng từng chi tiết phải cân nhắc sao cho người đọc, người xem thấy nó là vừa đủ. Không nhiều quá gây nhiễu và nhàm chán. Chỉ cần đủ chi tiết, người ta sẽ hiểu được nội dung truyền tải. Đôi khi không nhất thiết phải đi quá sâu hay miêu tả tường tận đến từ ly từng tí.
Hãy biết điểm dừng để khán giả có thể hình dung và tưởng tượng ra mạch câu chuyện trong bài viết. Khi nội dung truyền đạt người xem đồng cảm, nhận ra mình trong đó họ sẽ theo dõi đến cuối. Hơn nữa, khán giả đủ thông minh để có thể kết nối mạch truyện lại với nhau. Do đó, đôi khi bạn không cần phải nhắc lại các chi tiết đã viết. Điều đó sẽ khiến người đọc cuốn theo dòng cảm xúc và không bị hụt khi phải vướng vào những dữ liệu dư thừa.
Dùng cảm xúc vào trong bài viết
Những bài viết có cảm xúc thường rất được người đọc theo dõi và quan tâm đến tận cuối. Hơn nữa, chẳng ai lại muốn lúc nào cũng là câu chuyện bi thương, buồn bã. Con người luôn hướng tới những điều vui vẻ, hạnh phúc. Do đó nếu nội dung thể hiện biết cách dùng và chơi đùa với cảm xúc, bài viết sẽ lên tới một cái tầm mới. Đây chính là mục tiêu mà bất cứ ai theo đuổi nghề copywriting luôn muốn chinh phục được.
Xây dựng câu chuyện gắn với người đọc
Câu chuyện được xây dựng trong bài viết dành cho ai, đối tượng như thế nào là câu hỏi lúc nào người làm copywriting phải đặt ra ngay từ lúc bắt đầu. Nó chính là cơ sở phát triển các chủ đề và ý tưởng phía sau. Hơn nữa, chẳng ai lại muốn dành thời gian để đọc những thứ vô bổ và không cần thiết hay quan trọng tại thời điểm đó.
Vì vậy, muốn giữ người đọc đi hết nội dung bài viết tốt nhất là phát triển các câu chuyện liên quan đến họ. Làm sao khi đọc, người ta nhìn thấy chính bản thân mình trong đó. Có thế mới lấy được sự đồng cảm từ phía khán giả và thúc đẩy hành vi mua hàng.
>>> Tìm hiểu thêm: Storytelling là gì? Nghệ thuật dẫn chuyện trong marketing.
Đưa ra cái kết mở
Con người thường có tính tò mò và rất háo hức khi được chờ đón một điều gì đó bất ngờ. Tuy nhiên, nếu câu chuyện viết ra dài và chia ra nhiều chapter khác nhau. Mỗi chương cần phải đưa một cái kết mở để thúc đẩy người ta theo dõi chapter tiếp theo.
Có vậy toàn bộ câu chuyện mới được thể hiện từ đầu đến cuối. Khi làm copywriting cần phải ghi nhớ, viết không dừng lại ở 1 bài duy nhất. Nó còn nhiều trang ở phía sau. Vậy làm thế nào để người ta chịu lật sang trang và đọc nội dung tiếp theo mới là điều quan trọng.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ thông tin giải mã cho câu hỏi copywriting là gì và gồm các công việc như thế nào. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm lưu trữ cho mình để trở thành một copywriter chuyên nghiệp trong tương lai. Chúc bạn thành công trên con đường mình đã chọn. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc nào xoay quanh nội dung trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất. Xin cảm ơn!