Metric là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp hiện nay nhằm mục đích đo lường hiệu suất, “sức khỏe” của doanh nghiệp trong quá trình tồn tại và phát triển. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về metric là gì, nắm được tầm quan trọng của chỉ số marketing metric mang lại thì hãy cùng CAS Solution tham khảo ngay bài viết sau.
Metric là gì?
Metric được hiểu là các chỉ số, điểm dữ liệu được sử dụng để làm thước đo giúp các doanh nghiệp, đơn vị dễ dàng theo dõi, đánh giá những thông tin liên quan đến doanh thu, hiệu quả công việc, chiến dịch marketing,… Một metric sẽ gồm có 2 yếu tố là đơn vị đo lường và số lượng. Chúng sẽ được thể hiện trên bảng biểu ở dạng cột.
Hiện nay cũng có nhiều người không phân biệt được metric (chỉ số đo lường) với dimension (trường dữ liệu). Tuy nhiên cách đơn giản để có thể nhận biết chúng đó là:
- Với metric sẽ thường ở dạng các số liệu (số lượng đơn hàng, số lượt truy cập, doanh số,…)
- Với dimension sẽ thường chỉ các tính chất của dữ liệu, thường ở dạng text – văn bản (tuổi, giới tính, thành phố,…)
Trong một bảng biểu thì metric và dimension là 2 thành phần không thể tách rời khỏi nhau, chúng sẽ bổ sung ý nghĩa cho nhau mang đến 1 bảng biểu đầy đủ thông tin để người xem có thể hiểu được.
Trong số các metric quan trọng của một doanh nghiệp thì KPI, doanh thu chính là giá trị quan trọng nhất. Chúng sẽ cho doanh nghiệp và các phòng ban thấy được mức độ hiệu quả khi thực hiện các mục tiêu kinh doanh mà công ty đã đặt ra.
Marketing Metric là gì?
Marketing metric là những giá trị có thể đo lường được nhằm giúp doanh nghiệp đánh giá được các hoạt động marketing, tính hiệu quả của chiến dịch marketing đã áp dụng trên các kênh.
Với chỉ số này doanh nghiệp có thể theo dõi, đo lường được mức độ tác động của chiến dịch với các đối tượng người dùng, khách hàng mục tiêu. Với từng chỉ số metric khác nhau có trong từng kênh sẽ cung cấp đến cho phòng marketing của doanh nghiệp những dữ liệu thông tin khác nhau.
Tại sao Marketing Metric quan trọng với doanh nghiệp?
Marketing metric quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay là vì nhờ có những chỉ số này doanh nghiệp sẽ có được cho mình các thông tin, dữ liệu phù hợp để xác định xem liệu công ty có đạt được mục tiêu trong chiến dịch marketing hay không (số lượt tiếp cận khách hàng, mức độ nhận diện thương hiệu, số lượt tương tác trên các kênh, doanh số bán hàng,…).
Từ những chỉ số này sẽ giúp doanh nghiệp sớm nhận biết trước được nếu chiến dịch hoạt động không đúng như mong đợi, từ đó sẽ giúp ích cho việc điều chỉnh, sửa chữa để cải thiện.
Marketing metric đồng thời cũng giúp doanh nghiệp, các marketer có thể nắm được thông tin về ngân sách, số lượng nhân lực cần có để thực hiện chiến dịch để hỗ trợ xem xét lập kế hoạch, thiết lập KPI cho những lần sau.
Một số chỉ số metric quan trọng mà doanh nghiệp cần biết, nắm vững như là:
- ROI – Return On Marketing Investment: Tỷ suất hoàn vốn của doanh nghiệp
- Conversion Rate: Tỷ lệ chuyển đổi/ tỷ lệ hoàn thành mục tiêu
- CAC – Customer Acquisition Cost: Chi phí sở hữu khách hàng/ tổng chi phí bỏ ra để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
- CLV – Customer Lifetime Value: Giá trị vòng đời của khách hàng/ giá trị khách hàng mang lại cho doanh nghiệp trong thời gian mua và sử dụng sản phẩm
- CIR – Cost to Income Ratio: Tỷ lệ chi phí trên doanh thu
- ROAS – Return On Ad Spend: Tỷ lệ hoàn vốn từ chi phí quảng cáo
Các Metric trong từng kênh marketing của doanh nghiệp
Trong bài viết tìm hiểu về metric là gì, CAS Solution cũng sẽ chia sẻ đến bạn một số loại chỉ số quan trọng có trong từng kênh marketing mà doanh nghiệp, các marketer nên biết đến, cụ thể:
Email Marketing
Hình thức sử dụng email marketing đã và đang là lựa chọn được rất nhiều doanh nghiệp, công ty tại nước ta và trên thế giới áp dụng phổ biến hiện nay để tiếp thị sản phẩm, cung cấp thông tin đến cho các khách hàng mục tiêu nhằm thúc đẩy hành động mua hàng. Để đánh giá hiệu quả khi áp dụng hình thức email marketing thì doanh nghiệp, các marketer có thể xem xét dựa theo các metric như:
- Open Rates: Tỷ lệ mở email của người dùng
- Click-through Rates: Tổng số lượt nhấp (click) vào liên kết có trong email
- Delivery Rate: Số lượng email thật sự được gửi đi
- Unsubscribe Rates: Số lượng người hủy theo dõi email của doanh nghiệp
- Earnings per email/ click: Thu nhập tính trên mỗi email/ lần nhấp chuột
Website
Website là nơi giúp khách hàng có thể tìm hiểu rõ hơn về thương hiệu và những sản phẩm/ dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Từ đó có thể cân nhắc đưa ra lựa chọn mua hàng, sử dụng dịch vụ. Hiện nay các doanh nghiệp có rất nhiều cách để marketing trên website bằng SEM. Tuy nhiên để đánh giá được mức độ hiệu quả của từng công cụ như thế nào sẽ có thể xem xét dựa theo:
- Traffic: Số lượng truy cập trang web
- Conversions: Các chuyển đổi có trên web như là xem video, chuyển trang, điền form thông tin liên hệ,…
- Bounce Rate: Tỷ lệ thoát trang (các user rời khỏi trang đích mà không thực hiện hành động nào)
- Session: Số phiên truy cập được ghi lại của một user trong cùng một khoảng thời gian nhất định
- New and Returning Visitors: Số lượng user truy cập mới và user quay lại
- Interactions: Hành vi của user trên trang web (Bình luận, đánh giá, chia sẻ, nhấp chuột,…)
- Page Loading Times: Thời gian load trang của web
Social Media
Hiện nay các trang mạng xã hội được xếp vào nhóm kênh social media có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng đến với nhiều đối tượng người dùng, khách hàng từ đó mang lại nhiều chuyển đổi tích cực. Một số kênh social media phổ biến nhất hiện nay như là: Facebook, Instagram, Tiktok, Zalo, Youtube,…Để giúp doanh nghiệp có thể đánh giá tốt hơn về hiệu quả công việc trên những kênh này thì sẽ cần chú ý đến các metric sau:
- Reach: Số lượng người xem nội dung
- Engagement: Số lượng người tương tác với nội dung (thích, thể hiện cảm xúc, chia sẻ, bình luận,…)
- Action: Số lượng người nhấp vào liên kết, link rút gọn biểu thị hành động có trên nội dung
- Conversion: Số lượng chuyển đổi từ người xem thành người theo dõi, khách hàng
- Demographics: Thông tin về những người đã thực hiện tương tác với thương hiệu (giới tính, độ tuổi, ngành nghề, khu vực địa lý,…)
Facebook ads
Đối với facebook ads, doanh nghiệp hay marketer sẽ cần xác định chiến lược thực hiện là nhắm đến mục đích gì để từ đó biết cách lựa chọn chỉ số đo lường phù hợp để nhận diện mức độ hiệu quả cho phù hợp:
– Với chiến dịch gia tăng nhận diện thương hiệu:
- Reach: Số lượng người xem nội dung bài quảng cáo
- Impression: Số lần nội dung được hiển thị trên trang người dùng dù có được xem, tương tác hay không
- CPM – Cost Per Mille: Số lần quảng cáo hiển thị (Impression) được quy thành tiền. Thông thường doanh nghiệp sẽ cần trả tiền cho mỗi 1000 lần quảng cáo hiển thị trên trang người dùng
- CPV – Cost Per View: Giá cho mỗi lần xem video quảng cáo, nghĩa là doanh nghiệp sẽ trả phí cho mỗi lần người dùng bấm vào xem video quảng cáo của mình. Một lượt xem sẽ được tính khi người dùng xem video trong 30s trở lên (hoặc toàn bộ thời lượng nếu video ngắn hơn)
- CPE – Cost Per Engagement: Chi phí quảng cáo mà doanh nghiệp phải trả cho các tương tác với bài quảng cáo (like, bình luận, chia sẻ,…)
– Với chiến dịch tìm kiếm các khách hàng tiềm năng:
- CPM: Số lần quảng cáo hiển thị (Impression) được quy thành tiền. Thông thường doanh nghiệp sẽ cần trả tiền cho mỗi 1000 lần quảng cáo hiển thị trên trang người dùng
- CPE: Chi phí quảng cáo mà doanh nghiệp phải trả cho các tương tác với bài quảng cáo (like, bình luận, chia sẻ,…)
- CPC – Cost Per Click: Chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho mỗi lượt click (nhấp chuột) của người dùng vào quảng cáo. Chỉ số này giúp doanh nghiệp biết được mức chi phí bỏ ra để đưa traffic về trang đích là bao nhiêu.
- CR – Conversion Rate: Tỷ lệ chuyển đổi (bình luận, điền form, nhắn tin, theo dõi,…)
– Với chiến dịch nhằm tăng chuyển đổi bán hàng:
- CR: Tỷ lệ chuyển đổi (nhắn tin mua hàng, đặt hàng,…)
- CPS – Cost Per Sale: Chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra cho mỗi lượt mua hàng thành công
- CPC: Chi phí mà doanh nghiệp phải trả cho mỗi lượt click (nhấp chuột) của người dùng vào quảng cáo
- CPO – Cost Per Order: Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trên mỗi đơn đặt hàng
- ROAS: Tỷ lệ hoàn vốn từ chi phí quảng cáo mà doanh nghiệp đã bỏ ra
Hi vọng thông qua bài viết tìm hiểu về metric là gì do CAS Solution mang đến hôm nay đã giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu về metric, vai trò của chúng đối với doanh nghiệp. Đồng thời đó còn biết thêm được một số metric quan trọng có ở từng kênh marketing mà doanh nghiệp, các marketer cần nắm để hiểu rõ hơn về chiến dịch marketing đang triển khai, đánh giá được tính hiệu quả của công việc.
Hiện nay sử dụng phòng marketing thuê ngoài đang là lựa chọn được rất nhiều công ty, doanh nghiệp quan tâm (nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có phòng marketing hoạt động hiệu quả). Với mục đích để nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, nhanh chóng tiếp cận đến khách hàng tốt hơn và có được đơn vị đồng hành, hỗ trợ lên kế hoạch marketing giúp doanh nghiệp có thể phát triển lâu dài.
CAS Solution tự hào là đơn vị uy tín chuyên cung cấp giải pháp marketing, phòng marketing thuê ngoài cho các công ty, doanh nghiệp hiện nay. Chúng tôi đã thực hiện rất nhiều dự án hợp tác cùng các đơn vị đến từ đa dạng ngành nghề khác nhau mang lại hiệu quả tốt, tạo ra giá trị thật cho khách hàng với mức chi phí cực kỳ hợp lý.
CAS Solution đã có nhiều năm kinh nghiệm thực chiến, sở hữu đội ngũ marketer dày dặn kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp marketing phù hợp, hướng tới kết quả như mong đợi với mức ngân sách tối ưu nhất.
CAS Solution luôn đồng hành trên con đường xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Liên hệ ngay đến CAS Solution để được hỗ trợ tư vấn, nhận báo giá trong thời gian sớm nhất!