Theo số liệu thống kê cho thấy, có đến hơn 60% người dùng các nền tảng mạng xã hội tiếp cận được bài đăng của một Influencer và trong các chiến dịch truyền thông thành công đều có sự đóng góp của họ. Vậy Influencer là gì mà lại có tầm ảnh hưởng lớn đến thế? Dựa vào ngân sách doanh nghiệp có thể lựa chọn Influencer theo cách nào để tối ưu nhất? Hãy cùng CAS Solution tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

influencer

Nội dung bài viết

Influencer là gì?

Hiểu theo một cách đơn giản, Influencer là những người có sức ảnh hưởng và có thể dùng chính mức độ ảnh hưởng của mình để tác động đến suy nghĩ và hành vi tiêu dùng của những người theo dõi họ. Thuật ngữ Digital Influencer sẽ bao quát hơn so với Social Media Influencer vì họ sáng tạo nội dung trên tất cả các nền tảng truyền thông kỹ thuật số bao gồm Social Media, Website, Mobile App,…

Để mang đến nền tảng nội dung đa dạng, mỗi Influencer đều có riêng cho mình một mảng chia sẻ khác nhau từ trải nghiệm của chính bản thân họ: lối sống lành mạnh, thời trang, nấu ăn,… Thông qua mỗi chủ đề chia sẻ họ sẽ thu hút được một lượng lớn người theo dõi trên nhiều nền tảng khác nhau và được xem là nhóm ‘người định vị xu hướng’ đáng tin cậy.

Ví dụ: Hà Linh là một Influencer nổi tiếng sở hữu 3,6 triệu người follow trên nền tảng Tiktok, phát triển mạnh mẽ ở lĩnh vực làm đẹp nhờ khả năng làm tăng trải nghiệm khách hàng qua những sản phẩm được cô review. Đến thời điểm hiện tại, Hà Linh vẫn là cái tên được nhiều người săn đón nhờ cách review chân thật và thẳng thắn.

Ngoài ra, mỗi Influencer đều có sự ủng hộ và lượng người yêu mến khác nhau, nhờ vào con số này mà họ có thể sở hữu một mức độ ảnh hưởng nhất định. Influencer có thể là những người bình thường từng bước trở thành người có sức ảnh hưởng thông qua các nội dung chia sẻ trên mạng xã hội dựa vào trải nghiệm, kiến thức của riêng mình.

Hoặc Influencer cũng có thể là những người đã có mức độ nổi tiếng lớn như Diễn viên Thúy Ngân, Hoa Hậu Thùy Tiên, Diễn Viên Ninh Dương Lan Ngọc,… họ đều là những người ‘góp sức’ giúp thông điệp của nhãn hàng được lan tỏa và giúp nâng cao độ nhận diện thương hiệu đạt hiệu quả cao.

Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing hình thành trong giai đoạn doanh nghiệp quá lạm dụng vào hình thức quảng cáo và người tiêu dùng dần mất lòng tin vào những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp.

Influencer Online Marketing ngày càng phát triển bởi nó đem lại cơ hội lan tỏa thông điệp hiệu quả và trở thành phương thức tiếp cận công chúng cao, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc truyền tải thông điệp.

Một vài số liệu liên quan:

  • Influencer Marketing đã đạt khoảng $16.4 tỷ trong năm 2022.
  • Các doanh nghiệp tạo ra khoảng $5.2 ROI cho mỗi $1 họ trả cho các influencer marketing.
  • Theo Google tìm kiếm, cụm từ “influencer marketing” đã tăng khoảng 465% kể từ năm 2016 đến nay.
  • 90% số người trong khảo sát tin rằng influencer marketing sẽ là một trong những phương thức Marketing hiệu quả.
  • 67% các brands sử dụng Instagram cho mục đích Influencer Marketing.
  • Có hơn 1360 các nền tảng và agencies tập trung vào đưa hình thức Influencer Marketing đến gần hơn với thị trường trong 5 năm vừa qua.

influencer marketing

Với đa số các thương hiệu nổi bật, hộ đều đang triển khai ít nhất một chiến lược Influencer Marketing trong nhiều năm qua, chính vì thế việc số lượng Influencer tăng theo từng năm cũng là một minh chứng khẳng định sức hút của phương thức truyền thông này đối với các doanh nghiệp đang ‘nung nấu’ các dự án lớn mới.

Như vậy, về cơ bản thì Influencer Marketing là hình thức Marketing mà trong đó doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hoặc một số người có lượng lớn người theo dõi trên mạng xã hội, từ đó các nội dung mà doanh nghiệp cần lan tỏa sẽ được truyền thông rộng rãi đến lượng lớn khách hàng có cùng nhu cầu với Influencer.

Ví dụ: Một trong những chiến dịch quảng bá viral dễ nhận thấy nhất chính là Hashtag #KhuiHeTotDinh của thương hiệu Pepsi nhằm nhắc nhở khách hàng mở ra mùa hè một tươi mới với thức uống giải khát của mình. Chiến dịch được bắt nguồn như một cuộc thi cover dance đơn giản với nhiều giải thưởng hấp dẫn.

Để lan tỏa thông điệp đến nhiều người hơn, Pepsi đã lựa chọn những gương mặt nổi bật đầy tiềm năng như ca sĩ Bích Phương cùng dàn Influencer đình đám như Misthy, Link Ka, Đoàn Quốc Khánh,…

Nhờ vào sự góp sức của dàn Influencer kết hợp cùng vũ điệu sôi động đón chào hè mới, chiến dịch đã nhanh chóng thu hút gần 387 triệu lượt xem với hàng nghìn video được cover từ người dùng Tiktok, giúp thương hiệu ngày một tiến gần hơn với người dùng tiềm năng.

Lợi ích của Influencer đối với thương hiệu?

Không thể phủ nhận mức độ lan tỏa tối ưu của các Influencer mang đến cho các đơn vị, doanh nghiệp hợp tác. Vậy 1 nhãn hàng hợp tác với 1 Influencer sẽ có được những lợi thế cụ thể nào so với việc tự tối ưu hóa 1 chiến dịch quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội?

Gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu

Theo nghiên cứu của McKinsey – Một công ty tư vấn quản lý toàn cầu đã chỉ ra rằng hình thức tiếp thị “Word Of Mouth” (tiếp thị truyền miệng) có thể tạo ra doanh thu lớn hơn gấp 2 lần so với hình thức quảng cáo trả tiền truyền thống.

Vì thế mà hiện nay, xu hướng truyền thông Influencer Marketing ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để mở rộng kết nối với khách hàng thông qua những chia sẻ của các Influencer.

lợi ích của influencer

Thân thiện với người dùng, quảng cáo một cách tự nhiên

Với tần suất xuất hiện quảng cáo dày đặc trên các trên mạng xã hội, người tiêu dùng thường không thích xem và có xu hướng bỏ qua các mẫu quảng cáo truyền thống được lồng ghép khắp nơi trên Youtube, Tiktok, Facebook,…

Tuy nhiên, khi quảng cáo được mở đầu với hình ảnh của một Influencer thì lại mang đến hiệu quả phản hồi tốt hơn bởi sự trải nghiệm cá nhân và độ thu hút của Influencer đó.

Thông qua hình thức này, người tiêu dùng dần dễ dàng đón nhận thông điệp hơn và không còn bài xích quảng cáo như trước kia.

Tối ưu hóa SEO trên công cụ tìm kiếm

Hình dung đơn giản nhất, khi thương hiệu càng được nhiều người nhắc đến trên các phương tiện truyền thông thì doanh nghiệp càng có cơ hội được xuất hiện và trở nên phổ biến hơn trên công cụ tìm kiếm Google.

Hiểu được cách vận hành này, Influencer Marketing càng khẳng định được tầm quan trọng trong việc tạo hiệu ứng khiến người dùng quan tâm, thảo luận về sản phẩm và thương hiệu được nhắc đến.

Từ đó, thứ hạng của website doanh nghiệp sẽ có xu hướng thăng hạng nhanh chóng nhờ vào độ truy cập lớn và được Google đánh giá cao về độ tin cậy.

Rút ngắn thời gian tiếp cận đúng tệp khách hàng

Mỗi một Influencer đều trang bị riêng một mảng kiến thức chuyên sâu và khai thác nội dung hướng đến lĩnh vực nào đó mà họ tìm thấy sự phù hợp ở bản thân, và khán giản của họ cũng là những người có cùng mục tiêu, yêu thích, quan tâm đến lĩnh vực đó khi theo dõi những chia sẻ của họ.

Vì vậy, trong cách chiến dịch truyền thông doanh nghiệp có thể dựa vào những yếu tố tương thích đó để lựa chọn Influencer phù hợp nhất để target đến đúng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp muốn quảng bá dịch vụ du lịch và gia tăng độ nhận biết thương hiệu đến đông đảo người tiêu dùng, doanh nghiệp nên lựa chọn Influencer là những Travel Blogger để họ trực tiếp trải nghiệm, giới thiệu và review dịch vụ. Với hình thức quảng cáo này, doanh nghiệp vừa tạo được sự tin tưởng về dịch vụ, vừa rút ngắn thời gian tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu.

Những công việc phải làm trong Influencer Marketing

Đây là 6 bước để bạn có thể xây dựng là triển khai chiến dịch Influencer Marketing:

Bước 1: Thiết lập mục tiêu

Bằng cách xác định rõ ràng mục tiêu cuối cùng của chiến lược, bạn có thể đi ngược lại để xác định các bước cần thiết để đạt được điều đó. Sử dụng các mục tiêu của bạn như những ngọn đèn dẫn đường cũng sẽ xác định được thước đo thành công cho chiến lược của bạn. Những điều này sẽ giúp giữ cho chiến dịch của bạn đi đúng hướng.

Bạn đang cố gắng nâng cao độ nhận diện thương hiệu hoặc thúc đẩy sự tham gia? Bạn có muốn cải thiện phương pháp tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình hay bạn muốn xây dựng “lòng trung thành” của những khách hàng hiện tại của mình?

Dunkin Donuts là một ví dụ tuyệt vời về việc xác định mục tiêu có thể ảnh hưởng đến kết quả của bạn như thế nào. Họ đã thuê Charli D’amelio quảng cáo sản phẩm của họ để tăng lượt tải xuống ứng dụng của họ.

Sau khi video của cô ấy lan truyền, họ đã tung ra một loại đồ uống mang tên cô ấy, “The Charli” và 143 triệu người theo dõi Tiktok của cô ấy rất sẵn lòng tham gia vào xu hướng này. Do đó, lượt tải xuống của ứng dụng đã tăng 57% khi Dunkin Donuts phát hành đồ uống.

Bước 2: Nhận diện và định vị đối tượng mà bạn muốn nhắm đến trong chiến dịch

Tương tự câu “Biết địch biết ta”, Influencer marketing chỉ hiệu quả nếu doanh nghiệp xác định đúng đối tượng mục tiêu mình muốn truyền thông. Mục tiêu cuối cùng của influencer marketing không phải là tiếp cận đến càng nhiều người càng tốt .

Influencer marketing chỉ hiệu quả khi nó gây ra được sức ảnh hưởng lên những đối tượng thực sự quan tâm tới thương hiệu và có ý định sử dụng dịch vụ/ sản phẩm của thương hiệu đó.

Bước 3: Lên kế hoạch ngân sách

Xác định ngân sách của bạn là điều cần thiết vì nó điều hướng các lựa chọn và chi phối nội dung của bạn. Ví dụ: nếu bạn có ngân sách hạn chế, bạn có thể chọn sử dụng influencer độc lập thay vì agency. Đây cũng là thời điểm tốt để quyết định cách bạn “trả công” cho những influencer.

Trên thị trường chứng kiến, một số influencers đồng ý với việc được trả tiền bằng cách sử dụng các sản phẩm và dịch vụ miễn phí. Mỗi chiến dịch tiếp thị có ảnh hưởng đều khác nhau tùy thuộc vào phương thức thanh toán và nguồn lực cần thiết cho chiến dịch.

Bước 4: Lên kế hoạch chi tiết cho chiến dịch

Chọn loại hình chiến dịch

Cách bạn quảng bá thương hiệu của mình thông qua influencers tùy thuộc vào mục tiêu của bạn và sở thích của đối tượng mục tiêu. Đăng bài, nội dung được tài trợ (sponsored content), nhắm mục tiêu lại (re-targeting), đồng sáng tạo (co-creation), tổ chức cuộc thi, nhắc tên trên mạng xã hội, tặng voucher, v.v. là những ví dụ tuyệt vời về chiến dịch influencer marketing.

Xác định nền tảng sẽ sử dụng

Nền tảng mạng xã hội là thị trường tuyệt vời cho các Marketer “chạy” chiến dịch của mình. Việc xác định được nền tảng tốt nhất phụ thuộc vào thị trường mục tiêu và nội dung phát triển của bạn. Ngày nay, hầu hết các brands sẽ hướng đến các nền tảng chính như Tiktok, Facebook, Youtube,….

Sáng tạo nội dung

Khi bạn đã quyết định phương tiện và loại chiến dịch, đã đến lúc tạo ra những nội dung hấp dẫn. Ngay cả khi bạn có chiến dịch thú vị nhất hoặc sản phẩm phù hợp nhất với thị trường, người tiêu dùng sẽ mất hứng thú nếu thông điệp hoặc nội dung của bạn không thu hút họ.

Những influencers sẽ giúp bạn chia sẻ thông điệp của mình một cách dễ dàng nhất có thể. Thông điệp của bạn càng phù hợp với khán giả của họ thì influencer của bạn càng dễ dàng quảng bá thương hiệu của bạn đến với khán giả của họ.

Ví dụ: Fitplan nhắm mục tiêu đến những người tập thể dục tại nhà, những người có thể cần được đào tạo chuyên nghiệp để đạt được mục tiêu về cơ thể của họ. Để tăng lượt đăng ký ứng dụng, họ làm việc với những người có ảnh hưởng đã chia sẻ nội dung thể dục với khán giả của họ, chẳng hạn như Michele Lewin. Đổi lại, khi những người theo dõi họ đăng ký ứng dụng, những người có ảnh hưởng sẽ đào tạo họ và kiếm tiền từ ứng dụng.

Chiến lược này hoạt động vì nội dung phù hợp với nhu cầu của người dùng và họ có thể thấy những gì mong đợi. Những người có sức ảnh hưởng cũng dễ dàng đẩy thông điệp này vì họ chỉ cần chia sẻ cùng một thông điệp với những người theo dõi họ.

Bước 5: Tìm kiếm Influencer PHÙ HỢP 

Tùy thuộc vào mục tiêu cuối cùng của bạn mà bạn có thể chọn những influencer khác nhau. Thực tế, việc tìm kiếm influencer để hợp tác, cách thức là khác nhau giữa Macro và Micro. Với những người nổi tiếng bạn cần tiếp cận họ thông qua công ty đại diện hoặc quản lý, rất hiếm khi họ trực tiếp “ra mặt”.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc phân tích các Hashtags và xác định xem đối thủ của bạn đang hợp tác với influencers nào. Hoặc bạn có thể tận dụng các công cụ hỗ trợ như:

  • BuzzSumo
  • Upfluence
  • HypeAuditor

Bước 6: Theo dõi hiệu quả chiến dịch

Một trong những điều vô cùng quan trọng là phải theo dõi hiệu suất của quan hệ đối tác của bạn để đảm bảo đáp ứng mọi kỳ vọng và xác định sự thành công của chiến dịch.

Theo dõi lưu lượng truy cập trang web, mức độ tương tác, chuyển đổi hoặc các số liệu khác mà bạn đã quyết định khi xác định mục tiêu tiếp thị của mình. Bạn có thể kiểm tra dữ liệu hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý tùy thuộc vào tính chất chiến dịch của bạn. Kiểm tra các mục tiêu ban đầu của bạn để phân tích thành công của bạn và cách lặp lại chúng.

Có rất nhiều tiềm năng để đạt được lợi tức đầu tư (ROI) cao từ quan hệ đối tác với influencers. Do đó, việc theo dõi xem nội dung của influencer của bạn có hoạt động tốt hơn nội dung không có ảnh hưởng của bạn hay không và như thế nào là điều cần thiết.

Những lầm tưởng về Influencer

Influencer Marketing khác Affiliate Marketing

Sự khác biệt lớn nhất có thể dễ dàng nhận thấy giữa 2 hình thức Marketing này là Affiliate sẽ chỉ được nhận khoản hoa hồng nếu khách hàng thực hiện một giao dịch mua hàng hay bất kì hành động nào có tác động tích cực đến sản phẩm. Ngược lại, influencers được trả công dựa vào hiệu quả của chiến dịch.

Influencer Marketing khác Advocate Marketing

Hai hình thức marketing này rất dễ nhầm lẫn vì tương đối tương đồng, cùng là hình thức tăng độ nhận diện thương hiệu dựa trên sự lan tỏa rộng rãi bởi tầm ảnh hưởng lớn của đối tượng này.

Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở bản chất của việc truyền thông của thương hiệu. Advocate tập trung vào việc mang lại giá trị về lâu về dài cho khách hàng, truyền cảm hứng để làm cho họ tin tưởng, hài lòng và chia sẻ nhiều tới người khác.

Influencer Marketing không chỉ là tìm kiếm ai đó có khán giả và cung cấp cho họ tiền để họ có thể nói những điều tốt đẹp về sản phẩm bạn

Đó là những gì những người nổi tiếng làm. Những influencer là những người đã dành thời gian xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng họ và thu hút khán giả của họ; họ sẽ tự nhiên bảo vệ danh tiếng của mình và những người tin tưởng họ.

Họ là những người có đủ kiên nhẫn và tập trung để thành công trên mạng xã hội, mỗi lần chỉ có một người theo dõi tự nhiên—những người như thế này không quan tâm đến việc thực hiện tiếp thị có ảnh hưởng chỉ vì tiền.

Influencer Marketing cũng không đem về kết quả nhanh chóng

Đây là một kiểu tiếp cận chậm và ổn định như Social Media và Content Marketing. Trong chiến dịch đó, bạn sẽ không trực tiếp bán sản phẩm của mình.

Thay vào đó, đó là việc thể hiện uy quyền, uy tín và tư duy lãnh đạo trong ngành của bạn. Đó là về việc trở thành đồng nghĩa với bất cứ thứ gì bạn cung cấp, chẳng hạn như khi mọi người nói rằng họ sẽ sử dụng Xerox để xem một tài liệu thay vì sao chụp tài liệu đó, hoặc Hoover sàn nhà, thay vì hút bụi.

Với Social Media Marketing, đây là một “slow game” để có được nhóm người theo dõi sẽ trung thành và gắn bó lâu dài. Vì vậy, việc hợp tác với một influencer sẽ là một cách dễ dàng để đi vào trái tim và tâm trí của những người theo dõi họ.

Cách lựa chọn Influencer để phù hợp với từng mục tiêu phát triển của Doanh nghiệp

Thông thường, mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu Marketing khác nhau và được chia thành 3 giai đoạn: nhận diện thương hiệu, thu hút sự quan tâm và thúc đẩy hành vi mua hàng.

Đối với giai đoạn tăng độ nhận biết thương hiệu

Ở giai đoạn này, mục tiêu đa số doanh nghiệp hướng đến là đưa thương hiệu của mình tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn.

Nếu là thương hiệu mới gia nhập thị trường hay có những sản phẩm mới ra mắt cần đông đảo người tiêu dùng biết đến, họ thường tận dụng nguồn lực của những Mega Influencer để tối ưu trong việc truyền tải thông điệp đến người dùng.

Nhờ vào sức ảnh hưởng vượt trội của người có hàng triệu lượng theo dõi, thương hiệu của doanh nghiệp sẽ dễ dàng phủ sóng và được nhiều người biết đến hơn.

Đối với giai đoạn thu hút sự quan tâm

Khi người tiêu dùng có xu hướng cần đến một sản phẩm nào đó thì học thường sẽ bắt đầu đổ dồn sự quan tâm và tìm hiểu các thông tin về sản phẩm. Trong khoảng thời gian này nếu sản phẩm của doanh nghiệp được đề cập bởi những Influencer có độ uy tín nhất định, có kiến thức chuyên môn liên quan thì sản phẩm sẽ dễ dàng nhận được sự tín nhiệm từ phía người tiêu dùng.

Đối với giai đoạn thúc đẩy hành vi mua hàng

Ra quyết định mua hàng là bước cuối cùng của người tiêu dùng sau khi trải qua các giai đoạn sàng lọc, cân nhắc và đánh giá về sản phẩm.

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần lựa chọn những Influencer có mức độ liên kết chặt chẽ với định vị thương hiệu, dựa trên những yếu tố như thương hiệu cá nhân, nhân khẩu học, tệp khách hàng tiềm năng, nội dung chia sẻ liên quan và thường sẽ là các Macro Influencer. Nhờ vào sức ảnh hướng của các đối tượng này mà người tiêu dùng sẽ an tâm và ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.

Kết luận

Sau những đúc kết của CAS Solution giúp bạn định nghĩa rõ hơn về hình thức Influencer Marketing và cách để tối ưu hóa ngân sách cũng như hiệu quả khi lựa chọn Influencer cho mục tiêu Marketing của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể thu về một kết quả vượt trội nhất, doanh nghiệp có thể sử dụng hỗ trợ, tư vấn từ các Agency đã có kinh nghiệm lâu năm trong việc thực hiện những chiến dịch truyền thông để tận dụng những kinh nghiệm, lợi thế và hệ sinh thái sẵn có.

CAS Solution là đơn vị đi đầu trong việc xây dựng và phát triển chiến dịch truyền thông sử dụng Influencer Marketing để đảm bảo ngân sách cũng như mức độ hiệu quả của doanh nghiệp. Để tối ưu hóa hiệu quả mang đến, CAS Solution cung cấp đến các đối tác những hướng dẫn chi tiết về hành vi và Insight của người dùng từ các bước tạo, thực hiện nội dung dựa trên báo cáo thực tế từ những dự án truyền thông đã thực hiện trước đó.